Danh mục tài liệu

Tình hình sử dụng đất và kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của đồng bào Cơ Tu: trường hợp nghiên cứu tại xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 460.28 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài này được thực hiện tại xã Hồng Hạ, huyện A Lưới nhằm mục đích đánh giá được hiện trạng sử dụng đất, tình hình sản xuất nông nghiệp và kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của đồng bào Cơ Tu. Đề tài đã sử dụng 3 phương pháp chính đó là thu thập số liệu thứ cấp, thu thập số liệu sơ cấp và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình hình sử dụng đất và kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của đồng bào Cơ Tu: trường hợp nghiên cứu tại xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên HuếTẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆPISSN 2588-1256Tập 2(1) - 2018TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤTNÔNG NGHIỆP CỦA ĐỒNG BÀO CƠ TU: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨUTẠI XÃ HỒNG HẠ, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾTrần Thanh Đức1, Trần Thị Thu Hồng1, Nguyễn Thị Hồng1,Shinjo Hitoshi 2, Saizen Izuru 21Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế;2Trường Đại học Kyoto, Nhật BảnLiên hệ email: tranthanhduc@huaf.edu.vnTÓM TẮTĐề tài này được thực hiện tại xã Hồng Hạ, huyện A Lưới nhằm mục đích đánh giá được hiệntrạng sử dụng đất, tình hình sản xuất nông nghiệp và kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp củađồng bào Cơ Tu. Đề tài đã sử dụng 3 phương pháp chính đó là thu thập số liệu thứ cấp, thu thập sốliệu sơ cấp và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20. Kết quả cho thấy dân số dân tộc Cơ Tu chiếm tỷlệ lớn nhất trong 6 dân tộc và nhóm dân tộc đang sinh sống tại Hồng Hạ (chiếm 43% tổng dân số toànxã), diện tích trung bình của mỗi hộ về đất ở, đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác (sắn, ngô...),đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây lâm nghiệp lần lượt là 1.060,2 ± 1.082,9 m2, 1.721,9 ± 1.678,1m2, 2.776,7 ± 3.014,7 m2, 7.687,6 ± 5.737,8 m2 và 34.329,2 ± 64.918,5 m2. Nguồn gốc chủ yếu cácloại đất nói trên là tự khai hoang và được thừa kế. Các loại vật nuôi chủ yếu của đồng bào là gà, vịt,bò, lợn, dê. Việc sử dụng các kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp vẫn được đồng bào dân tộcCơ Tu coi trọng và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đó là những kinh nghiệm chọn đất đểcanh tác các loại cây trồng cụ thể, chọn địa hình để làm chuồng trại chăn nuôi, sử dụng các thức ăn địaphương để chăn nuôi, sử dụng các loại lá cây để trị bệnh cho gia súc gia cầm, cách bảo quản và sửdụng lâu dài các loại hạt giống, thịt gia súc gia cầm.Từ khóa: Dân tộc Cơ Tu, kiến thức bản địa, sản xuất nông nghiệp, sử dụng đất.Nhận bài: 14/08/2017Hoàn thành phản biện: 05/10/2017Chấp nhận bài: 15/11/20171. MỞ ĐẦUViệt Nam có 54 dân tộc, trong đó 50 nhóm đang sinh sống ở vùng cao, so với ngườiKinh, đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ nghèo đói cao hơn và điều kiện cơ sở hạ tầng cũngkhó khăn hơn (Dominique, W. và Dileni, G., 2001). Người Cơ Tu là một trong những nhómdân tộc thiểu số có số lượng dân số lớn nhất Bắc Trung Bộ của nước ta với 61.390 người(Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, 2010), họ sống chủ yếu trên vùngcao của tỉnh Quảng Nam (các huyện Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang) và tỉnh ThừaThiên Huế (huyện Nam Đông và A Lưới). Người Cơ Tu được cho là một trong những dântộc thiểu số sống lâu đời ở Việt Nam, họ có ngôn ngữ và văn hoá riêng (Hoàng Huy Tuấn,2006). Mặc dù hiện nay nhiều tiến bộ của khoa học kỹ thuật của nhân loại đã được đồng bàodân tộc thiểu số áp dụng nhưng kiến thức bản địa của từng dân tộc vẫn đóng vai trò hết sứcquan trọng trong đời sống và sản xuất nông nghiệp, góp phần quản lý hiệu quả tài nguyênthiên nhiên và phát triển bền vững. Nghiên cứu này được tiến hành tại xã Hồng Hạ với ba427HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGYISSN 2588-1256Vol. 2(1) - 2018mục tiêu sau: (1) Hiện trạng sử dụng đất của đồng bào Cơ Tu, (2) Các hoạt động sản xuấtnông nghiệp chính và (3) Kiến thức bản địa được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu là đồng bào Cơ Tu của xã Hồng Hạ, quỹ đất theo mục đíchsản xuất, các hoạt động sản xuất nông nghiệp chính và các kiến thức bản địa được sử dụngtrong sản xuất nông nghiệp.2.2. Nội dung nghiên cứuNghiên cứu này có 3 nội dung chính: (1) Đặc điểm chung của xã Hồng Hạ và các hộđiều tra, (2) Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra, (3) Tình hình sản xuất nông nghiệpcủa đồng bào Cơ Tu và (4) Kiến thức bản địa áp dụng trong sản xuất nông nghiệp của đồngbào Cơ Tu2.3. Phương pháp nghiên cứu2.3.1. Chọn điểm nghiên cứuDựa trên phân bố dân số của xã Hồng Hạ, 3 thôn đã được chọn nghiên cứu là thônPa Rinh, A Rom và Cần Sâm, đây là 3 thôn tập trung chủ yếu đồng bào Cơ Tu sinh sống2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấpCác số liệu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; số liệu về đất đai và các số liệu có liênquan khác được thu thập tại UBND xã Hồng Hạ.2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấpDựa trên công thức tính dung lượng mẫu điều tra của Slovin (Estela, 1995): n =N/(1+N.e2)Trong đó: N = 188 (số lượng hộ dân tộc Cơ Tu của 3 thôn điều tra); e = 10% (sai sốđiều tra)Như vậy dung lượng mẫu điều tra là n = 65 hộ, tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 65hộ dân đồng bào Cơ Tu từ danh sách của 3 thôn, nội dung chính của phiếu điều tra là: (1)Thông tin chung của hộ điều tra, (2) Thông tin về tình hình sử dụng đất và tình hình sản xuấtnông nghiệp của hộ gia đình, (3) Kiến thức bản địa được áp dụng trong sản xuất nông nghiệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: