
Tinh thần phục hưng trong thơ hồ xuân hương
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tinh thần phục hưng trong thơ hồ xuân hương Tinh thần phục hưng trong thơ hồ xuân hương1/ Xung quanh những bài thơ nôm được truyền tụng của Hồ Xuân Hương, hailuồng ý kiến khen và chê tồn tại dai dẳng − có lẽ đã từ rất lâu, và có thể đoánrằng ngay từ khi những bài thơ ấy xuất hiện và bắt đầu sống trong trí nhớ của cácthế hệ công chúng − có một điểm đụng độ nhau kịch liệt. Ấy là chỗ mà người tagọi là cái tục và dâm: Có phải là có cái tục và dâm trong những bài thơ ấy? ýnghĩa của nó ra sao?Luồng ý kiến chê đương nhiên khẳng định sự có mặt của cái đó trong những bàithơ ấy, và đấy là căn cứ cho một sự đánh giá phủ định, nhân danh lợi ích củanhững điều được xem như là thuần phong mỹ tục, là sự giáo hóa đạo đức.Luồng ý kiến khen, để có thể tự đứng vững, đã phải viện đến nhiều thứ, nào giátrị sáng tạo ngôn ngữ và hình tượng, nào giá trị trong lĩnh vực văn học trào phúng,v.v… và dường như khá lâu về sau, thời thế mới xui khiến người ta nêu thêmphương diện chống phong kiến, phương diện thể hiện cái đẹp và sức sống tựnhiên của đời sống con người. Tuy thế những người chia sẻ luồng ý kiến nàydường như khó tự thuyết phục trong thâm tâm rằng không hề có yếu tố gọi là tụcvà dâm trong những bài thơ ấy, và từ đây, cái thiện chí của họ đành phải lao vàonhững phiêu lưu: hoặc là lớn tiếng bảo: dám làm thơ như thế là đại cách mạng,hoặc là khiêm nhường biện hộ cho từng chữ, từng bài, hoặc nữa, − khiêm nhườnghơn nhưng cũng ít hiệu quả hơn, − làm những cuộc kiểm kê, những sự loại trừ(hẳn là với ý đồ giảm thiểu cái đã bị coi là tục và dâm) trong một tình hình vănbản hầu như rất ít có sở cứ rành rọt.Thói thường, chính những người có thiện tâm thiện chí, có mẫn cảm đúng lại rấthay đuối lý trong các cuộc đôi co! Thế nhưng, vấn đề là, nếu để cãi lại nhữngngười phản bác mình mà lại dùng đúng những cách gọi tên cùng những hàm nghĩanhư phía họ đề xuất thì tức là đã vô tình tự đặt mình vào thế bị động! Đã mặcnhiên thừa nhận việc gọi những chuyện kia trong những bài thơ ấy là tục và dâmtheo hàm nghĩa tiêu cực, theo đánh giá phủ định (coi đó là xấu, là có hại ít nhiều)thì khó lòng gỡ ra được.2/ Trong những bài thơ được truyền tụng của Hồ Xuân Hương chứa đựng nhữnggì khiến người ta gọi là tục và dâm? Phải chăng là việc mô tả − trực tiếp hoặcám chỉ, từ nghĩa đen hoặc thông qua nghĩa bóng − hoạt động giao hoan nam nữ, bộphận sinh dục của cả hai phía, nhất là cái giống của người đàn bà? Tựu trung, cólẽ là như vậy. Và dù với một mỹ cảm siêu thoát đến đâu cũng không thể thànhthực để có thể phủ nhận sự hiện diện của những cái đó ở phần di sản đáng giá nhấtcủa nữ thi sĩ họ Hồ.Trong cách đọc của người bản ngữ (và là người lớn, người trưởng thành) thìnhững con cò mấp máy suốt đêm thâu, một suốt đâm ngang thích thích mau(Dệt cửi), những cành thông lắt lẻo trong cơn gió lốc, thậm chí cả những chàykình (chày kình tiểu để suông không đấm) và cán cân tạo hóa (”cán cân tạo hóarơi đâu mất) ở những ngữ cảnh cụ thể của từng bài thơ, đều ám chỉ cái của quýở thân thể kẻ nam nhi. Cũng như vậy, không cần đợi đến những mô tả trực tiếpmột cô gái đang nằm ngủ lược trúc chải cài trên mái tóc / yếm đào trễ xuống dướinương long / đôi gò Bồng Đảo hương còn ngậm / một lạch đào nguyên suối chửathông; không cần đợi đến những tiếng lóng dân gian goi bộ phận kia là vông haytrốc, cuống với đầu, người ta (người bản ngữ) nhận ngay ra sự ám chỉ cái tỉnhtình tinh trên cơ thể người đàn bà (ca dao: người dòn cái tỉnh tình tinh cũng dòn!)qua những câu thơ về cái quạt một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa /…/ chành ra ba gócda còn thiếu / khép lại đôi bên thịt vẫn thừa, về một quả mít da nó sù sì múi nódầy, về cái bánh trôi nước thân (em) vừa trắng lại vừa tròn, về cái giếng nướccầu trắng phau phau đôi ván ghép / nước trong leo lẻo một dòng thông / cỏ gà lúnphún leo quanh mép / cá diếc le te lách giữa dòng, về mặt trăng giữa in chiếcbích khuôn còn méo / ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm, và đặc biệt là nhữngbài thơ về hang động! Không phải chỉ có từ hang hầm đầy ẩn ý được đưa ra đểđối đáp với chàng Chiêu Hổ, trong thơ Hồ Xuân Hương còn có vô số hang độngđược hình dung như là cái ấy: một động Hương Tích… khéo khéo phòm / nứtra một lỗ hỏm hòm hom, một hang Cắc Cớ trời đất sinh ra đá một chòm / nứt rađôi mảnh hỏm hòm hom / kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn, một hang Thánh Hóachùa Thầy lườn đá cỏ leo sờ rậm rạp / lách khe nước rỉ mó lam nham, một hanggì đó nữa ở đèo Ba Dội cửa son đỏ loét tùm hom nóc / bậc đá xanh rì lún phúnrêu, một cảnh trí Kẽm Trống ở trong hang núi còn hơi hẹp / ra khỏi đầu non đãrộng thùng…Các thế hệ công chúng thưởng thức thơ Hồ Xuân Hương đã đọc ra nghĩa ám chỉ,nghĩa thứ hai − sự miêu tả bộ phận sinh dục của con người, nam và nữ, và hoàntoàn không phải họ cố tình hoặc thậm chí bệnh hoạn gán cho thơ bà cái nghĩaám chỉ ấy, mặc dù trong sự cảm thụ này, trong sự nhận biết đặc biệt này, ngườita có thể phải huy động đến một sự từng trải nhất định, một kinh nghiệm sống nhấtđịnh, một kinh nghiệm tình dục nhất định, đã có được ở đời sống cá thể. Nhưngngay ở khía cạnh này, thơ Hồ Xuân Hương tuyệt nhiên không làm chức nănggiáo khoa về sinh lý ở những thời mà con người kinh qua cuộc sống vợ chồngtrong trạng thái còn gần như là vô giáo dục về tình dục.Rồi chúng ta sẽ nói tới những ngọn nguồn văn hóa và ý nghĩa văn hóa của sự môtả ám chỉ này. Nhưng ở đây, từ khía cạnh sáng tác văn học, cần ghi nhận rằng HồXuân Hương công nhiên coi là bình thường, là hợp lẽ cái việc đem thơ ca mô tảthân thể người đàn bà, mô tả ngay cả những bộ phận thân thể mà người ta chỉ nênche đậy lại cho đúng với sinh hoạt văn minh, thế nhưng lại có cả một ý thức hệmuốn quên hẳn đi, xóa hẳn đi trong cách hình dung con người. Hồ Xuân Hươngcoi thân thể và cả bộ phận sinh dục trên cơ thể con người như là tự nhiên, thiên tạo,nó giống như tự nhiên, thiên nhiên vậy. Đã thế quyền miêu tả nó trong vănchương cũng là cả một quyền năng tự nhiên. Chỉ có thể quan niệm và sáng tạoth ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tác phẩm văn học văn học việt nam tài liêu ôn thi ôn thi môn văn tác giả nổi tiếng tìm hiểu tác phẩm văn họcTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 403 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 363 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 309 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 242 0 0 -
91 trang 185 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 175 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 160 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 153 6 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 138 0 0 -
Tác phẩm văn học với một số phương pháp cho trẻ làm quen (In lần thứ 4): Phần 2
18 trang 136 0 0 -
Tác phẩm văn học Binh pháp Tôn Tử - Phần 2
123 trang 135 0 0 -
Báo cáo khoa học: Bước đầu hiện đại hóa chữ quốc ngữ qua một số truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ 20
5 trang 135 0 0 -
Những khả năng và thách thức nghiên cứu văn học Việt Nam
37 trang 129 1 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học
93 trang 127 0 0 -
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 2
149 trang 126 0 0 -
Tập truyện Bông trái quê nhà: Phần 1
66 trang 114 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 114 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 112 0 0 -
112 trang 110 0 0
-
229 trang 105 0 0