Danh mục tài liệu

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 423.56 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án với mục tiêu tìm hiểu lý luận về ngành công nghiệp cơ điện tử, lý thuyết phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử, đánh giá thực trạng ngành công nghiệp cơ điện tử ở Việt nam và chính sách phát triển ngành cơ điện tử, phân tích những yếu tố về chính sách ảnh hưởng tới phát triển ngành, từ đó đưa ra những giải pháp chính sách phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam tới năm 2030.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CƠ ĐIỆN TỬ VIỆT NAMTRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9.34.04.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2020Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAMTập thể hướng dẫn khoa học: 1. 2.Phản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Vào hồi …….giờ, ngày ……… tháng …… năm ……Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Học viện Khoa học xã hội- Thư viện Quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài: Cơ Điện tử (CĐT) là một lĩnh vực công nghệ cao được hình thànhnhờ tích hợp những thành tựu mới nhất của nhiều ngành công nghệ khácnhau như cơ khí chế tạo, điện - điện tử, công nghệ tự động hóa, côngnghệ thông tin và công nghệ vật liệu nhằm tạo ra các sản phẩm thôngminh trong dân dụng, quân sự, y tế, an ninh quốc phòng, hàng không vũtrụ ... Với đặc điểm nổi bật này, vai trò của CĐT trở nên rất quan trọngvà không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại vàđược Tạp chí Technology Review của Trường Đại học Công nghệMassachusetts - Hoa Kỳ tháng 02/2003 đã đánh giá là một trong 10 côngnghệ có triển vọng làm thay đổi thế giới trong thế kỷ XXI. Sự ra đời củangành CĐT xuất phát từ nhu cầu phát triển của các ngành sản xuất yêucầu công nghệ tích hợp liên ngành giữa cơ khí, điện - điện tử, khoa họcmáy tính và điều khiển học. Với sự có mặt của hàng loạt các sản phẩmthông minh, ngày nay công nghệ CĐT đã được ứng dụng rộng rãi và cóhiệu quả thiết thực trong phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, anninh, quốc phòng, dân dụng ... của các quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đều đang hòa mình vàodòng chảy của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) -cuộc cách mạng liên quan mật thiết đến đổi mới trong công nghệ số nóichung và CĐT nói riêng. Nhờ các thành tựu của cuộc CMCN 4.0, sự pháttriển của ngành công nghiệp CĐT có thể giúp Việt Nam đi tắt đón đầubằng cách tạo ra những đột phá trong tư duy công nghệ tổng hợp, nângcao trình độ công nghệ, năng lực sản xuất, kinh doanh và với những sảnphẩm mới thông minh, có tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Đã đến lúc Việt Nam cần xác định rõ những định hướng chiến lược,có các chính sách, giải pháp cụ thể thúc đẩy phát triển ngành công nghiệpCĐT trong tổng thể phát triển công nghiệp quốc gia nhằm ứng phó kịpthời và hiệu quả với cuộc CMCN 4.0, đánh giá đúng vai trò “đòn bẩy”của các sản phẩm công nghiệp nói chung, các sản phẩm CĐT nói riêngđối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phải làm chủ lĩnh vựcCĐT từ nhiều góc độ khác nhau như khoa học, công nghệ, kỹ thuật, giáodục và phải đầu tư thích đáng cho CĐT trong quá trình phát triển. Vớitinh thần đó, CĐT đã được lựa chọn là một trong 6 ngành và công nghệđược ưu tiên đầu tư phát triển trong giai đoạn Việt Nam hướng tới cuộc 1CMCN 4.0 tại Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chínhtrị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN4.0. Nhận thức được vai trò quan trọng và khả năng đóng góp của ngànhCN CĐT đối với quá trình phát triển kinh tế công nghiệp quốc gia trongbối cảnh hội nhập quốc tế với quy mô thị trường ngày càng đa dạng vàtính cạnh tranh cao, cùng với những tác động từ cuộc CMCN 4.0, để đảmbảo tính khách quan và cơ sở thực tiễn của Đề tài, Nghiên cứu sinh đãthực hiện khảo sát lấy ý kiến các chuyên gia (nhà nghiên cứu, giảng viên,cán bộ quản lý, nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo cơ quan Nhà nước,lãnh đạo doanh nghiệp…) và các doanh nghiệp trong ngành CN CĐT vềtính cấp thiết của Đề tài Phát triển ngành công nghiệp Cơ điện tử ViệtNam trong giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và nhận được kếtquả tích cực. Cụ thể, theo kết quả khảo sát đã thu thập, đề tài nhận được72/72 phiếu đồng ý từ các chuyên gia là những nhà quản lý, hoạch địnhchính sách, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu... và 14/14 phiếu đồng ý từ cácdoanh nghiệp, cơ quan hoạt động trong lĩnh vực CĐT hoặc có liên quanđến lĩnh vực CĐT bao gồm các Hiệp hội, Viện nghiên cứu, Trường đạihọc, doanh nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, việc nghiên cứu và đềxuất giải pháp phát triển ngành công nghiệp CĐT Việt Nam đã nhậnđược sự ủng hộ mạnh mẽ từ các chuyên gia và cơ quan đầu ngành củaNhà nước, các Hiệp hội, doanh nghiệp hoạt động trong ngành CĐT như:Hội Cơ Điện tử Việt Nam, Viện Nghiên cứu Cơ khí trự ...

Tài liệu có liên quan: