Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu phát triển bền vững ngành công nghiệp Than Việt Nam

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 489.92 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận án: Góp phần làm rõ những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn phát triển ngành công nghiệp Than Việt Nam trên quan điểm PTBV; đề xuất nội dung và xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững có căn cứ khoa học và thực tiễn cho ngành công nghiệp Than Việt Nam làm cơ sở để xây dựng chiến lược PTBV, tổ chức và đánh giá thực hiện PTBV ngành công nghiệp Than Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu phát triển bền vững ngành công nghiệp Than Việt Nam MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Ngành công nghiệp Than là một trong những ngành công nghiệp có vai trò quan trọng đối với sựphát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cơ bản cho sản xuất và đờisống, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách nhà nước . Hiện nay, ngành công nghiệp Than khai thác mỗi năm khoảng 45 triệu tấn than thương phẩm,đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu thu ngoại tệ, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Quốcgia và giảm nhập siêu. Bên cạnh những lợi ích to lớn nêu trên, thì việc khai thác, chế biến, sử dụng than cũng gây nhiềutác động xấu tới môi trường sinh thái và để lại hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và xã hội. Dovậy, phát triển ngành công nghiệp Than theo hướng bền vững luôn được các nhà khoa học, các nhàkinh tế, các nhà hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm và đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, baogồm: vấn đề khai thác, chế biến, sử dụng hợp lý và tiết kiệm; vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường do khaithác và chế biến; vấn đề giải quyết việc làm và thực hiện trách nhiệm xã hội tại địa bàn vùng than, v.v.Thời gian tới, vấn đề càng trở nên cấp bách, nghiêm trọng hơn khi Việt Nam phải nhập khẩu than đểđáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thực hiện chiến lược ứng phó với biến đổikhí hậu. Từ những lý do trên cho thấy phát triển bền vững ngành công nghiệp Than Việt Nam là đòi hỏihết sức quan trọng và cấp thiết. Vì thế Nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Nghiên cứu phát triển bềnvững ngành công nghiệp Than Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sỹ của mình, mong muốn góp phầnhiện thực hóa chủ trương phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước vào ngành công nghiệp Than.2. Mục tiêu nghiên cứu- Góp phần làm rõ những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn phát triển ngành công nghiệp ThanViệt Nam trên quan điểm PTBV.- Đề xuất nội dung và xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững có căn cứ khoa học và thực tiễn chongành công nghiệp Than Việt Nam làm cơ sở để xây dựng chiến lược PTBV, tổ chức và đánh giá thựchiện PTBV ngành công nghiệp Than Việt Nam.- Khuyến nghị một số nội dung thực hiện phát triển bền vững ngành công nghiệp Than Việt Nam thờigian tới.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Phát triển bền vững ngành công nghiệp Than. Khách thể nghiên cứu: Ngành công nghiệp Than Việt Nam 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Ngành công nghiệp Than Việt Nam; - Về thời gian: Ngành công nghiệp Than Việt Nam trong giai đoạn vừa qua và trong thời kỳ đẩymạnh CNH, HĐH giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030.4. Nhiệm vụ nghiên cứu 1 1) Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về PTBV trong và ngoài nước, qua đó rútra những nội dung, kinh nghiệm cần tham khảo và vận dụng cho ngành công nghiệp Than Việt Nam. 2) Xây dựng nội dung và bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ngành công nghiệp Than phù hợp với đặcđiểm của ngành Than và điều kiện thực tế của Việt Nam. 3) Đánh giá thực trạng phát triển ngành công nghiệp Than Việt Nam trên quan điểm phát triển bềnvững và khuyến nghị. 4) Đề xuất hệ thống thông tin thống kê phục vụ tính toán, giám sát và đánh giá kết quả thực hiệnPTBV ngành công nghiệp Than Việt Nam.5. Phương pháp nghiên cứu Luận án đã vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của duy vật lịch sử làm phươngpháp luận chung. Trên cơ sở kết hợp nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoàinước; điều tra tổng kết thực tiễn, từ đó khái quát hóa, nêu lên những đề xuất, kiến nghị một số nộidung định hướng phát triển bền vững ngành công nghiệp Than Việt Nam . Nội dung nghiên cứu được giải quyết theo trình tự: Nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm thựctiễn về PTBV; Phân tích thống kê đặc điểm và thực trạng phát triển của ngành công nghiệp Than, trêncơ sở đó xây dựng phương pháp tiếp cận là mô hình PSR và lưu đồ DSR của ngành công nghiệp Thanđể xây dựng nội dung và bộ chỉ tiêu PTBV ngành công nghiệp Than. Sử dụng các phương pháp chuyên môn khoa học: phương pháp tiếp cận hệ thống, phương phápphân tích thống kê, so sánh, tổng hợp; phương pháp chuyên gia và tổ chức hội nghị, hội thảo để thamkhảo ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý; đánh giá định tính và định lượng (sử dụng phần mềmSPSS16.0 ) lựa chọn bộ chỉ tiêu PTBV phù hợp cho ngành công nghiệp Than.6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của kết quả nghiên cứu 6.1.Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu góp phần hệ thống hóa, bổ sung, làm phong phú thêm cơ sở lý luận pháttriển bền vững; PTBV ngành năng lượng và PTBV ngành công nghiệp Than Việt Nam; - Vận dụng luận cứ, cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu, xây dựng nội dung PTBVngành công nghiệp Than, đề xuất và lựa chọn Bộ chỉ tiêu PTBV ngành công nghiệp Than Việt Namvới cấu trúc mỗi chỉ tiêu gồm: Khái niệm, công thức tính, phương pháp tính, kỳ tính toán, đánh giá, ýnghĩa, và chú ý .6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo cho ngành công nghiệp Than, các ngành liên quan, cáccơ quan nhà nước về hoạch định chính sách PTBV nói chung và PTBV ngành công nghiệp Than nóiriêng. Ngoài ra, có thể dùng làm tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập tronglĩnh vực phát triển bền vững và phát triển ngành công nghiệp Than ở các viện nghiên cứu, các trườngđại học.7. Những kết quả đạt được, những điểm mới của luận án Một là: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm về phát triển bền vững trong và ngoàinước làm cơ sở để xây dựng luận cứ khoa học và phương pháp luận nghiên cứu nội dung và bộ chỉtiêu phát triển bền vững ngành công nghiệp Than Việt Nam. Hai là: Xây dựng nội dung phát triển bền vững cho ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: