Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận

Số trang: 56      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.34 MB      Lượt xem: 34      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ: tổng thuật lý thuyết về KQC thời gian; miêu tả, phân tích dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt; phân tích các KQC thời gian trong tiếng Việt; phân tích sự đồ chiếu từ KQC không gian sang KQC thời gian trong tiếng Việt; phân tích sự tri nhận và biểu đạt quy chiếu thời gian qua một số từ có nghĩa gốc chỉ không gian trong tiếng Việt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ---------- LÊ THỊ CẨM VÂN QUY CHIẾU THỜI GIAN TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC NHÌN NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Huế, 2023 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ---------- LÊ THỊ CẨM VÂN QUY CHIẾU THỜI GIAN TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC NHÌN NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN Ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 9229020 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS Nguyễn Văn Hiệp 2. PGS. TS Trương Thị Nhàn Huế, 2023 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thời gian là vấn đề được đề cập từ rất sớm và là một trong những vấn đề quan trọng trong lịch sử tư duy, lịch sử khoa học của nhân loại. Tuy vậy, cho đến nay, thời gian trong ngôn ngữ và tư duy vẫn là vấn đề cần được tiếp tục tìm hiểu. Trong lịch sử ngôn ngữ học thế giới, vấn đề thời gian đã được tiếp cận từ góc độ nghiên cứu ngữ nghĩa của hệ thống ngữ pháp, từ Lý thuyết Ẩn dụ ý niệm, Lý thuyết Ý niệm từ vựng và mô hình tri nhận, Lý thuyết khung quy chiếu thời gian. Ở Việt Nam, việc tiếp cận thời gian từ các khung quy chiếu (KQC) theo quan điểm Tri nhận luận là mảng hoàn toàn khuyết thiếu. Từ thực tế đó, luận án hướng đến nghiên cứu “Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận”. 2. Mục đích nghiên cứu: a. Vận dụng lý thuyết Khung quy chiếu thời gian vào nghiên cứu trên đối tượng tiếng Việt; b. Làm rõ cách người Việt quy chiếu thời gian theo đường hướng Ngôn ngữ học tri nhận, từ đó đóng góp cách nhìn khác về vấn đề thời gian trong tiếng Việt so với các văn liệu hiện có. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ: tổng thuật lý thuyết về KQC thời gian; miêu tả, phân tích dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt; phân tích các KQC thời gian trong tiếng Việt; phân tích sự đồ chiếu từ KQC không gian sang KQC thời gian trong tiếng Việt; phân tích sự tri nhận và biểu đạt quy chiếu thời gian qua một số từ có nghĩa gốc chỉ không gian trong tiếng Việt. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: quy chiếu thời gian trong tiếng Việt. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt; các KQC thời gian trong tiếng Việt; sự đồ chiếu từ các KQC không gian sang các KQC thời gian trong tiếng Việt; sự tri nhận và biểu đạt quy chiếu thời gian qua một số từ không gian được chuyển nghĩa để chỉ thời gian trong tiếng Việt. Phạm vi ngữ liệu: ngữ liệu chủ yếu được lấy từ https://s.ngonngu.net/corpus/. Ngoài ra còn có ngữ liệu từ Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 2009), Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý, 1999), Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam – Tục ngữ (2 tập), Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh & Hoài Chân, 2015), Truyện Kiều (Nguyễn Du, 2015), Kho tàng truyện Nôm khuyết danh (2000), khối liệu Việt ngữ trên trang https:/sketchengine.eu và một số trang web khác. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Cách tiếp cận: Luận án tiếp cận vấn đề theo đường hướng của Ngôn ngữ học tri nhận, phối hợp cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng, trong đó phương pháp định tính chiếm ưu thế. 5.2 Phương pháp nghiên cứu: luận án sử dụng chủ yếu phương pháp nội quan. Ngoài ra còn có phương pháp miêu tả với thủ pháp thống kê, thủ pháp phân loại và hệ thống hoá, thủ pháp phân tích vị từ - tham tố, thủ pháp so sánh. 6. Đóng góp của luận án: Về mặt lí luận, luận án: giới thiệu lý thuyết Khung quy chiếu thời gian – một lý thuyết chưa từng được giới thiệu và ứng dụng trong nghiên cứu ở Việt Nam; là công trình đầu tiên phân tích về dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt; góp 1 thêm cứ liệu ngôn ngữ và bổ sung vào hệ lý thuyết mô hình KQC thời gian tương đối khác với các mô hình đã được công bố; đóng góp vào nguồn văn liệu mô tả sự đồ chiếu các KQC không gian lên các KQC thời gian những trường hợp và bình diện không được đồ chiếu; bổ sung khoảng trống đồ chiếu cấu trúc ngôn ngữ từ không gian sang thời gian; phân tích các trường hợp đồ chiếu cụ thể từ không gian lên thời gian mà sự phân tích khái quát ở cấp độ KQC không bao quát hết được; bổ sung các sự tình diễn ra tại thời điểm nói như là trường hợp của KQC nội tại trực chỉ, đây là vấn đề chưa được các nhà nghiên cứu đề cập khi miêu tả các KQC thời gian trong các ngôn ngữ tự nhiên. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng trong dạy học Ngôn ngữ học tri nhận và tiếng Việt nâng cao cho người nước ngoài, trong xây dựng từ điển và dịch thuật. 7. Bố cục của luận án: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án được triển khai thành ba chương: Chương 1: Tổng quan ...

Tài liệu có liên quan: