Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Tác động của chính sách học phí đến quản lý đào tạo cử nhân sư phạm

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 750.53 KB      Lượt xem: 49      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án "Tác động của chính sách học phí đến quản lý đào tạo cử nhân sư phạm" là đánh giá tác động của các chính sách học phí đến quản lý đào tạo cử nhân sư phạm nhằm nhận diện những điểm tích cực, tiêu cực, những kết quả ngoài dự tính của các chính sách, từ đó đưa ra các khuyến nghị để điều chỉnh, sửa đổi các chính sách học phí nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Tác động của chính sách học phí đến quản lý đào tạo cử nhân sư phạm ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LÊ THANH HUYỀN TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỌC PHÍ ĐẾN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN SƢ PHẠM Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9 14 01 14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2023 CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Văn Minh PGS.TS. Nguyễn Thị Hƣơng Phản biện 1:………………………………………. Phản biện 2:……………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ họp tại Trường Đại học Giáo dục, năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam -Trung tâm Thông tin – Thư viện , Đại học Quốc gia Hà Nội. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử giáo dục Việt Nam kể từ năm 1945 đến nay trải qua 3 cuộc đổi mới giáo dục lớn: - Từ năm 1945: Đổi mới tính chất Chính trị của Giáo dục với yêu cầu thực hiện chiến dịch chống nạn mù chữ gắn với các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, giáo dục quốc phòng. - Từ năm 1986: Đổi mới tính chất kinh tế của Giáo dục. Trong thời kỳ này, hệ thống Trường ngoài công lập được ra đời, tạo tiền đề phát triển hệ thống tư thục có yếu tố nước ngoài về sau. - Từ năm 2013: Đổi mới tính chất văn hóa của Giáo dục. Cuộc đổi mới giáo dục lần này được định danh: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục”. Song hành cùng với mỗi lần đổi mới giáo dục là những chính sách, cơ chế mới được triển khai để thực hiện mục tiêu đặt ra. Trong giáo dục, học phí là một vấn đề quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các khâu của quá trình đào tạo. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu về chính sách học phí trong giáo dục nói chung và đặc biệt là đào tạo cử nhân sư phạm nói riêng. Chính vì vậy, cần có những nghiên cứu, đánh giá về các chính sách hiện hành nói chung để từ đó có những đề xuất, điều chỉnh các chính sách để triển khai vào thực tế có hiệu quả. Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Tác động của chính sách học phí đến quản lý đào tạo cử nhân sư phạm” để nghiên cứu trong khuôn khổ luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý Giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá tác động của các chính sách học phí đến quản lý đào tạo cử nhân sư phạm nhằm nhận diện những điểm tích cực, tiêu cực, những kết quả ngoài dự tính của các chính sách, từ đó đưa ra các khuyến nghị để điều chỉnh, sửa đổi các chính sách học phí nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên, đáp ứng nhu cầu của xã hội. 3. hách thể và đối tƣ ng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Chính sách học phí áp dụng trong lĩnh vực đào tạo cử nhân sư phạm. Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá tác động của chính sách học phí đến quản lý đào tạo cử nhân sư phạm. 4. Câu hỏi nghiên cứu Các chính sách (miễn/hỗ trợ) học phí của Nhà nước đối với cử nhân sư phạm đã có ảnh hưởng tích cực, tiêu cực nào đối với hoạt động quản lý đào tạo cử nhân sư phạm ở Việt Nam hiện nay? 1 5. Giả thuyết khoa học Chính sách học phí trong đào tạo cử nhân sư phạm tại Việt Nam đã được thực thi có hiệu quả trong hơn 20 năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh đổi mới giáo dục, tác động của chính sách học phí đến quản lý đào tạo cử nhân sư phạm không còn như kỳ vọng. Đánh giá tác động chính sách học phí trong đào tạo cử nhân sư phạm là điều cần thiết để đưa ra những khuyến nghị trong việc điều chỉnh và triển khai các chính sách học phí cho đối tượng cử nhân sư phạm trong thời gian tiếp theo. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tác động chính sách học phí đến quản lý đào tạo cử nhân sư phạm. Phân tích chính sách học phí và xây dựng thang đánh giá tác động của chính sách học phí đến quản lý đào tạo cử nhân sư phạm. Phân tích tác động của chính sách học phí đến quản lý đào tạo cử nhân sư phạm và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm, đáp ứng yêu cầu xã hội. 7. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu Chính sách học phí ở đây được hiểu trong luận án này là chính sách miễn và hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí cho cử nhân sư phạm. Nghiên cứu tiến hành đánh giá tác động của chính sách miễn học phí và tìm hiểu bước đầu về nhận thức của sinh viên sư phạm sau khi triển khai chính sách hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí. Cơ sở dữ liệu là các văn bản liên quan đến chính sách từ năm 1998 đến nay và các dữ liệu tác giả tiến hành thu thập từ năm 2020 - nay. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong các cơ sở đại học thực hiện nhiệm vụ đào tạo cử nhân sư phạm trên cả nước. Nội dung nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá tác động của chính sách học phí (miễn/hỗ trợ) đến q ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: