Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên nữ trong các trường đại học sư phạm theo quan điểm bình đẳng giới

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 366.71 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên nữ các trường ĐHSP theo quan điểm bình đẳng giới: đặc điểm của giảng viên nữ nói riêng và đội ngũ giảng viên nữ trong các trường đại học sư phạm; sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giảng viên nữ (ĐNGV) nữ trong các trường đại học sư phạm; cơ sở pháp lý, những yêu cầu và những yếu tố ảnh hưởng đối với việc quản lý phát triển ĐNGV nữ theo quan điểm bình đẳng giới trong các trường đại học sư phạm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên nữ trong các trường đại học sư phạm theo quan điểm bình đẳng giới 1 MỞ ĐẦU1. Lý do lựa chọn đề tài 1. Bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của nền kinh tế tri thức, khoahọc công nghệ và thông tin truyền thông, đổi mới giáo dục đang trởthành một xu thế toàn cầu đảm bảo sự thành công trong hội nhập,cạnh tranh và phát triển. Trước yêu cầu của thời đại, nghị quyết Đạihội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Đổi mới căn bản,toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đạihóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mớicơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quảnlý giáo dục là khâu then chốt”. 2. Đóng góp không nhỏ vào sự phát triển bền vững của nhàtrường nói riêng và toàn xã hội nói chung phải kể đến vai trò của ĐNGVnữ. Trong những năm qua, cùng với những nỗ lực phấn đấu trong việccam kết thực hiện mục tiêu bình đẳng giới (OECD), các chính sách củaĐảng và Nhà nước đã khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc đưabình đẳng giới vào thực tiễn cuộc sống, từng bước nâng cao vai trò và vịtrí của phụ nữ trong xã hội. 3. Với lịch sử và truyền thống văn hóa của Việt Nam, ngườiphụ nữ luôn là hiện thân của vẻ đẹp tự nhiên, của sự chịu thươngchịu khó, của tinh thần quật khởi. Ngày nay, nữ giảng viên cũng luônmang trong mình những phẩm chất cao đẹp đó, tuy nhiên so với cácđồng nghiệp nam chúng ta có thể nhìn thấy họ còn nhiều bị nhiềuyếu tố chủ quan và khách quan chi phối tới sự phát triển về chuyênmôn, nghề nghiệp. 4. Trong NTĐH, GV không chỉ có nhiệm vụ giảng dạy,NCKH, còn phải là tấm gương cho mọi sinh viên noi theo. Một môitrường làm việc công bằng, không có bất bình đẳng giới, nơi mà nữ 2GV có cơ hội ngang bằng với đồng nghiệp về mọi mặt, nơi để GV nữyên tâm, hăng say nâng cao trình độ chuyên môn, phấn đấu cho sựnghiệp sẽ trở thành hình ảnh đẹp, tạo nên động lực to lớn sinh viênnỗ lực vươn lên. Quản lý phát triển ĐNGV các trường ĐHSP mộtcách thực tế và phù hợp sẽ tạo điều kiện và cơ hội cho GV nữ pháthuy năng lực và vai trò trong công tác, lao động và học tập; đôngthời là nền tảng giúp họ đạt thêm nhiều thành tích. Từ những lý do việc chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý pháttriển đội ngũ giảng viên nữ trong các trường đại học sư phạm theoquan điểm bình đẳng giới” là cần thiết và có ý nghĩa.2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận, thực tiễn đội ngũ và phát triển đội ngũgiảng viên nữ các trường Đại học sư phạm, đề xuất các biện phápquản lý hiệu quả việc phát triển đội ngũ giảng viên nữ các trường Đạihọc Sư phạm hiện nay.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu ĐNGV nữ và phát triển đội ĐNGV nữ các trường ĐHSP. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Nội dung và các yếu tố của quản lý phát triển đội ngũ giảng viênnữ các trường ĐHSP theo quan điểm bình đẳng giới. 3.3. Khách thể điều tra - Giảng viên nữ trong các trường ĐHSP độc lập; - Giảng viên nữ các trường ĐHSP thuộc Đại học vùng; - Cán bộ lãnh đạo nhà trường và các tổ chức đoàn thể, chính trị trongcác trường ĐHSP.4. Giả thiết khoa học Hiện nay, các trường Đại học Sư phạm đã quan tâm đến pháttriển đội ngũ giảng viên, đã có nhiều biện pháp quản lý phát triển đội 3ngũ giảng viên của mình. Tuy nhiên, các biện pháp này chưa quan tâmđến quan điểm bình đẳng giới, chưa dựa trên quan điểm bình đẳng giớiđể phát triển đội ngũ giảng viên. Do vậy, nếu các biện pháp quản lýphát triển đội ngũ giảng viên quan tâm đúng mức đến đội ngũ giảngviên nữ, xây dựng các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viênnữ trên quan điểm bình đẳng giới thì đội ngũ giảng viên nữ sẽ đượcphát triển cả về số lượng và chất lượng một cách bền vững.5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về quản lý phát triểnđội ngũ giảng viên nữ các trường ĐHSP theo quan điểm bìnhđẳng giới; 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ và thực trạng quản lýphát triển đội ngũ giảng viên nữ ở các trường Đại học Sư phạm; 5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển đội ngũ nữgiảng viên các trường ĐHSP hiện nay.6. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 6.1. Giới hạn về nội dung và thời gian Những vấn đề phát triển ĐNGV nữ các trường ĐHSP là tươngđối rộng lớn. Do vậy, đề tài chỉ tập trung vào các biện pháp pháttriển ĐNGV nữ các trường ĐHSP và các trường ĐHSP trực thuộcđại học vùng trên cơ sở bình đẳng giới. Chỉ sử dụng các số liệu vềđội ngũ giảng viên trong 5 năm trở lại đây. 6.2. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu Đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu tại 5 trường Đại học Sư phạm:Đại học Sư phạm Hà Nội; Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Đại học Sưphạm - Đại học Thái Nguyên; Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng;Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh. 47. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận nghiên cứu Nghiên cứu các biện pháp phát triển đội ngũ nữ giảng viên cáctrường ĐHSP xuất phát từ các nguyên tắc phương pháp luận sau:Quan điểm phát triển và bình đẳng giới; Quan điểm của Đảng và Nhànước ta về phát triển cán bộ nữ nói chung và trong các trường đạihọc nói riêng; Quan điểm của khoa học quản lý giáo dục. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn bảntài liệu bao gồm các văn bản pháp luật, các chính sách, nghị quyết,chỉ thị của Đảng và Nhà nước, các báo cáo về tình hình phát triểncủa đội ngũ nữ giảng viên, các số liệu thống kê. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nội dung điều tra liênquan tới các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV nữ các trườngĐHSP, đánh giá những mặt được và chưa được của hoạt động này. 7.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Lấy ý kiến chuyêngia về các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV nữ. 7.2.4 ...

Tài liệu có liên quan: