Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Truyện ngắn nữ Việt Nam 2000 - 2015 từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền

Số trang: 54      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.26 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu đặc điểm của lối viết nữ khi thể hiện các chủ đề giới và nội dung giới trong nhiều mối quan hệ bản chất và tương tác để làm thành đặc sắc và thi pháp riêng của truyện ngắn nữ Việt Nam 2000 - 2015.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Truyện ngắn nữ Việt Nam 2000 - 2015 từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH XUÂN TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM 2000 - 2015TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NỮ QUYỀN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9.22.01.21TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học PGS.TS HỒ THẾ HÀ Huế, 2020 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - ĐẠI HỌC HUẾNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS HỒ THẾ HÀPhản biện 1: ....................................................................................................................................................................................................Phản biện 2: ....................................................................................................................................................................................................Phản biện 3: ....................................................................................................................................................................................................Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huếhọp tại………………………………………………………………....Vào hồi:….giờ, ngày…tháng...năm 202.....Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế - Trung tâm Thông tin tư liệu Đại học Huế MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Phong trào đấu tranh nữ quyền đã xuất hiện từ lâu trong đời sốngxã hội và trong văn học. Cuộc đấu tranh giành lại vị thế đã mất để tạodựng lại sự bình đẳng và vị thế mới của nữ giới, lần đầu được các nhà nữquyền luận đúc kết lại thành lý thuyết nữ quyền và cuối cùng người tagọi là nữ quyền luận hay chủ nghĩa nữ quyền (feminism). Phong tràonày xuất phát từ ý thức về bản thân của giới nữ, được manh nha vào thờikỳ Khai sáng và bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XIX đến nay. Vàonăm 1949, nữ văn sĩ Pháp Simone de Beauvoir cho xuất bản Giới thứhai (The Second Sex). Đây là công trình có ý nghĩa hết sức quan trọngtrong việc thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa nữ quyền trong đời sốngxã hội hiện đại nói chung và trong văn học nói riêng. Nghiên cứu về lý thuyết nữ quyền và phê bình văn học nữquyền đã được nhiều người chọn làm đề tài nghiên cứu của mình ởtừng tác giả, tác phẩm, nhưng để vận dụng phê bình văn học nữquyền trong truyện ngắn nữ hiện đại Việt Nam thì vẫn còn ít và chưachưa có những đề tài tính chuyên sâu. Để hoàn thành luận án, chúngtôi chú trọng phân tích các tác phẩm về nữ quyền dựa trên nền tảng lýthuyết phê bình văn học nữ quyền của phương Tây khi áp dụng vàotruyện ngắn nữ Việt Nam để tìm hiểu những đặc thù riêng về tâm lý,văn hóa dân tộc thông qua hình tượng và diễn ngôn tác phẩm. Đặcbiệt, chúng tôi nhấn mạnh mốc thời gian 2000 – 2015 như là mộtđiểm nhấn trong luận án, bởi mốc 15 năm đầu thế kỷ, truyện ngắn cónhiều thành tựu nổi bật. Truyện ngắn nữ góp phần thúc đẩy nền vănhọc Việt Nam trong quá trình “đổi mới”, trong đó, có sự đổi mới vềhình tượng nhân vật nữ từ góc nhìn hiện đại, đương đại và từ gócnhìn phê bình văn học nữ quyền. Chính vì vậy, chúng tôi chọnTruyện ngắn nữ Việt Nam 2000 - 2015 từ góc nhìn phê bình văn họcnữ quyền làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình. 12. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những tác phẩm truyệnngắn nữ giai đoạn 2000 - 2015 thể hiện nhu cầu và sự tự nhận thức vềgiới và nữ quyền sâu sắc, đa dạng với vẻ đẹp và lối viết nữ mang bảnsắc riêng. Cụ thể là những tác phẩm tiêu biểu của các tác giả như: LêMinh Khuê, Nguyễn Ngọc Tư, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Trần ThùyMai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Hoàng Diệu, Mai Thy, Lê Thị HoàiNam, Ngân Hoa, Quế Hương, Đỗ Bích Thúy, Hà Thị Cẩm Anh, BùiNhư Lan, Nguyễn Thị Anh Thư...2.2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện Luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứu, phân tíchnhững bình diện nổi bật thuộc nội dung và hình thức truyện ngắn của cácnhà văn nữ Việt Nam tiêu biểu giai đoạn 2000 - 2015 để chỉ ra nhữngđặc điểm nổi bật mang yếu tố phái tính và âm hưởng nữ quyền ở từngtác phẩm. Để có cái nhìn liền mạch và tiếp nối, chúng tôi có mở rộng sosánh trong chừng mực với các truyện ngắn nữ Việt Nam trước năm 2000và sau năm 2015 để thấy sự cách tân và vị thế của truyện ngắn nữ trongtiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Vì điều kiện giới hạn về tưliệu, nên những truyện ngắn nữ Việt Nam hải ngoại giai đoạn này khôngđược chúng tôi chọn để nghiên cứu trong luận án.3. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu3.1. Hướng tiếp cận Hướng tiếp cận chính mà luận án là vận dụng lý thuyết phê bìnhvăn học nữ quyền soi rọi vào truyện ngắn nữ Việt Nam tiêu biểu giaiđoạn 1986 – 2015 để tìm ra giá trị nhân văn và giá trị thẩm mỹ ẩn chứabên sâu ngôn từ, hình tượng để tạo thành tư tưởng của tác phẩm.3.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh, đối chiếu: đây là phương pháp có tínhxuyên suốt trong toàn bộ luận án với việc phân tích và so sánh các tác 2phẩm với nhau về cả nội dung và hình thức thể hiện để thấy rõ tinhthần và âm hưởng nữ quyền trong ý thức nghệ thuật của từng tác giảvà tác phẩm tiêu biểu. - Phương pháp cấu trúc, hệ thống: đây là phương pháp đặc biệtcó ý nghĩa trong việc mô hình hóa và hệ thống hóa các quan điểm về nữquyền trong truyện ngắn nữ Việt Nam từ trung đại cho đến hiện đại. - Phương pháp loại hình học: đây là phương pháp cơ bản đểxác định được đặc trưng của lối viết nữ, cá tính sáng tạo của một sốcây bút nữ tiêu biểu trong truyện ngắn về cả mặt nội dung và nghệthuật của tác phẩm. - Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng lý thuyết Thi pháp học làmphương ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: