Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và kết quả của một số phác đồ điều trị viêm, loét dạ dày tá tràng do Helicobacter pylori kháng kháng sinh ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 598.72 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu luận án: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của viêm, loét dạ dày tá tràng do H. pylori kháng kháng sinh ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 11 năm 2013; xác định mức độ kháng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng kháng kháng sinh ở bệnh nhi viêm, loét dạ dày tá tràng do H. pylori; mô tả kết quả diệt H. pylori của một số phác đồ điều trị viêm, loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn kháng kháng sinh ở trẻ em.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và kết quả của một số phác đồ điều trị viêm, loét dạ dày tá tràng do Helicobacter pylori kháng kháng sinh ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG NGUYỄN THỊ ÚT ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ CỦAMỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM, LOÉT DẠ DÀY TÁTRÀNG DO HELICOBACTER PYLORI KHÁNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƢƠNG Chuyên ngành: Dịch tễ học Mã số: 62.72.01.17 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI - 2016 Công trình được hoàn thành tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ươngNgười hướng dẫn: 1. PGS. TS. Lê Thanh Hải 2. TS. Hoàng Thị Thu HàPhản biện1: PGS. TS. Hoàng Huy HậuPhản biện 2: GS.TS. Nguyễn Gia KhánhPhản biện 3: PGS.TS. Phạm Văn TrọngLuận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tạiViện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.Vào hồi: ngày tháng năm 2016.Có thể tìm hiểu luận án: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm, loét dạ dày tá tràng (VLDDTT) do Helicobacter pylori (H. pylori)là một bệnh lý khá phổ biến trong cộng đồng dân cư. H. pylori đã được xem lànguyên nhân chính gây viêm dạ dày mạn tính 77,4-77,9%, loét hành tá tràng>95% và loét dạ dày >75%. Phác đồ điều trị viêm, loét dạ dày do H. pylorihiện nay còn nhiều khó khăn phức tạp, hiệu quả điều trị của các phác đồ phụthuộc vào tình trạng kháng kháng sinh (KS), với tỉ lệ kháng thuốc cao và hiệuquả điều trị của các phác đồ đều thấp dưới mong muốn ( 24. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Luận án gồm 146 trang, đặt vấn đề (2 trang), tổng quan (45 trang), đốitượng và phương pháp nghiên cứu (20 trang), kết quả nghiên cứu (37 trang),bàn luận (39 trang), kết luận (2 trang), kiến nghị (1 trang), có 42 bảng, 5 hình,18 biểu đồ, 220 tài liệu tham khảo trong đó 25 tài liệu tiếng Việt, 195 tài liệutiếng Anh. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN1.1. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng viêm, loét dạ dày do H. pylori và H. pylorikháng kháng sinh1.1.1. Định nghĩa: Viêm dạ dày là thuật ngữ dùng để chỉ tất cả nhưng tổnthương viêm ở niêm mạc dạ dày, thể hiện sự đáp ứng của niêm mạc dạ dày vớicác yếu tố tấn công. Loét dạ dày-tá tràng khi tổn thương ăn sâu qua lớp cơ niêmdạ dày hoặc tá tràng sẽ dẫn đến loét.1.1.2. Lịch sử nghiên cứu H. pylori Năm 1984 H. pylori đã đuợc phân lập thành công bởi Marshall vàWarren, chính thức công bố lần đầu trên tạp chí The Lancet (1984). Trongnhững năm gần đây, vai trò cùa H. pylori trong sinh bệnh VLDDTT, tình trạngkháng KS và các phác đồ điều trị đã được đề cập tại nhiều hội nghị quốc tế vàtrong nước.1.1.3. Một số đặc điểm dịch tễ học viêm, loét dạ dày tá tràng do H. pylori1.1.3.1. Căn nguyên và nguồn truyền bệnh H. pylori là vi khuẩn gram âm có hình cong vặn, là nguyên nhân chínhgây viêm dạ dày mạn tính hoạt động, loét dạ dày và nguy cơ gây ung thư dạdày. Nguồn truyền nhiễm của H. pylori chủ yếu là người.1.1.3.2.Phương thức lây truyền - Đường miệng – miệng, đường phân - miệng, đường lây dạ dày- miệng. - Sự lây truyền trong gia đình đã được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu.1.1.3.3.Khối cảm nhiễm H. pylori có thể tồn tại cùng vật chủ trong hàng thập kỉ mà không có biểuhiện gì. Khi nhiễm H. pylori người bệnh có thể phát triển thành viêm dạ dày,loét dạ dày, và ung thư dạ dày.1.1.3.4 Tần xuất mắc bệnh Tỉ lệ VLDDTT do H. pylori rất khác nhau tùy theo từng quốc gia và quầnthể sinh cùng lứa tuổi, tỉ lệ thường cao ở những nước đang phát triển và thấp ởnhững nước đã phát triển. Tỉ lệ mắc mới của viêm dạ dày có đặc điểm và ảnhhưởng theo lứa tuổi. Tần xuất VLDDTT ở trẻ em khoảng 1-1,5%, thường tiên phát, chủ yếu làmạn tính và khu trú ở tá tràng mà nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm H. pylori(khoảng 80%) hoặc không rõ nguyên nhân (khoảng 20%), 10-15% ngườinhiễm H. pylori phát triển thành loét DDTT và 1% những người nhiễm H.pylori có thể phát triển thành ung thư dạ dày. 31.1.4. Sinh bệnh học Giai đoạn cấp vi khuẩn xâm nhập, nhân lên và gây hiện tượng viêm niêmmạc. Giai đoạn viêm mạn tính biểu hiện rõ với những biến đổi mô, có hiệntượng bong tróc niêm mạc và xâm nhập nhiều tế bào viêm, hàng rào bảo vệniêm mạc bị phá hủy dẫn đến trợt rồi loét.1.1.5. Miễn dịch học Sau khi nhiễm H. pylori cơ thể vật chủ sẽ có những đáp ứng miễn dịchtoàn thân và tại chỗ rất mạnh. Mặc dù có những đáp ứng miễn dịch như vậynhưng nhiễm trùng vẫn có thể tồn tại suốt cuộc đời.1.1.6. Các biểu hiện lâm sàng Nhiễm H. pylori có thể gây các biểu hiện tại đường tiêu hóa hoặc ngoàiđường tiêu hóa. Đau bụng tái diễn là dấu hiệu lâm sàng hay gặp nhất, 87-96%, đau bụng có thể khu trú ở vùng thượng vị hoặc đau bụng quanh rốnkéo dài và liên quan đến bữa ăn. Nôn và buồn nôn là hai dấu hiệu thườnggặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Ở trẻ lớn, biểu hiện đầy tức, khó thở, chướngbụng, cảm giác khó chịu. Loét dạ dày tá tràng: Trẻ em nhiễm H. pylori thường không có triệuchứng, chỉ có một phần nhỏ trẻ bị loét DDTT. H. pylori được tìm thấy ở 90%bệnh nhi có loét DDTT và được chứng minh làm lành ổ loét sau khi điều trịdiệt H. pylori.1.1.7. Phương pháp chẩn đoán viêm, loét dạ dày tá tràng do H. pylori1.1.7.1.Phương pháp chẩn đoán H. pylori  Phương pháp chẩn đoán không xâm nhập + Xét nghiệm huyết thanh: Phương pháp chẩn đoán huyết thanh chủ yếuáp dụng cho các nghiên cứu dịch tễ. + Test thở (UBT): Test thở cho phép xác định tình trạng đang nhiễm H.pylori dựa vào khả năng thủy phân urea của vi khuẩn. Carbon đánh dấu có thểsử dụng C13. + Test phát hiện kháng nguyên trong phân: độ chính xác của test s ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: