Danh mục tài liệu

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác dưới góc nhìn liên văn bản

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 315.52 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài có cấu trúc gồm 3 phần trình bày các nội dung: Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác trong dòng chảy tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986; liên văn bản trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác từ phương diện nội dung; liên văn bản trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác từ phương diện nghệ thuật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác dưới góc nhìn liên văn bảnBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRẦN VÂN TRANGSÔNG CÔN MÙA LŨCỦA NGUYỄN MỘNG GIÁCDƢỚI GÓC NHÌN LIÊN VĂN BẢNChuyên ngành: Văn học Việt NamMã số:60.22.34TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨKHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNĐà Nẵng, năm 2014Công trình được hoàn thành tạiĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGNgười hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ MINH HIỀNPhản biện 1: TS. BÙI BÍCH HẠNHPhản biện 2: TS. NGUYỄN ĐÌNH VĨNHLuận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văntốt nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đạihọc Đà Nẵng vào ngày 08 tháng 06 năm 2014Có thể tìm luận văn tại:- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng1MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiTrong văn học Việt Nam sau 1986, xu hướng chiêm nghiệmlại lịch sử phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết. Lịchsử trong tiểu thuyết không còn là cái bất biến, không thể xâmphạm mà trở thành nguồn cảm hứng và nhu cầu cho các văn nghệsĩ tìm tòi và sáng tạo liên tục. Cho nên, tiểu thuyết lịch sử sau Đổimới không chỉ tái hiện một cách “trung thực” lịch sử trên bề mặtcác sự kiện mà còn soi chiếu, phân tích những bí ẩn và xung đột,để rồi lịch sử ngưng tụ ở chiều sâu số phận con người. Vì lẽ đó,tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâmkhám phá của nhiều nhà phê bình nghiên cứu.Từ 1986 trở đi, hàng loạt tiểu thuyết lịch sử theo hướng mớigây được tiếng vang như Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Bãotáp triều Trần (Hoàng Quốc Hải), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Giólửa (Nam Dao)… Một trong những thành công ấy phải kể đếnSông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác. Tác phẩm hấp dẫnkhông phải bởi sự ồn ào, chấn động của các sự kiện, tình tiết trungthành với quá khứ hào hùng; mà bằng con đường nhẹ nhàng, chậmrãi nhưng thâm sâu, ý vị để khám phá những trở trăn, giằng xé củacon người trước và sau mỗi sự kiện lịch sử, kiến tạo lớp nhân vậtlịch sử và hư cấu cùng việc xây dựng đời sống tâm linh người Việttrên cơ sở tích hợp, chuyển hóa nhiều “tiền văn bản”. Con ngườitrong Sông Côn mùa lũ là hình ảnh chắt chiu từ những yếu tố đờithường, những bản năng vốn có và những cốt lõi văn hóa; nó2không quá cao xa mĩ lệ như lịch sử khắc ghi mà vừa tầm với củamọi bạn đọc, vừa đủ khoảng cách để độc giả chiêm nghiệm, đốithoại và xây dựng hình tượng nhân vật lịch sử cho riêng mình.Nghiên cứu Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác là cơ hộivừa khám phá tác phẩm nói riêng, vừa kiểm chứng và bổ sungthêm nhận thức về tiểu thuyết lịch sử đương đại.Từ khi ra mắt bạn đọc đến nay, đã có nhiều công trìnhnghiên cứu về Sông Côn mùa lũ; tuy nhiên, hướng đi liên văn bảnlại ít được lưu tâm. Soi chiếu bộ trường thiên tiểu thuyết theo lýthuyết liên văn bản, chúng tôi hi vọng sẽ giải mã được ý nghĩa củacác tầng vỉa văn hóa, lịch sử, địa lý… được hòa quyện nhuầnnhuyễn trong tác phẩm ở phương diện nội dung và nghệ thuật.Đó là những lí do chúng tôi chọn đề tài “Sông Côn mùalũ của Nguyễn Mộng Giác dưới góc nhìn liên văn bản” đểnghiên cứu.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đềSông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác được giới nghiêncứu phê bình quan tâm. Một số bài viết nghiên cứu khái quát, nhậnđịnh tổng quan về Sông Côn mùa lũ như bài giới thiệu của MaiQuốc Liên trong tập 1 cuốn tiểu thuyết, Sông Côn mùa lũ – một bộtiểu thuyết công phu của Nguyễn Khắc Phê, phần viết về Tiểuthuyết lịch sử của Phan Cự Đệ trong Văn học Việt Nam thế kỉ XX,Văn học không thể bị giản lược của Nguyễn Hưng Quốc…Đi sâu hơn, các bài nghiên cứu của Lê Thị Thanh Loan(Sông Côn mùa lũ – cái nhìn tiểu thuyết về thời Tây Sơn), NguyễnThị Kim Oanh (Cấu trúc hình tượng không gian trong tiểu thuyết3Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác), Đỗ Minh Tuấn (SôngCôn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác – sự khám phá nhân cách vănhóa Việt), Trần Bình Nam (Đời sống tình cảm của người anhhùng áo vải Vua Quang Trung Nguyễn Huệ)… tìm hiểu Sông Cônmùa lũ ở phương diện nội dung và nghệ thuật. Ngoài ra, nghiêncứu Sông Côn mùa lũ còn có các luận văn thạc sĩ của Hồ ĐìnhKiếm, Nguyễn Thị Thắm.Có thể thấy, phần lớn các nghiên cứu về Sông Côn mùa lũcủa Nguyễn Mộng Giác hoặc đi sâu vào nghệ thuật trần thuật, thếgiới nhân vật..., hoặc tìm hiểu đánh giá cuốn tiểu thuyết ở mặt đềtài lịch sử, góc nhìn văn hóa... Trong khi đó, hướng tiếp cận bộtiểu thuyết dưới góc nhìn liên văn bản lại chưa được đề cập mộtcách có hệ thống. Tuy nhiên, ý kiến của những người đi trước lạilà gợi ý quan trọng giúp chúng tôi thực hiện đề tài “Sông Côn mùalũ của Nguyễn Mộng Giác dưới góc nhìn liên văn bản”.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuCác “tiền văn bản” có ảnh hưởng quan trọng chi phối nộidung và nghệ thuật Sông Côn mùa lũ và sự vận dụng các “tiền vănbản” đó vào tác phẩm.3.2. Phạm vi nghiên cứuTiểu thuyết Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, gồm2 tập, do Nhà xuất bản Văn học - Trung tâm nghiên cứu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: