
Tổng quan nghiên cứu về vận dụng học tập kết hợp trong đào tạo giáo viên ở đại học
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan nghiên cứu về vận dụng học tập kết hợp trong đào tạo giáo viên ở đại học VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(17), 29-35 ISSN: 2354-0753 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ VẬN DỤNG HỌC TẬP KẾT HỢP TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở ĐẠI HỌC Võ Xuân Mai+, Trường Sư phạm, Trường Đại học Đồng Tháp Trần Thụy Hoàng Yến +Tác giả liên hệ ● Email: vxmai@dthu.edu.vn Article History ABSTRACT Received: 18/6/2024 Universities are experiencing multiple opportunities to apply new teaching Accepted: 10/7/2024 trends in light of technological advancements in education. Blended learning Published: 05/9/2024 is one of these technology-based techniques that offers plenty of advantages and efficiencies. This article presents an overview of previous studies to Keywords provide a literature review of the implementation of blended learning in Blended learning, teacher teacher training at universities. The findings indicate that an extensive amount training, university, digital of research has been done on exploiting blended learnings effects and transformation implementing it into teacher education programs courses with supporting software and applications. However, adopting blended learning involves challenges for instructors, and students, especially in the context of the ongoing technological revolution. Based on those results, the research offers a recommendation for suitable standards to include learning at the program level in teacher training.1. Mở đầu Sự phát triển công nghệ trong giáo dục đang thay đổi nhanh chóng các xu hướng dạy học mới và dẫn đến các phươngpháp dạy học không truyền thống ở trường đại học (Hickman et al., 2007). Trong đó, học tập kết hợp (HTKH) được xemlà một trong những xu hướng giáo dục phổ biến, giúp phát huy tối đa lợi ích của cả hình thức dạy học truyền thống vàdạy học trực tuyến nhờ những tiến bộ công nghệ (Bozkurt & Sharma, 2021). Việc vận dụng mô hình HTKH đang ngàycàng thu hút sự quan tâm trong các cơ sở giáo dục đại học, với nhiều nghiên cứu đã thực hiện trong đào tạo GV ở cáctrường đại học. Đặc biệt từ năm 2021, đại dịch Covid-19 đã tạo cơ hội lớn dẫn đến việc vận dụng mô hình HTKH nhằmđảm bảo việc học một cách liên tục và hiệu quả (Tomej et al., 2022). Tuy nhiên, bối cảnh sau đại dịch cũng tạo ra tháchthức cho các cơ sở giáo dục đại học đưa ra quyết định thúc đẩy môi trường HTKH (Dziuban et al., 2018). Hơn nữa, hiệnvẫn còn khá thiếu vắng các nguyên tắc thiết kế các hoạt động học tập trong môi trường HTKH (Boelens et al., 2017;Graham et al., 2013). Do đó, các nhà nghiên cứu vẫn đang nỗ lực triển khai HTKH trong giáo dục đại học (Moskal et al.,2013). Trong đào tạo GV, phát triển chuyên môn cho việc vận dụng dạy học kết hợp với tư cách là một đổi mới giáo dụcnhằm giải quyết nhu cầu có thể thay đổi trong thực hành giảng dạy, cũng như thay đổi trong chính sách thể chế và cơ cấulãnh đạo (Garrison & Vaughan, 2008). Vì vậy, hầu hết các chương trình đào tạo GV ban đầu nhằm mục đích tích hợp vàsử dụng HTKH được thực hiện ở cấp độ khóa học hoặc nhóm khóa học, tuy nhiên ngoài cung cấp khối lượng tri thức“khổng lồ” trong các khóa học, HTKH ngày càng mở ra cơ hội to lớn cho việc bồi dưỡng chuyên môn và năng lực sốcho sinh viên (SV) sư phạm ở các cơ sở giáo dục đại học trong giai đoạn chuyển đổi số hiện nay. Trên cơ sở đó, bài báo này được thực hiện nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát về kết quả của các nghiên cứutrước đây về triển khai HTKH trong đào tạo GV ở các trường đại học. Trọng tâm của nghiên cứu này được xác địnhqua hai vấn đề sau đây: (1) Tổng quan các công trình nghiên cứu về HTKH trong đào tạo GV; (2) Những thuận lợivà thách thức trong việc triển khai thực hiện HTKH trong đào tạo GV.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Một số nghiên cứu về học tập kết hợp trong giáo dục đại học Khái niệm “HTKH” (Blended Learning) chỉ đến việc kết hợp giữa các hoạt động học tập trực tiếp và trực tuyếnvới mục đích thúc đẩy việc học (Boelens et al., 2017). Các nghiên cứu tương tự cũng chỉ ra rằng, HTKH mô tả môhình kết hợp giữa phương pháp dạy học trực tiếp kiểu truyền thống và các hình thức dạy học trực tuyến (Graham,2013; Wong et al., 2014). Theo Garrison và Vaughan (2008), HTKH không giống như việc chỉ đưa việc học trựctuyến dựa trên web vào hướng dẫn trực tiếp mà thêm vào đó, HTKH được mô tả là phương pháp học tập lấy ngườihọc làm trung tâm, linh hoạt, theo nhịp độ riêng và đa phương thức. Điều này cho thấy rằng mô hình HTKH, giúp 29 VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(17), 29-35 ISSN: 2354-0753phát huy tối đa lợi ích của cả hình thức dạy học truyền thống và dạy học trực tuyến (Bozkurt & Sharma, 2021), trongđó công nghệ được sử dụng để thực hiện các hoạt động hiện có mà không có bất kì sự thay đổi chức năng nào trongdạy và học (Voet & De Wever, 2017). HTKH được áp dụng rộng rãi trong giáo dục đại học, được xem là một trong những xu hướng trong giáo dục đạihọc (Castro, 2019), và là một mô hình truyền thống mới (Ross & Gage, 2006). Kết quả nghiên cứu của Feng (2022)cho rằng sự phổ biến của HTKH trong giáo dục đại học chịu sự tác động của các xu hướng chính như: (1) Cá nhânhóa đáp ứng được nhu cầu cá nhân; (2) Đa dạng hóa các công nghệ liên quan đến giáo dục nên các cơ sở giáo dụcđại học đang đổi mới nhanh chóng (3) Việc học tập theo hướng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Học tập kết hợp Đào tạo giáo viên ở đại học Giáo dục đại học Chuyển đổi số trong giáo dục Tạp chí Giáo dụcTài liệu có liên quan:
-
11 trang 476 0 0
-
7 trang 282 0 0
-
Đặc điểm sử dụng từ xưng hô trong tiếng Nhật và so sánh với đơn vị tương đương trong tiếng Việt
5 trang 247 4 0 -
10 trang 225 1 0
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học – Tác động và giải pháp
7 trang 225 0 0 -
171 trang 224 0 0
-
27 trang 222 0 0
-
5 trang 217 0 0
-
Thực trạng dạy và học môn tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế tại trường Đại học Sài Gòn
5 trang 207 0 0 -
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hồ sơ học tập môn Ngữ Văn 10 trong bối cảnh chuyển đổi số
65 trang 205 1 0 -
7 trang 196 0 0
-
200 trang 195 0 0
-
Mô hình trung tâm học tập cộng đồng ngoài công lập của Myanmar và một số khuyến nghị
6 trang 191 0 0 -
7 trang 188 0 0
-
Tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Điện tử - Viễn thông hệ đại học: Phần 2
174 trang 186 0 0 -
Giải pháp để phát triển chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay
10 trang 184 0 0 -
Sử dụng Chat GPT làm công cụ hỗ trợ trong việc dạy và học ngành truyền thông
6 trang 176 1 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chuyển đổi số của giáo viên tiểu học tại tỉnh An Giang
6 trang 173 0 0 -
Tiểu luận: So sánh giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc-Việt Nam
11 trang 152 0 0 -
7 trang 142 0 0