Danh mục

Trái phiếu

Số trang: 18      Loại file: doc      Dung lượng: 414.50 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu về Trái phiếu nhằm giúp bạn nắm vững 1 số kiến thức về trái phiếu, phát hành trái phiếu, lãi suất trái phiếu, mệnh giá trái phiếu,... Cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết nhé.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trái phiếu TRÁI PHIẾU I. KHÁI NIỆM: Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở- hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành (CHỨNG KHOÁN NỢ). Hiểu theo nhĩa đơn giản thì trái phiếu là 1 khoản vay giữa nhà phát hành ( người đi- vay) với nhà đầu tư (người cho vay). II. MỤC ĐÍCH PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU: Là một hình thức huy động vốn (vay nợ) của Chính Phủ và Doanh nghiệp nhằm giải- quyết vấn đề tài chính. Là công cụ giúp Chính Phủ thực hiện chính sách vĩ mô (chính sách tiền tệ) nhằm giữ- nền kinh tế ổn định và tăng trưởng. Tạo kênh đầu tư tương đối ổn định, hiệu quả cho nhà đầu tư.- III. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN: Chủ thể phát hành trái phiếu:Chính phủ Trung ương, Chính quyền địa phương,- doanh nghiệp, công ty. Chính phủ khi cần huy động vốn cho ngân sách (trong trường hợp này gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ) , doanh nghiệp khi huy động vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh . Người mua trái phiếu (trái chủ ) chỉ là người cho chủ thể phát hành vay tiền và là- chủ nợ của chủ thể phát hành trái phiếu. Khác với người mua cổ phiếu là người Chủ sở hữu Công ty. Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định không phụ thuộc vào kết- quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi Công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trước- hết Công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho các Chủ trái phiếu trước, sau đó mới chia cho các Cổ đông. 1IV. ĐẶC TRƯNG: Mệnh giá trái phiếu: hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu là giá trị ghi- trên trái phiếu. Giá trị này được coi là số vốn gốc. Mệnh giá trái phiếu là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả. Mệnh giá cũng thể hiện số tiền người phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu đến hạn. Lãi suất danh nghĩa: Lãi suất trái phiếu thường được ghi trên trái phiếu hoặc- người phát hành công bố được gọi là lãi suất danh nghĩa. Lãi suất này được xác định theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá trái phiếu và cũng là căn cứ để xác định lợi tức trái phiếu. Cung cầu vốn trên thị trường tín dụng. Lượng cung cầu vốn đó lại tuỳ thuộc vào chu kỳ kinh tế, động thái chính sách của ngân hàng trung ương, mức độ thâm hụt ngân sách c ủa chính phủ và phương thức tài trợ thâm hụt đó. Mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành. Cấu trúc rủi ro của lãi suất sẽ quy định lãi suất của mỗi trái phiếu. Và một điều hiển nhiên là rủi ro càng lớn, lãi suất càng cao. Thời gian đáo hạn của trái phiếu. Nếu các trái phiếu có mức rủi ro như nhau, nhìn chung thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Thời hạn của trái phiếu: là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày người- phát hành hoàn trả vốn lần cuối. Trái phiếu có thời hạn khác nhau, trái phiếu trung hạn cóa thời gian từ 1 năm đến 5 năm. Trái phiếu dài hạn, có thời gian từ 5 năm tr ở lên. Thời điểm đáo hạn: là ngày tháng cụ thể thực hiện khoản chi trả cuối cùng. Kỳ trả lãi: Là khoảng thời gian người phát hành trả lãi cho người nắm giữ trái- phiếu. Lãi suất trái phiếu được xác định theo năm, nhưng việc thanh toán lãi suất trái phiếu thường được mỗi năm hai hoặc một lần. Giá phát hành: Là giá bán ra của trái phiếu vào thời điểm phát hành. Thông thường- giá phát hành được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) của mệnh giá. Tùy theo tình hình của thị trường và của người phát hành để xác định giá phát hành một cách thích hợp. Có thể phân biệt 3 trường hợp: 1. Giá phát hành bằng mệnh giá (ngang giá): Là phát hành trái phiếu với giá đúng bằng mệnh giá của trái phiếu. Trường hợp này thường xảy ra khi lãi suất thị trường bằng lãi suất danh nghĩa của trái phiếu phát hành. 2. Giá phát hành dưới mệnh giá (giá chiết khấu): Là phát hành trái phiếu với giá nhỏ hơn mệnh giá của trái phiếu. Phần chênh lệch giữa giá phá hành 2 trái phiếu nhỏ hơn mệnh giá của trái phiếu gọi là chiết khấu trái phiếu. Trường hội này thường xảy ra khi lãi suất thị trường lớn hơn lãi suất danh nghĩa của trái phiếu phát hành. 3. Giá phát hành trên mệnh giá (giá gia tăng): Là phát hành trái phiếu với giá lớn hơn mệnh giá của trái phiếu. Phần chênh lệch giữa giá phát hành trái phiếu lớn hơn mệnh giá của trái phiếu gọi là phụ trội trái phiếu. Trường hợp này thường xảy ra khi lãi suất thị trường nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa của trái phiếu phát hành. Chiết khấu và phụ trội trái phiếu chỉ phát sinh khi doanh nghiệp đi vay bằng hình thức phát hành trái phiếu và tại thời điểm phát hành có sự chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất danh nghĩa được các nhà đầu tư mua trái phiếu chấp nhận. Chiết khấu và phụ trội trái phiếu được xác định và ghi nhận ngay tại thời điểm phát hành trái phiếu. Sự chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất danh nghĩa sau thời điểm phát hành trái phiếu không ảnh hưởng đến giá trị khoản phụ trội hay chiết khấu đã ghi nhận. Dù trái phiếu được bán với giá nào (ngang giá, giá chiết khấu hay giá gia tăng), thì lợi tức luôn được xác định theo mệnh giá của trái phiếu và khi đáo hạn, người có trái phiếu sẽ được thanh toán theo mệnh giá của trái phiếu. V. PHÂN LOẠI: Có nhiều cách phân loại trái phiếu.1) Phân loại theo người phát hành:Trái phiếu của Chính phủ: Đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, chính phủ pháthành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong dân và ...

Tài liệu được xem nhiều: