
TRIỂN LÃM TÁC PHẨM CỦA BÙI XUÂN PHÁI
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRIỂN LÃM TÁC PHẨM CỦA BÙI XUÂN PHÁI TRIỂN LÃM TÁC PHẨM CỦA BÙI XUÂN PHÁI Triển lãm tác phẩm hội họa của Bùi Xuân Phái đã khai mạc và được các đồng nghiệp, bè bạn, cùng những người hâm mộ ông đón tiếp nồng nhiệt. Điều đó cũng diễn ra từng chi tiết đúng như thế đối với triển lãm tác phẩm hội họa của Nguyễn Sáng khai mạc mới vài BÙI XUÂN PHÁI-Trước giờ biểu diễn- tháng trước đây. Rất vui 1984-sơn dầu mừng được thấy cái không khí tưng bừng, rộn rịp mà trân trọng ấy trở lại với các phòng triển lãm mỹ thuật. Với Bùi Xuân Phái, chúng ta cũng sẽ tìm thấy phần đóng góp tích cực của ông để thêm lòng yêu mến, và không thể đòi hỏi những cái gì mà thực tình ông không có. Bùi Xuân Phái đã học xong khóa cuối Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Thời kỳ ông học, nền hội họa Việt Nam đã trưởng thành một cách nhanh chóng và đang trên đà hưng thịnh. Được học tập kỹ và có hệ thống, họa sĩ đã nắm vững chất liệu sơn dầu từ ngày còn ở trường và đủ sức phóng tầm mắt xa hơn để tìm những chân trời nghệ thuật mới. Ông đã hướng tới hội họa hiện đại châu Âu trong khi chính các họa sĩ hiện đại châu Âu đang dấy lên phong trào rầm rộ học tập nghệ thuật á Đông để cách tân nền hội họa của họ. Nếu họ thật sự có ích lợi cho ông thì chỉ là ở sự gợi ý để ông tự tìm thấy bản sắc ưu việt của hệ thống nghệ thuật á Đông, trong đó sự kế thừa và phát huy đối với ông hoàn toàn có cơ sở phù hợp. Ông đã tìm tòi nghệ thuật thường xuyên theo con đường giao lưu văn hóa. Cái táo bạo, duyên dáng và hấp dẫn của tranh ông chính là ở chỗ ông đã vượt ra ngoài sự ràng buộc, cố chấp của những luật xa gần, giải phẫu nhân thể, luật sáng tối, tỷ lệ con người, sự vật... nghĩa là sau khi đã thấu triệt tất cả hệ thống học tập ở nhà trường, ông tiến tới cái tự do của á Đông, chủ động luyện cho mình một phong cách. Ông hiểu vai trò quan trọng của nét và mảng cho nên hình của ông dứt khoát, tách bạch dấy lên vẻ gân guốc, mạnh mẽ. Ông biết cách sử dụng những hình nghiêng ngả, xiêu vẹo sinh động, đến mức ta có cảm giác nếu để cái ngay ngắn, chỉn chu thay vào những chỗ đó, mọi cái sẽ trở nên lạnh lẽo, khô khan. Phương pháp biểu hiện nghệ thuật ấy như đã hòa thành một vào các bức tranh phố, đã từ lâu trở nên quen thuộc. Người xem chỉ thoáng nhìn qua đã nhận ra ngay tác phẩm của Bùi Xuân Phái. Do đó, phần lớn tranh trưng bày ở triển lãm hướng về chuyên đề phố cũ Hà Nội, nhưng đáng tiếc là khi sáng tác, ông không quan tâm đến thời gian cho nên người ta lại có cảm giác ông vẽ phố của Hà Nội cổ xưa, thời 36 phố phường. Nhưng cách thể hiện thì thật độc đáo, phóng khoáng, với chất sơn linh hoạt, tung hoành trên nền vải, quyện theo những lớp màu phong phú và tế nhị luôn luôn biến hóa. Đó là một cây bút sơn dầu ưa những hình thù lắt léo khác đời mà những mái nhà lô nhô với đường phố quanh co kiểu kiến trúc Việt Nam cổ xưa, lại hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của tác giả. Họa sĩ còn thích những vẻ đẹp lem luốc, cho nên ông rất chú ý diễn tả những lớp rêu đen bám vào tường, vách lâu ngày trở thành những màu xám quý giá. Tuy nhiên, ông quá ham khai thác đề tài cảnh phố, nhất là chỉ trong năm 1984, một số lượng lớn tranh phố cứ tiếp tục xuất hiện, không đem lại cái gì mới, có bức còn bị sa vào cảnh đổ nát, hoang tàn, không bóng người và vắng sự sống hiện thực ngày nay, làm cho cái cầu thông cảm giữa người xem với ông trở nên khá chênh vênh. Tuy vậy về nghệ thuật, một số tranh phố của tác giả cũng đủ đưa ông lên ngang hàng các họa sĩ xuất sắc hiện nay. Tranh chân dung của ông hầu hết vẽ bè bạn thân thuộc, nhưng ông cũng chỉ nhìn họ với con mắt tạo hình, trừ tranh tự họa số 2 (ông có ba bức tự họa) người xem nhận thấy cả một thế giới nội tâm của tác giả, trong một bản chất cuồng nhiệt. Nhưng mấy bức tranh vẽ sân khấu chèo mới thật là những bức sơn dầu tỏa hương thơm, đầy thi vị Việt Nam với những mảng nhòa, ít nét, ghi một sắc thái thoải mái trong phong cách Bùi Xuân Phái. Qua toàn bộ tác phẩm trưng bày ở triển lãm, người ta thấy nổi bật lên tài năng một họa sĩ có cá tính mạnh mẽ, nhưng sự tiếp xúc cuộc sống của ông chưa sâu, chưa rộng và nhất là chưa bắt đúng nhịp điệu cũng như hơi thở của hiện thực xã hội. Chúng ta tin rằng công chúng Hà Nội sẽ xem tranh ông với con mắt biết phân biệt giá trị thực của ông để đánh giá và thưởng thức với thái độ trân trọng, công bằng. Quang Phòng (Bài đã đăng trên Báo Nhân dân số ra ngày 5/1/1985) ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bùi xuân phái mỹ thuật truyền thống mỹ thuật hiện đại họa sỹ việt nam nghiên cứu văn hóa kiến thức mỹ thuật trường phái nghệ thuậtTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 349 0 0 -
Thể thơ và nghệ thuật sử dụng câu chữ trong ca dao - dân ca xứ Nghệ
8 trang 338 0 0 -
50 năm ngày Marilyn Monroe qua đời: Đẹp đến đau lòng
11 trang 175 0 0 -
6 trang 121 0 0
-
6 trang 90 0 0
-
7 trang 88 0 0
-
Văn hóa học: Culturology và Cultural studies
14 trang 72 0 0 -
Đào tạo ngành Kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững
10 trang 69 0 0 -
Văn hóa phi vật thể - linh hồn của di sản Tây Nguyên
3 trang 69 0 0 -
Phong cách thể hiện ca khúc dân gian đương đại
7 trang 66 2 0 -
10 trang 64 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 63 0 0 -
Cách biểu đạt ước vọng của người Việt trong tranh dân gian
7 trang 59 0 0 -
Đổi mới đào tạo thông tin thư viện tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội
6 trang 53 0 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
Thủy thần - hệ thống tín ngưỡng dân gian tiêu biểu thời Lý - Trần
8 trang 50 1 0 -
Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa
8 trang 50 1 0 -
TRANH GƯƠNG CUNG ĐÌNH MỸ THUẬT HUẾ
7 trang 49 0 0 -
QUANG LONG TỰ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
5 trang 48 0 0 -
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 48 0 0