Từ chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin tìm hiểu tư duy mới của Đảng cộng sản Việt Nam về quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 420.45 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài viết này, tác giả tập trung làm rõ hoàn cảnh ra đời, những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới, từ đó chỉ ra một số nội dung tư duy mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin tìm hiểu tư duy mới của Đảng cộng sản Việt Nam về quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 18, Số 3 (2021) TỪ CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI CỦA V.I.LÊNIN TÌM HIỂU TƯ DUY MỚI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ QUAN HỆ SỞ HỮU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Nguyễn Thị Phương Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Khoa học, Đại Học Huế Email: phuongnguyentriet@gmail.com Ngày nhận bài: 26/3/2021; ngày hoàn thành phản biện: 5/4/2021; ngày duyệt đăng: 15/4/2021 TÓM TẮT Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin được soạn thảo năm 1921. Cho đến nay, Chính sách kinh tế mới vẫn có ý nghĩa thời đại to lớn, nhất là trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Trong bài viết này, tác giả tập trung làm rõ hoàn cảnh ra đời, những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới, từ đó chỉ ra một số nội dung tư duy mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ khóa: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, NEP, quan hệ sở hữu, tư duy mới. Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin được soạn thảo năm 1921 nhằm đưa nước Nga Xô viếtXô viết thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế, chính trị do chiến tranh để lại. Từ đó đến nay, Chính sách kinh tế mới vẫn có ý nghĩa thời đại to lớn, nhất là trong công cuộc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI (NEP) Từ năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế trong một hoàn cảnh hết sức phức tạp, đầy bi đát: công nghiệp đình trệ, nông nghiệp mất mùa, nạn đói, bệnh dịch hoành hành. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), nội chiến, can thiệp vũ trang của nước ngoài (1918 - 1920) đã tàn phá toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Năm 1920, sản lượng công nghiệp chỉ bằng 1/7 mức sản xuất năm 1913, sản lượng nông nghiệp chỉ bằng hơn ½. Giao thông vận tải bị đình trệ. Nạn đói, dịch bệnh hoành hành hầu khắp đất nước, nhất là ở các thành phố. 109 Từ Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin tìm hiểu tư duy mới của Đảng Cộng sản Việt Nam … Lúc này, người nông dân không còn đồng tình với chính sách trưng thu lương thực thừa nên khối liên minh công nông đứng trước nguy cơ tan rã. Lợi dụng tình trạng bất bình của nông dân, các thế lực phản cách mạng trong nước cũng như nước ngoài tổ chức những cuộc kích động dân chúng ở nhiều vùng, chúng đã lôi kéo được một bộ phận nông dân vào các cuộc phản loạn. Một bộ phận công nhân đã rời bỏ hàng ngũ giai cấp công nhân do nhiều nhà máy và công xưởng đã bị chiến tranh tàn phá hoặc phải ngừng hoạt động vì không có lương thực, nhiên liệu và nguyên liệu. Họ chạy về nông thôn để tránh khỏi nạn đói hoặc chuyển sang sản xuất thủ công. Trong khi đó, thế lực tự phát tiểu tư sản lại tăng lên mà như V.I.Lênin đã nhiều lần vạch rõ, thế lực tiểu tư sản là kẻ thù chính, kẻ thù nguy hiểm nhất của chủ nghĩa xã hội (liên quan đến chủ nghĩa cơ hội ở nước Nga). Cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị và xã hội của nước Nga Xô viết đã phản ánh cả vào trong Đảng Cộng sản Nga. Những đảng viên không kiên định, trong đó có không ít cán bộ lãnh đạo của Đảng rơi vào tư tưởng dao động, điều đó biểu hiện trước hết ở sự bất đồng về vấn đề công đoàn và đã làm nổ ra một cuộc tranh luận lớn rồi đi đến cuộc đấu tranh bè phái trong Đảng... Đứng trước tình hình nguy kịch đó, V.I.Lênin đã sáng suốt nhận thức rõ thực trạng của đất nước và của Đảng, đồng thời trên cơ sở nắm vững các quy luật phát triển của xã hội, nhất là các quy luật kinh tế mà định ra chiến lược và sách lược cách mạng đúng đắn, đáp ứng yêu cầu tình hình và nhiệm vụ mới của cách mạng. Trong bối cảnh ấy, từ ngày mùng 8 đến ngày 16/3/1921, Đảng Bônsêvích tiến hành Đại hội lần thứ X. Đại hội đã thông qua nghị quyết quan trọng về việc chuyển từ Chính sách cộng sản thời chiến sang Chính sách kinh tế mới (NEP). 2. NHỮNG QUAN ĐIỂM MỚI CỦA V.I.LÊNIN TRONG CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI Trước V.I.Lênin, C.Mác nghiên cứu quan hệ sở hữu gắn với việc nghiên cứu các hình thái kinh tế - xã hội và phát hiện ra quy luật cơ bản của sự phát triển xã hội loài người là quan hệ sản xuất phải phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Cơ sở lý luận để nghiên cứu quan hệ sở hữu là phải đi từ nền sản xuất xã hội, đây là quá trình tạo ra của cải vật chất cần thiết đáp ứng nhu cầu của con người. Theo C.Mác sở hữu là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất xã hội thông qua việc chiếm h ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin tìm hiểu tư duy mới của Đảng cộng sản Việt Nam về quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 18, Số 3 (2021) TỪ CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI CỦA V.I.LÊNIN TÌM HIỂU TƯ DUY MỚI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ QUAN HỆ SỞ HỮU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Nguyễn Thị Phương Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Khoa học, Đại Học Huế Email: phuongnguyentriet@gmail.com Ngày nhận bài: 26/3/2021; ngày hoàn thành phản biện: 5/4/2021; ngày duyệt đăng: 15/4/2021 TÓM TẮT Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin được soạn thảo năm 1921. Cho đến nay, Chính sách kinh tế mới vẫn có ý nghĩa thời đại to lớn, nhất là trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Trong bài viết này, tác giả tập trung làm rõ hoàn cảnh ra đời, những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới, từ đó chỉ ra một số nội dung tư duy mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ khóa: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, NEP, quan hệ sở hữu, tư duy mới. Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin được soạn thảo năm 1921 nhằm đưa nước Nga Xô viếtXô viết thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế, chính trị do chiến tranh để lại. Từ đó đến nay, Chính sách kinh tế mới vẫn có ý nghĩa thời đại to lớn, nhất là trong công cuộc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI (NEP) Từ năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế trong một hoàn cảnh hết sức phức tạp, đầy bi đát: công nghiệp đình trệ, nông nghiệp mất mùa, nạn đói, bệnh dịch hoành hành. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), nội chiến, can thiệp vũ trang của nước ngoài (1918 - 1920) đã tàn phá toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Năm 1920, sản lượng công nghiệp chỉ bằng 1/7 mức sản xuất năm 1913, sản lượng nông nghiệp chỉ bằng hơn ½. Giao thông vận tải bị đình trệ. Nạn đói, dịch bệnh hoành hành hầu khắp đất nước, nhất là ở các thành phố. 109 Từ Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin tìm hiểu tư duy mới của Đảng Cộng sản Việt Nam … Lúc này, người nông dân không còn đồng tình với chính sách trưng thu lương thực thừa nên khối liên minh công nông đứng trước nguy cơ tan rã. Lợi dụng tình trạng bất bình của nông dân, các thế lực phản cách mạng trong nước cũng như nước ngoài tổ chức những cuộc kích động dân chúng ở nhiều vùng, chúng đã lôi kéo được một bộ phận nông dân vào các cuộc phản loạn. Một bộ phận công nhân đã rời bỏ hàng ngũ giai cấp công nhân do nhiều nhà máy và công xưởng đã bị chiến tranh tàn phá hoặc phải ngừng hoạt động vì không có lương thực, nhiên liệu và nguyên liệu. Họ chạy về nông thôn để tránh khỏi nạn đói hoặc chuyển sang sản xuất thủ công. Trong khi đó, thế lực tự phát tiểu tư sản lại tăng lên mà như V.I.Lênin đã nhiều lần vạch rõ, thế lực tiểu tư sản là kẻ thù chính, kẻ thù nguy hiểm nhất của chủ nghĩa xã hội (liên quan đến chủ nghĩa cơ hội ở nước Nga). Cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị và xã hội của nước Nga Xô viết đã phản ánh cả vào trong Đảng Cộng sản Nga. Những đảng viên không kiên định, trong đó có không ít cán bộ lãnh đạo của Đảng rơi vào tư tưởng dao động, điều đó biểu hiện trước hết ở sự bất đồng về vấn đề công đoàn và đã làm nổ ra một cuộc tranh luận lớn rồi đi đến cuộc đấu tranh bè phái trong Đảng... Đứng trước tình hình nguy kịch đó, V.I.Lênin đã sáng suốt nhận thức rõ thực trạng của đất nước và của Đảng, đồng thời trên cơ sở nắm vững các quy luật phát triển của xã hội, nhất là các quy luật kinh tế mà định ra chiến lược và sách lược cách mạng đúng đắn, đáp ứng yêu cầu tình hình và nhiệm vụ mới của cách mạng. Trong bối cảnh ấy, từ ngày mùng 8 đến ngày 16/3/1921, Đảng Bônsêvích tiến hành Đại hội lần thứ X. Đại hội đã thông qua nghị quyết quan trọng về việc chuyển từ Chính sách cộng sản thời chiến sang Chính sách kinh tế mới (NEP). 2. NHỮNG QUAN ĐIỂM MỚI CỦA V.I.LÊNIN TRONG CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI Trước V.I.Lênin, C.Mác nghiên cứu quan hệ sở hữu gắn với việc nghiên cứu các hình thái kinh tế - xã hội và phát hiện ra quy luật cơ bản của sự phát triển xã hội loài người là quan hệ sản xuất phải phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Cơ sở lý luận để nghiên cứu quan hệ sở hữu là phải đi từ nền sản xuất xã hội, đây là quá trình tạo ra của cải vật chất cần thiết đáp ứng nhu cầu của con người. Theo C.Mác sở hữu là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất xã hội thông qua việc chiếm h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin Xây dựng chủ nghĩa xã hội Cương lĩnh xây dựng đất nước Văn kiện đại hội ĐảngTài liệu có liên quan:
-
Quản lý các tổ chức xã hội - nghề nghiệp hiện nay thực trạng và những vấn đề đặt ra
14 trang 354 0 0 -
Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
10 trang 279 0 0 -
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân làm chủ trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
6 trang 204 0 0 -
12 trang 195 0 0
-
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Tập 1): Phần 2
96 trang 121 0 0 -
Bài giảng Chủ nghĩa Xã hội & phương hướng đi lên Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta
14 trang 96 0 0 -
89 trang 94 0 0
-
289 trang 84 0 0
-
13 trang 78 0 0
-
Những quan điểm cơ bản về tín ngưỡng, tôn giáo trong văn kiện đại hội XII của đảng cộng sản Việt Nam
8 trang 78 0 0