
Tục thờ các vua Hùng ở núi Nghĩa Lĩnh, từ tín ngưỡng dân gian đến biểu tượng văn hoá về đại đoàn kết toàn dân tộc
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tục thờ các vua Hùng ở núi Nghĩa Lĩnh, từ tín ngưỡng dân gian đến biểu tượng văn hoá về đại đoàn kết toàn dân tộcS 3 (44) - 2013 - Di sn vn h‚a phi vt thTỤC THỜ CÁC VUA HÙNGỞ NÚI NGHĨA LĨNH, TỪ TÍN NGƯỠNGDÂN GIAN ĐẾN BIỂU TƯỢNG VĂN HOÁ VỀĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘCPGS. TS. NGUYN HU THC*ng Nguyễn Khắc Xương, một nhà địaphương học chuyên nghiên cứu về văn hóadân gian vùng đất Tổ Phú Thọ, trong mộtbài viết của mình, đã đưa ra nhận định: “Có thể làvào hồi Trần mạt, làng Trẹo, tên chữ là Triệu Phúđầu tiên xây dựng một đền ở lưng chừng núi Hùng,lấy tên “Hùng Vương Tổ miếu”, sau dân thường gọilà đền Trung”1.Nếu khảo sát của ông Nguyễn Khắc Xương làđúng, thì phải đến cuối thời Trần trên núi NghĩaLĩnh, hay còn gọi là núi Hùng mới xuất hiện nơi thờtự phản ánh tín ngưỡng thờ Hùng vương. Trước đó,núi Nghĩa Lĩnh chắc chắn đã xuất hiện các điểm thờtự liên quan đến tín ngưỡng dân gian phản ánh thếgiới quan của người Tày cổ, hoặc Việt cổ liên quanđến nền nông nghiệp trồng lúa nước.Hệ thống lại các tư liệu ghi chép về các điểm thờở núi Nghĩa Lĩnh, chúng ta dễ dàng tìm lại hình thứctín ngưỡng thuở ban đầu của các điểm thờ nói trên.Giáo sư Trần Quốc Vượng từng viết: “Tôi đã từngchứng minh rằng, đền thờ trên núi Đầu Trâu (tứcnúi Hy Cương, Nghĩa Lĩnh) vốn bản nguyên là đềnthờ thần Núi. Bài vị chính ở đền Hùng ghi lời mở“Đột Ngột Cao Sơn” với hai bài vị hai bên tả hữu ghilà “Ất Sơn” (núi phía Đông) và Viễn Sơn (núi xa, núiphía Tây và Tây Bắc)”2.Xuất phát từ quan niệm thế giới đa thần và vũtrụ gồm ba tầng: tầng trời, tầng đất, tầng nước, nênÔ* Ban Tuyên giáo Trung ngtrong tín ngưỡng cổ, người Việt đặc biệt ngưỡngkính, tôn thờ các vị thần chủ ở ba tầng trên và nhâncách hóa các vị thần ấy là những người mẹ (Mẫu). Vìthế, cho đến hôm nay, ở rất nhiều điểm thờ tự,chúng ta đều bắt gặp tín ngưỡng Tam phủ thờ MẫuThiên (Mẹ cai quản cõi trời) mặc áo choàng đỏ; MẫuĐịa (Mẹ cai quản cõi đất) mặc áo choàng xanh vàbiến thể của Mẫu Địa là Mẫu Thượng Ngàn (Mẹ caiquản núi rừng); Mẫu Thủy, gọi chệch là Mẫu Thoải(Mẹ cai quản cõi nước) mặc áo choàng trắng.Sau này, tâm thức dân gian của người Việt sángtạo thêm một cõi nữa, cõi người và tìm cho cõi nàymột vị thần chủ để tôn kính. Tín ngưỡng về bốn cõi:trời, đất, nước, người được hình thành và trải quaquá trình dài hàng nghìn năm của lịch sử dân tộcViệt. Tín ngưỡng thờ các thần chủ tự nhiên chịu tácđộng của vương quyền, đạo quyền, thần quyền(Cao Huy Đỉnh) có xu hướng nhân hóa, lịch sử hóavà địa phương hóa để đáp ứng nhiệm vụ lịch sửmỗi thời kỳ đặt ra, thể hiện ý thức, ý chí, khát vọngcủa cả cộng đồng dân tộc.Bơi qua màn sương huyền thoại và lần mở cáclớp trầm tích văn hóa, chúng tôi cho rằng, các tụđiểm tín ngưỡng ở núi Nghĩa Lĩnh thực chất phảnánh tâm thức của người dân về một tín ngưỡngbốn cõi đã bị huyền sử hóa, địa phương hóa.- Đền Thượng, tên gọi là “Kính Thiên lĩnh điện”(điện trên núi để thờ trời), là nơi có liên quan đếnthần chủ ở cõi trời. Vị thần chủ đó là ai? Chính làThánh Gióng, khởi nguyên là vị thần khổng lồ. Giáo61Nguyn Hu Thc: Tc th cŸc vua H•ng...62sư Trần Quốc Vượng viết: “Thánh Gióng - Phù ĐổngThiên Vương - lên ba tuổi vươn mình thành ngườikhổng lồ đánh giặc Ân, được thờ nơi đền Thượngcủa ngọn núi Hy Cương là huyền thoại”3;- Đền Hạ, tục truyền nơi đây Mẹ Âu Cơ trở dạsinh một bọc trăm trứng, có liên quan đến thần chủở cõi đất;- Đền Giếng, nơi thờ công chúa Tiên Dung vàNgọc Hoa, trước bàn thờ gian giữa có giếng ngọc,ấy là liên quan đến thần chủ ở cõi nước;- Đền Trung, tên là “Hùng Vương Tổ miếu”(miếu thờ Tổ Hùng Vương) liên quan đến thần chủở cõi người.Vào thế kỷ XV, dựa vào sách “Dư địa chí” củaNguyễn Trãi, được biết dân ta đã tôn 4 vị thần là“tứ bất tử” trong số bách thần ở nước ta. Đó là TảnViên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Từ Đạo Hạnh.4 vị thần này vốn là các vị thần của Đạo giáo vàPhật giáo, được dân tôn vinh và hình thành cáctrung tâm tín ngưỡng lớn ở vùng trung du vàđồng bằng Bắc Bộ. Tản Viên ở đền Và, Thánh Gióngở đền Sóc, Chử Đồng Tử ở đền Dạ Trạch và Từ ĐạoHạnh ở chùa Thày. Tản Viên là thần núi Ba Vì (cõiđất) - một ngọn núi lớn, thường tạo những cơnmưa, thứ cần đầu tiên (“nhất nước”) đối với cư dântrồng lúa nước. Thánh Gióng vốn là vị thần sấm(cõi trời), tạo sấm sét báo mưa, đem đến nguồnphân bón vô hình: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Hễnghe tiếng sấm phất cờ mà lên”, thứ cần thứ hai(“nhì phân”) đối với cư dân nông nghiệp. ChửĐồng Tử gắn với môi trường nước, lịch sử hóa vịthủy thần (cõi nước). Từ Đạo Hạnh - vị thiền sư (cõingười) đại diện lực lượng thiền sư trong xã hội thờiLý - Trần, coi Phật giáo là Quốc giáo, có ảnh hưởnglớn đến đời sống chính trị và tinh thần của ngườidân. Như vậy, vào thế kỷ XV, núi Nghĩa Lĩnh chưatrở thành một trung tâm tín ngưỡng lớn ở vùngtrung du và đồng bằng Bắc Bộ.Trong khi đó, vào thời kỳ này, văn học dân gian,với phương thức truyền miệng, các câu chuyện kểvề các vua Hùng đã lan truyền ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tục thờ các vua Hùng Núi Nghĩa Lĩnh Tín ngưỡng dân gian Biểu tượng văn hoá Đại đoàn kết toàn dân tộc Di sản văn hóaTài liệu có liên quan:
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lớp 10
85 trang 392 0 0 -
Bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh
7 trang 108 0 0 -
Tài liệu dạy học môn Giáo dục chính trị (Trình độ: Cao đẳng): Phần 2 - Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
80 trang 80 0 0 -
9 trang 72 0 0
-
10 trang 63 0 0
-
Luật tục Ê-đê về bảo vệ tài nguyên môi trường trong mối tương quan với pháp luật hiện nay
13 trang 61 0 0 -
Hiện tượng thờ cúng cô hồn của người Việt ở Tây Nam bộ từ góc nhìn văn hóa dân gian
10 trang 60 1 0 -
Cách biểu đạt ước vọng của người Việt trong tranh dân gian
7 trang 59 0 0 -
Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch ban đêm tại Hà Nội
6 trang 57 0 0 -
Phát triển du lịch di sản văn hóa của Trung Quốc và kinh nghiệm cho thành phố Hồ Chí Minh
9 trang 56 0 0 -
10 trang 54 0 0
-
11 trang 50 0 0
-
Ứng dụng công nghệ số hóa 3D cho các di tích lịch sử tại thành phố Nha Trang
8 trang 49 0 0 -
VẺ ĐỘC ĐÁO CỦA KIẾN TRÚC CHÙA ĐẠI BI VÀ THỨC TIỀN PHẬT HẬU THÁNH
7 trang 49 0 0 -
Thủy thần - hệ thống tín ngưỡng dân gian tiêu biểu thời Lý - Trần
8 trang 49 1 0 -
Nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt: Phần 1
135 trang 47 0 0 -
Thông báo số 3019/TB-TCHQ 2013
6 trang 45 0 0 -
45 trang 45 0 0
-
Di sản văn hóa với truyền thông
2 trang 42 0 0 -
CHÙA THẦY ĐỘC ĐÁO NÉT KIẾN TRÚC XỨ ĐOÀI XƯA
6 trang 40 0 0