Danh mục tài liệu

Tương đương dịch thuật và tương đương trong dịch Anh - Việt

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 163.56 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tương đương dịch thuật luôn là vấn đề trung tâm của các cuộc bàn luận về dich thuật từ khi dịch ra đời. Bài viết khảo sát những lý thuyết chính liên quan tới tương đương dịch thuật (Savory, Catford, Koller, Snell - Hornby, Venuti, v.v…) và tìm hiểu việc thiết lập tương đương dịch thuật giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Việc khảo sát cho thấy các cách phân loại về tương đương dịch thuật có thể áp dụng cho dịch Anh - Việt, tuy nhiên một sự tương đương hoàn toàn giữa bản gố và bản dịch là không thể đạt được và thành công của bản dịch phụ thuộc nhiều vào ưu tiên của người dịch trong việc chọn lựa và thiết lập loại hình tương đương hợp lý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tương đương dịch thuật và tương đương trong dịch Anh - Việt Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 26 (2010) 141-150 Tương đương dịch thuật và tương đương trong dịch Anh - Việt Lê Hùng Tiến* Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 27 tháng 8 năm 2010 Tóm tắt. Tương đương dịch thuật luôn là vấn đề trung tâm của các cuộc bàn luận về dich thuật từ khi dịch ra đời. Bài viết khảo sát những lý thuyết chính liên quan tới tương đương dịch thuật (Savory, Catford, Koller, Snell - Hornby, Venuti, v.v…) và tìm hiểu việc thiết lập tương đương dịch thuật giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Việc khảo sát cho thấy các cách phân loại về tương đương dịch thuật có thể áp dụng cho dịch Anh - Việt, tuy nhiên một sự tương đương hoàn toàn giữa bản gố và bản dịch là không thể đạt được và thành công của bản dịch phụ thuộc nhiều vào ưu tiên của người dịch trong việc chọn lựa và thiết lập loại hình tương đương hợp lý. 1. Vấn đề tương đương dịch thuật trong lý luận dịch* khác biệt này có thể là các tác giả xuất phát từ cách nhìn khác nhau về bản chất của ngôn ngữ, bản chất của dịch thuật và áp dụng các lý thuyết ngôn ngữ học khác nhau vào nghiên cứu dịch thụât. Savory [2] đã đưa ra một danh sách rất nổi tiếng tổng kết lại 12 quan niệm mâu thuẫn nhau về tương đương dịch thuật, dưới đây là một vài ví dụ: 1. Bản dịch phải dịch các từ ngữ của bản gốc. 2. Bản dịch phải dịch được các ý tưởng của bản gốc. 3. Bản dịch phải đọc giống như bản gốc. 4. Bản dịch phải đọc giống như bản dịch. 5. Bản dịch phải phản ánh được phong cách của bản gốc. 6. Bản dịch phải mang phong cách của người dịch, v.v... Khái niệm tương đương dịch thuật (translation equivalence) thường xuất hiện khi các tác giả đưa ra định nghĩa hoặc mô tả quá trình dịch thuật. Nhưng khái niệm này đặc biệt quan trọng khi vấn đề đánh giá, thẩm định bản 1.1. Những quan niệm khác nhau về tương đương dịch thuật Tương đương dịch thuật là vấn đề đã được bàn tới ngay từ khi dịch thuật ra đời. Nú luụn là khái niệm trung tâm của bất cứ công trình nghiên cứu nào về dịch thuật (Munday, [1]). Trước đây khi quan niệm dịch thuật giữa các ngôn ngữ còn đơn giản và lệ thuộc khá nhiều vào cấu trúc luận và ngôn ngữ học so sánh, tương đương dịch thuật chỉ là sự giống hoặc khác nhau giữa hai đơn vị ngôn ngữ nào đó của hai hệ thống ngôn ngữ. Nhưng ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của ngôn ngữ học và các khoa học liên quan, vấn đề tương đương trong dịch thuật càng trở nên phức tạp hơn rất nhiều nhưng đồng thời cũng sáng tỏ hơn và phục vụ hữu ích hơn cho công việc nghiên cứu và thực hành dịch thuật. Nguyên nhân của sự ______ * ĐT: 84-4-37547435. E-mail: lhtien@vnu.edu.vn 141 142 L.H. Tiến / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 26 (2010) 141-150 dịch được bàn đến. Catford [3] bàn đến tương đương chất liệu văn bản (equivalent textual material) khi ông đưa ra quan niệm dịch là sự thay thế chất liệu văn bản ngôn ngữ gốc bằng chất liệu văn bản tương đương ở ngôn ngữ nhận. Sau đó tác giả (Catford [4]) đề xuất hai loại hỡnh tương đương dịch thuật chính là tương đương ngôn ngữ học (linguistic equivalence) và tương đương ở cấp đọ văn hóa (cultural equivalence). Nida và Taber [5] bàn đến sự tương đương động (dynamic equivalence) khi các tác giả bàn đến sự cần thiết phải thiết lập một sự tương đương chức năng, tức là sự tương đương về tác động của bản dịch lên người đọc bản dịch và tác động của bản gốc lên người đọc bản gốc và cho rằng đó mới là mục đích đích thực của dịch thuật. Wilss [6] đưa ra khái niệm tương đương về mặt thông báo (communicative equivalence) trong dịch thuật. Barkhudarop [7] đặt yêu cầu cho việc dịch là phải tạo ra nội dung không thay đổi giữa bản dịch và bản gốc, tức là tương đương về ý nghĩa của văn bản. Newmark [8] cũng có quan niệm tương tự nhưng tác giả gắn ý nghĩa của văn bản với ý định của người nói/ viết là cái mà người dịch cần tạo ra cho bản dịch. Nhưng đồng thời tác giả lại nêu ra một băn khoăn rất đáng quan tâm là liệu ý nghĩa phải chuyển dịch là ý nghĩa do người viết nhằm tạo ra hay chỉ là ý nghĩa được cấu tạo lại của người dịch? Koller [9] xột tương đương dịch thuật dựa trên ý nghĩa (meaning - based) và phõn loại thành tương đương biểu vật, biểu thái, dụng học và hình thức. Baker [10] chỉ ra ba cấp độ tương đương dịch thuật dựa trên hỡnh thức ngụn ngữ là tương đương ở cấp độ từ, cấp độ câu và cấp độ văn bản. Venuti [11] lại đặt vấn đề tương đương xuất phát từ bản chất đặc biệt của dịch thuật: “Dịch thuật thường được xem xét với một sự nghi ngại vì nó không tránh khỏi việc nhập nội các văn bản ngoại, tái tạo chúng với các giá trị ngôn ngữ và văn hoá có thể thông hiểu được với một bộ phận công chúng quốc nội nào đó”. Và với định nghĩa dịch là “viết lại văn bản ngoại với ngôn ngữ và diễn ngôn bản địa”. Venuti thực sự đã đặt ra vấn đề tương đưong dịch thuật một cách tổng thể nhất đồng thời cũng phức tạp nhất. Những ý kiến khác nhau của các tác giả trên cho th ...

Tài liệu có liên quan: