Danh mục

Ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 587.03 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế" tiến hành tổng hợp các thông tin từ các công trình, bài báo, nghiên cứu và đánh giá của chuyên gia trong việc ứng dụng chuyển đổi số trong du lịch. Qua việc tổng hợp các nghiên cứu về việc chuyển đổi số trong du lịch để từ đó có thể phần nào nhận diện được những ưu điểm và hạn chế tại Việt Nam khi thực hiện cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng chuyển đổi số góp phần phát triển du lịch Việt Nam theo định hướng bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Phan Thị Minh Thảo* Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM * Tác giả liên hệ: thaominhtourguide@gmail.com TÓM TẮT Du lịch là một trong 3 ngành mũi nhọn đóng góp vào tỷ trọng GPD phát triển kinh tế của đất nước. Việt Nam nổitiếng với các điều kiện thuận lợi, tiềm năng to lớn cho du lịch bền vững. Sau giai đoạn dịch Covid – 19, đứng trước nhữngkhó khăn thách thức trên con đường phục hồi du lịch và hội nhập quốc tế, một trong những giải pháp được đề cập đến làứng dụng chuyển đổi số (CĐS) giúp ngành Du lịch nâng cao khả năng cạnh tranh và hướng đến mục tiêu phát triển bềnvững. Theo chương trình Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt,lĩnh vực kinh doanh du lịch đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh.Tuy nhiên việc ứng dụng CĐS trong ngành du lịch tại Việt Nam còn đang đối mặt với nhiều thử thách, để có thể nhanhchóng phục hồi sau đại dịch Covid – 19 và hội nhập thế giới cần phải phân tích và giải quyết nhiều khía cạnh.Tác giảthực hiện nghiên cứu định tính thông qua phương pháp tổng hợp thông tin từ các công trình nghiên cứu trước và phỏngvấn ý kiến của chuyên gia về lĩnh vực chuyển đổi số, phân tích thực trạng ưu điểm và hạn chế trong quá trình ứng dụngchuyển đổi số tại Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng chuyển đổi số nhằm phát triểnhoạt động du lịch. Từ khóa: chuyển đổi số (CĐS), du lịch, Việt NamI. ĐẶT VẤN ĐỀ1. Giới thiệu Ngành du lịch tại Việt Nam so với Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung là một trong những ngành phát triểnnhờ những thế mạnh về địa lý, lịch sử và văn hóa. Việt Nam nổi tiếng với thế giới với cảnh đẹp thiên nhiên được tạo nêntừ sự đa dạng về địa hình cả về đồi núi lẫn biển đảo. Ví dụ hiện nay VN có hơn 125 bãi biển có tiềm năng phát triển hoạtđộng kinh doanh lữ hành và các khu nghỉ dưỡng như Nha Trang – Cam Ranh (Khánh Hòa), biển Sầm Sơn (Thanh Hóa),Mỹ Khê (Đà Nẵng), Cửa Lò (Nghệ An) … Việt Nam cũng có hệ thống về nền tảng văn hóa đặc biệt thể hiện ở việc có 28di sản văn hóa đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận, du kháchnội địa và quốc tế vẫn luôn được thu hút về những làng nghề truyền thống dọc dải đất Việt Nam hình chữ S này. Theonghiên cứu lượng khách du lịch có thể đến VN quanh năm vì khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và sự phân hóa khí hậu đadạng giữa các vùng miền. Tại Hội nghị của Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số: Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh “Ưu tiên phát triển du lịchsố là lĩnh vực có mức độ sẵn sàng cao theo tinh thần Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 50/NQ-CP của Chính phủ về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đẩy nhanhquá trình chuyển đổi số, hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh”. Để hoàn thành mục tiêu xây dựng hệsinh thái du lịch thông minh thì phải ứng dụng các nền tảng số quốc gia về du lịch theo tinh thần Nghị quyết 82 của Chínhphủ. Theo Berman, S.J. (2012), chuyển đổi số tạo ra những mô hình kinh doanh mới. Chuyển đổi số đề cập đến “nhữngthay đổi liên quan đến việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số trong mọi khía cạnh của xã hội loài người” (Baker, Mark,2014). Theo Matzler và cộng sự (2016), chuyển đổi số là việc sử dụng kết hợp các công nghệ như công nghệ đám mây,cảm biến, dữ liệu lớn … để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới. Nghị quyết 08-NQ/QĐ của Bộchính trị cũng đề cập đến việc du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn là kim chỉ nan giúp các địa phương chủ động nâng cấpcơ sở hạ tầng viễn thông, cơ sở vật chất kỹ thuật, đa dạng hóa sản phẩm và tiếp cận nhiều thị trường. Hơn nữa các bêntham gia cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin để theo kịp xu hướng của thời đại, đi từ số hóa (digisation) đến chuyểnđối số (digital transformation) và sáng chế số (digital reinvention). Một mặt công nghệ góp phần xây dựng hình ảnh điểm 490đến theo nhiều cách đa dạng và ấn tượng: mặt khác, công nghệ giúp các doanh nghiệp tăng khả năng bán hàng, thể hiệngiá trị gia tăng của doanh nghiệp trong việc làm hài lòng du khách.2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết tiến hành tổng hợp các thông tin từ các công trình, bài báo, nghiên cứu và đánh giá của chuyên gia trongviệc ứng dụng chuyển đổi số trong du lịch. Qua việc tổng hợp các nghiên cứu về việc chuyển đổi số trong du lịch để từđó có thể phần nào nhận diện được những ưu điểm và hạn chế tại Việt Nam khi thực hiện cuộc cách mạng công nghệ 4.0.Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng chuyển đổi số góp phần phát triển du lịch Việt Nam theođịnh hướng bền vững.II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1. Một số vấn đề lý luận liên quan1.1. Khái niệm chuyển đổi số Theo Reis & cộng sự (2018), các định nghĩa khác nhau về CĐS có thể được phân loại thành 3 yếu tố riêng biệt gồm(1) Công nghệ - CĐS dựa trên việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số mới như phương tiện truyền thông xã hội, thiết bịdi động, phân tích hoặc thiết bị nhúng mã nguồn; (2) Tổ chức – CĐS đòi hỏi phải thay đổi quy trình tổ chức hoặc tạo ramôi trường kinh doanh mới và (3) Xã hội – CĐS là hiện tượng mà ảnh hưởng đến tất cả khía cạnh đời sống con người vídụ như tăng cường sự trải nghiệm của khách hàng. CĐS là quá trình áp dụng công nghệ số vào thay đổi con người, quy trình, chiến lược, cấu trúc và động lực cạnhtranh của một cơ sở giáo dục đại học (Gebayew và cộng sự, 2018). CĐS là việc tổ chức lại hoăc đầu tư mới vào công nghệ và mô hình ki ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: