Danh mục tài liệu

Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động đào tạo giáo dục đại học

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 286.00 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết làm rõ những vấn đề về chuyển đổi số trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Trên cơ sở phân tích cơ sở khoa học của đổi mới trong giáo dục đại học trong thời đại chuyển đổi số, bài viết đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuyển đổi số, đổi mới giáo dục đại học để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động đào tạo giáo dục đại học ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Trịnh Trọng Thành 1 1. Ban đề án Chuyển đổi số, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia theo Chương trình đến năm 2025, tầm nhìn 2030của Chính phủ, vấn đề chuyển đổi số trong giáo dục đại học trở thành nhiệm vụ quan trọng cầnđược triển khai đồng bộ. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã tạo ra làn sóng chuyển đổi sốtác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục. Với tư cách là bậc học phục vụ trựctiếp nhu cầu phát triển xã hội, giáo dục đại học chịu ảnh hưởng lớn từ xu hướng chuyển đổi số,thúc đẩy quá trình đổi mới diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Bài viết làm rõ những vấn đề về chuyển đổi số trong giáo dục nói chung và giáo dục đạihọc nói riêng. Trên cơ sở phân tích cơ sở khoa học của đổi mới trong giáo dục đại học trongthời đại chuyển đổi số, bài viết đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảchuyển đổi số, đổi mới giáo dục đại học để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới. Từ khoá: chuyển đổi số, giáo dục, trường đại học1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược của nền kinh tế quốc gia. Với nhiệm vụ chính làđào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế, các trường đại họcphải đóng vai trò tiên phong trong chuyển đổi số nhằm thực hiện thành công chiến lược chuyểnđổi số quốc gia, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn lực cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, khách quan, đóng vai trò quan trọng đối với mọi quốcgia. Nó giúp giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa Nhà nước - thị trường - xã hội, thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanhvà tiết giảm chi phí. Đồng thời, chuyển đổi số giúp nâng cao năng lực quản lý điều hành củachính quyền, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Theo Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia hướngtới xây dựng Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, phát triển giáo dục là một trongtám lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số, nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và bồidưỡng nhân tài theo đúng tinh thần Hiến pháp 2013.[1] Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và Cách mạng Công nghiệp 4.0, giáo dục cần chuyển đổi sốđể tạo tiền đề phát triển đất nước. Chính phủ đã ban hành các văn bản chỉ đạo chuyển đổi số tronggiáo dục như Quyết định 131/QĐ-TTg năm 2022 và Quyết định 1282/QĐ-BGDĐT năm 2022. Tuy nhiên, việc triển khai chuyển đổi số ở các trường đại học vẫn gặp nhiều khó khăn,đặt ra những vấn đề cần giải quyết như xác định nội dung, yêu cầu, cách thức triển khai, thuậnlợi và khó khăn, cách chuyển đổi trong từng lĩnh vực hoạt động... 504 Bài viết đề cập đến vấn đề chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo - một trong những hoạtđộng hết sức quan trọng của mỗi trường đại học.Trên cơ sở phân tích các căn cứ lý luận về đổimới giáo dục đại học trong bối cảnh chuyển đổi số, nghiên cứu đề xuất các định hướng và giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả chuyển đổi số, đổi mới giáo dục đại học để đáp ứng những yêucầu mới của giai đoạn hiện nay.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các nghiên cứu liên quan Việc nghiên cứu về đổi mới giáo dục đại học trong thời đại chuyển đổi số đang trở thànhmột hướng nghiên cứu quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Theo đó mộtsố công trình tiêu biểu trong lĩnh vực này, bao gồm: Tác giả Trần Thanh Ái (2014) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao năng lựcgiảng viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học. Tác giả khẳng định cần tìm hiểu xu hướngđổi mới và kịp thời phát hiện những bất cập để giảng viên có thể góp phần xây dựng đại họcnghiên cứu bằng cách học tập suốt đời về lĩnh vực chuyên môn và phương pháp nghiên cứukhoa học.[2] Tác giả Nguyễn Vĩnh An (2021) tập trung phân tích tác động của Cách mạng Công nghiệp4.0 và chuyển đổi số đối với mô hình đại học 4.0. Tác giả chỉ ra những ảnh hưởng mạnh mẽbuộc các trường đại học phải thích ứng, thay đổi vai trò trong xã hội, trở thành hạt nhân hợp tácvà đổi mới về giảng dạy, nghiên cứu, quản lý cũng như chiến lược phát triển.[3] Tác giả Nguyễn Thị Thu Vân (2021) nhấn mạnh sứ mệnh tiên phong của giáo dục đại họctrong thực hiện chuyển đổi số, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo. Bài viết phântích các nội dung, điều kiện bảo đảm chuyển đổi số trong các trường đại học, từ đó nêu ra cácvấn đề đặt ra hiện nay trong quá trình này.[4] 2.2. Một số khái niệm 2.2.1. Hoạt động đào tạo của trường đại học Theo quy định của Luật Giáo dục Đại học năm 2018, trường đại học được định nghĩa làcơ sở giáo dục đại học, có nhiệm vụ thực hiện các chức năng đào tạo ở các trình độ đại học,thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, và phục vụ cho cộng đồng. Do vậy, đào tạo làmột trong những chức năng cốt lõi của trường đại học, đóng vai trò quan trọng trong việcquyết định kết quả đào tạo của nhà trường. Hiện nay, có nhiều cách hiểu về đào tạo. Từ gócđộ của một quy trình có hệ thống, tác giả cho rằng hoạt động đào tạo tại trường đại học là mộtquá trình bao gồm: - Các yếu tố đầu vào: Bao gồm người dạy, người học, chương trình đào tạo, và các điềukiện hỗ trợ đào tạo. - Quá trình tổ chức đào tạo: Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, các hoạt động giảngdạy và kiểm tra đánh giá. - Kết quả đầu ra: Bao gồm kết quả tốt nghiệp của người học, khả năng có việc làm, vàmức độ đáp ứng yêu cầu cũng như khả năng phát triển sau khi tốt nghiệp của người học. - Môi trường và bối cảnh vận hành: Được ảnh hưởng bởi bối cảnh chính trị, kinh tế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: