Đối với những ao nuôi tôm sau mỗi vụ nuôi, nhất là ao nuôi đã xảy ra dịch bệnh thì thời gian cho ao nghỉ và phương pháp cải tạo ao cho vụ mới là rất quan trọng, đặc biệt khi chưa kiểm soát được nguyên nhân dịch bệnh. Cải tạo ao cũ, ao bị bệnh Để chuẩn bị cho vụ nuôi mới, cuối mỗi vụ nuôi cần thu dọn hết dụng cụ, máy móc phục vụ cho vụ trước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài lưu ý khi chuẩn bị ao cho vụ nuôi mới Vài lưu ý khi chuẩn bị ao cho vụ nuôi mớiĐối với những ao nuôi tôm sau mỗi vụ nuôi, nhất là ao nuôi đã xảy ra dịch bệnh thì thờigian cho ao nghỉ và phương pháp cải tạo ao cho vụ mới là rất quan trọng, đặc biệt khichưa kiểm soát được nguyên nhân dịch bệnh.Cải tạo ao cũ, ao bị bệnhĐể chuẩn bị cho vụ nuôi mới, cuối mỗi vụ nuôi cần thu dọn hết dụng cụ, máy móc phụcvụ cho vụ trước. Tiến hành vệ sinh, bảo dưỡng máy móc để dùng cho vụ sau. Đối vớinhững dụng cụ có thể lưu lại nước ao của vụ nuôi trước như can nhựa, máy bơm, đườngống cũng cần được vệ sinh, khử trùng cẩn thận.Tiến hành tháo cạn nước ao, bơm vét loại bỏ bùn lỏng, chất thải ra khỏi ao. Tiến hànhphơi ao, phơi ao khô nứt chân chim (đối với những ao không bị nhiễm phèn) để các chấtkhí độc cũng như các chất hóa học tồn dư từ vụ trước được phân hủy. Sau đó tiến hànhcải tạo như bình thường.Riêng đối với những ao bị bệnh nếu không chuyển sang nuôi đối tượng khác thì cần cảitạo thật kỹ qua những bước như sau:Ngâm rửa ao: Với những ao bị bệnh, dùng Chlorine diệt mầm bệnh (liều lượng 25-30kg/1.000 m3, sau đó tháo cạn và phơi ao.Dùng vôi củ CaO với liều lượng 1,5 tấn/ha, rồi tiến hành cày trục đáy ao. Phơi ao 2 - 3ngày rồi tiến hành cho nước vào ngập mặt đáy ao (ngập chân bạt), sau đó ngâm 2 - 3ngày rồi tháo cạn. Xử lý ao chuẩn bị vụ tôm mới - Ảnh: Trần ÚtTrước khi cấp nước 1 - 2 ngày, tiến hành bón lót đáy bằng vôi Dolomite với liều lượng100 kg/ha và vôi CaCO3 với liều lượng 50 kg/ha nhằm tăng cường hệ đệm và khoáng hóanền đáy.Phòng trừ địch hại và tác nhân gây bệnhĐể ngăn chặn địch hại, tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh khi cấp nước vào ao,nguồn nước phải được lọc qua túi lọc bằng vải nhiều lớp (túi vải katê...)Sau khi lấy nước vào từ 1,2 - 1,5 m tùy theo độ sâu của ao, tiến hành chạy quạt nước từ 2- 3 ngày để kích thích trứng, ấu trùng cá, giáp xác nở.Diệt tạp bằng rễ cây thuốc cá hoặc saponin. Saponin cần ngâm trong nước 24 h trước khidùng, liều lượng 10 - 15 kg/1.000 m3 nước. Dây thuốc cá dùng 4 - 5 kg/1.000 m3 nước.Có thể diệt vi khuẩn, nguyên sinh động vật bằng formol với liều lượng 30 lít/1.000 m3nước. Pha loãng formol với nước rồi tạt xuống ao, chạy quạt trong suốt thời gian xử lý.Lưu ý: Nước cấp vào ao chuẩn bị nuôi nên hạn chế sử dụng những hóa chất có tính diệtkhuẩn mạnh như Chlorine... để diệt khuẩn vì sau đó rất khó gây màu nước. Nếu bắt buộcphải sử dụng cần chạy quạt liên tục nhằm giảm lượng Chlorine để không ảnh hưởng khisử dụng các hóa chất khác hoặc gây màu nước.
Vài lưu ý khi chuẩn bị ao cho vụ nuôi mới
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 198.54 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chuẩn bị ao kinh nghiệm chăn nuôi nuôi trồng tủy sản bí quyết chăn nuôi ngư nghiệpTài liệu có liên quan:
-
Nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh
3 trang 246 0 0 -
Phương pháp thu hái quả đặc sản Nam bộ
3 trang 182 0 0 -
Hướng dẫn kỹ thuật trồng lát hoa
20 trang 107 0 0 -
Mô hình nuôi tôm sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
7 trang 104 0 0 -
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi
4 trang 91 0 0 -
Quy trình bón phân hợp lý cho cây ăn quả
2 trang 64 0 0 -
Chăm sóc thỏ mẹ và thỏ mới sinh
3 trang 56 0 0 -
Một số thông tin cần biết về hiện tượng sình bụng ở cá rô đồng
1 trang 53 0 0 -
Xử lý nước thải ao nuôi cá nước ngọt bằng đập ngập nước kiến tạo
3 trang 47 0 0 -
Kỹ thuật ương cá hương lên cá giống ba loài cá biển
6 trang 46 0 0