Danh mục tài liệu

Vai trò quản lý của nhà nước trong việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 190      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà nước, với tư cách là một thiết chế quan trọng trong kiến trúc thượng tầng thì luôn giữ một vai trò quan trọng tác động trở lại nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại ở nước ta hiện nay, Nhà nước thực hiện chức năng “bà đỡ” điều tiết vĩ mô nền kinh tế để đảm bảo sự phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò quản lý của nhà nước trong việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Nguyễn Thị Khương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 87 - 90 VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Nguyễn Thị Khương* Khoa Giáo dục chính trị - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Nhà nước, với tư cách là một thiết chế quan trọng trong kiến trúc thượng tầng thì luôn giữ một vai trò quan trọng tác động trở lại nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại ở nước ta hiện nay, Nhà nước thực hiện chức năng “bà đỡ” điều tiết vĩ mô nền kinh tế để đảm bảo sự phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Thông qua các công cụ pháp luật, các đòn bẩy kinh tế, Nhà nước đã khẳng định vai trò quan trọng của mình, thực tế sự phát triển kinh tế trong những năm qua đã chứng minh điều đó. Song, trong điều kiện nền kinh tế đang chuyển mình hội nhập toàn cầu, để thực sự phát huy hết vai trò của mình thì Nhà nước cần phải có sự thay đổi cả về phương thức và hình thức quản lý cho phù hợp. Từ khóa: Nhà nước, kinh tế, phát triển, kinh tế thị trường, quản lý 1. Phát triển kinh tế là một trong những mục tiêu chiến lược của bất cứ quốc gia nào trong đó có Việt Nam. Song, làm thế nào để phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả đồng thời đảm bảo được các yếu tố về môi trường, môi sinh, tiến bộ và công bằng xã hội lại là một câu hỏi vô cùng khó khăn và cần có lời giải đáp ngay. Ở nước ta, vấn đề phát triển kinh tế thật sự có hiệu quả và theo xu hướng bền vững thuộc về cả nhân tố khách quan lẫn chủ quan, trong đó nhân tố chủ quan giữ vai trò vô cùng quan trọng. Nhân tố chủ quan tác động tới sự phát triển này rất đa dạng, đó có thể là do vai trò lãnh đạo, quản lý của Nhà nước, có thể là do một cấp Bộ, ngành hoặc cơ quan chủ thể nào đó, cũng có thể là do bản thân các chủ thể kinh tế… Xét trên góc độ chung nhất thì thấy rằng, ở Việt nam cũng như trên thế giới hiện nay, vai trò của Nhà nước trong việc phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững là quan trọng hơn cả, bởi lẽ xét đến cùng các chủ thể kinh tế khác đều phải bắt đầu từ vai trò lãnh đạo, quản lý của Nhà nước.* 2. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nỗ lực cố gắng của đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là vai trò quản lý của Nhà nước, nền kinh tế của chúng ta có sự chuyển biến tích cực. * Tel: 01666 839020; Email: Khuonggdct@yahoo.com Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 8 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết, hàng năm, kinh tế nước ta tăng trưởng trung bình 7%. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và nhìn lại 20 năm đổi mới, Đảng ta khẳng định nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện, kinh tế vĩ mô ổn định, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các thành phần kinh tế đều phát triển. Trong vòng 5 năm gần đây, từ năm 2006 đến 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng bình quân hàng năm là 7%, đặc biệt 3 năm từ 2006 đến 2008, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,62%, cao hơn giai đoạn 2001 - 2006 (bình quân giai đoạn này là 7,5%). Nếu so với giai đoạn từ khi kết thúc chiến tranh đến trước đổi mới (từ năm 1976 đến 1985, tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta tăng bình quân là 4,6%/năm), thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta trong những năm gần đây thật đáng khâm phục, thể hiện rõ nhất là ở 3 nhóm ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; nhóm ngành công nghiệp và xây dựng; và nhóm ngành dịch vụ. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy rằng, nền kinh tế của nước ta không phát triển một cách 87 Nguyễn Thị Khương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ tự phát mà thông qua hoạt động quản lý của Nhà nước. Trong phát triển kinh tế, Nhà nước ta thực hiện chức năng “bà đỡ”, “Bà” đã thông qua các hoạt động chủ động của mình, đề ra các chính sách kinh tế vĩ mô, trực tiếp tham gia vào các tổ chức sản xuất, kinh doanh với tư cách là chủ thể kinh tế độc lập trên thị trường, qua đó hướng nền kinh tế phát triển theo đúng quỹ đạo của nó. Nếu quay trở về và nhìn lại giai đoạn trước đây hơn 20 năm thì thấy ngay vai trò to lớn của Nhà nước, thể hiện ở quá trình Nhà nước ta phấn đấu và chuyển đổi thành công mô hình quản lý từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện tại vai trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân từng bước được khẳng định và càng ngày càng được thể hiện rõ nét. Trên cơ sở nghiên cứu về nền kinh tế thị trường hiện đại trên thế giới, Nhà nước đã quyết định tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường, các loại thị trường: hàng hóa - dịch vụ, sức lao động, bất động sản, vốn… dần dần mọc lên theo hướng phục vụ và kích thích phát triển sản xuất, kinh doanh theo đúng định hướng. Nhà nước cũng đã từng bước đổi mới và hoàn chỉnh các công cụ quản lý vĩ mô: xây dựng hành lang pháp lý - mà trước hết là hệ thống luật kinh tế - đồng bộ, hoàn chỉnh, đổi mới các chính sách tài chính - tiền tệ, giá cả tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế tham gia vào hoạt động kinh tế có hiệu quả, từ đó hạn chế được mặt trái mà kinh tế thị trường đem lại. Đồng thời với quá trình đó, Nhà nước cũng đã tạo lập và xây dựng quan hệ phân phối hợp lý theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, các hình thức phân phối theo số lượng và chất lượng, theo hiệu quả lao động; phân phối qua các quỹ phúc lợi xã hội; phân phối theo tài sản, theo vốn vật chất hoặc theo trí tuệ đóng góp được sử dụng một cách công khai, hợp lý đã kích thích được các chủ thể kinh tế tham gia và hoạt động tích cực vào sự phát triển kinh tế chung, qua đó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo xu hướng tiến bộ. Tuy nhiên, xét một cách công bằng mà nói, chúng ta sẽ thấy rằng, mặc dù trong những năm, qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: