Danh mục

Vận dụng mô hình CIPO trong quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường trung học cơ sở

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.71 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày cách tiếp cận mô hình CIPO trong quản lí hoạt động giáo dục và đề xuất vận dụng mô hình CIPO trong quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường trung học cơ sở. Qua đó, có thể khẳng định được sự phù hợp của mô hình này trong quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường trung học cơ sở, góp phần đạt được mục tiêu giáo dục đề ra và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng mô hình CIPO trong quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường trung học cơ sở VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(20), 42-46 ISSN: 2354-0753 VẬN DỤNG MÔ HÌNH CIPO TRONG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Trường Đại học Thủ Dầu Một; 1 Vũ Xuân Phương1, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2 Nguyễn Đắc Thanh2,+ +Tác giả liên hệ ● Email: thanhnd@hcmue.edu.vn Article history ABSTRACT Received: 23/3/2024 Experiential and career guidance activities are essentially aiming to form and Accepted: 28/8/2024 develop three groups of competencies: life adaptation competency; activity Published: 20/10/2024 designing and organizing competency; and career-orientation competency. At the same time, this is also a mandatory educational activity, playing an Keywords important role in the establishment and development of key qualities, general CIPO model, management, competencies, and specific competencies in the 2018 General Education experiential activities, Curriculum. Through investigating the documents and research results of career guidance, secondary related local and international authors, the article discusses ways to approach schools the CIPO model (Context - Input - Process - Output) and proposes some suggestions for applying this model to managing experiential and career guidance activities in secondary schools. The results of this theoretical research will serve as the basis for practical surveys and proposing management measures to improve the quality of this educational activity.1. Mở đầu Nghị quyết số 29-NQ/TW về thực hiện định hướng đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT nước ta đã xác định phải đổimới chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lựcvà phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mĩ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề”. Thông qua các hoạt động giáo dụcsẽ giúp HS dần hình thành các phẩm chất, năng lực và khả năng vận dụng tri thức vào thực tế cuộc sống, gắn lí thuyếtvới thực tiễn (Ban Chấp hành Trung ương, 2013). Năm 2018, chương trình giáo dục phổ thông mới đã chính thức đượcBộ GD-ĐT ban hành, triển khai trên phạm vi toàn quốc. Trong đó, chương trình hoạt động trải nghiệm (HĐTN) vàHĐTN, hướng nghiệp (HN) là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 và được gọivới tên chung là HĐTN. Thực chất HĐTN là sự thay đổi tên, nhiệm vụ, chức năng và phương thức mới của hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp trong Chương trình giáo dục phổ thông 2006 trước đây, thể hiện sự đổi mới căn bản mụcđích của nhà trường phổ thông là phát triển phẩm chất và năng lực của HS, tạo sự hài hòa, cân đối giữa “dạy chữ” và“dạy người” (Trần Thị Hương và cộng sự, 2023). Bên cạnh đó, lần đầu tiên HĐTN, HN được thiết kế thành chươngtrình, được dành thời lượng riêng trong giờ lên lớp như một môn học; kết quả học tập của HS cũng được đánh giá vàsử dụng như các môn học khác trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Đinh Thị Kim Thoa và cộng sự, 2021).Để thực hiện tốt mục tiêu chương trình HĐTN ở trường phổ thông thì công tác quản lí giữ vai trò rất quan trọng vàquyết định đến sự thành công đối với hoạt động giáo dục này. Mặc dù công tác quản lí HĐTN, HN ở trường THCScũng đã sớm được quan tâm, triển khai thực hiện và đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn bộc lộnhiều hạn chế, khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện, công tác kiểm tra, đánh giá, cùng vớicác điều kiện hỗ trợ khác do tính mới của chương trình HĐTN, HN mới chỉ được áp dụng trong thời gian khá ngắn. Bài viết trình bày cách tiếp cận mô hình CIPO trong quản lí hoạt động giáo dục và đề xuất vận dụng mô hìnhCIPO trong quản lí HĐTN, HN ở trường THCS. Qua đó, có thể khẳng định được sự phù hợp của mô hình này trongquản lí HĐTN, HN ở trường THCS, góp phần đạt được mục tiêu giáo dục đề ra và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáodục trong bối cảnh hiện nay.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Các nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường trung học cơ sở Nghiên cứu về quản lí HĐTN cho HS cũng đã sớm được các nhà khoa học trên thế giới đề cập. Rijumol và cộngsự (2010) đã đưa ra kết luận rằng, quản lí thiên tai được xem là kĩ năng sống tốt nhất và có tác động tối đa khi được 42 VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(20), 42-46 ISSN: 2354-0753dạy thông qua học tập và thử nghiệm thực hành thay vì chỉ dạy nó như một môn học. Hướng dẫn cho thế hệ trẻ vềcác khía cạnh phòng ngừa, cùng cách thức thực hành khi gặp phải những tình huống thảm khốc và sự cần thiết phảicó cách tiếp cận nhân văn trong việc đối phó với thảm họa thông qua HĐTN. Ngoài ra, vai trò của người dạy vàngười học trong tình huống học tập dựa trên kinh nghiệm và một số ý nghĩa giáo dục cũng đã được giải thích (TrầnĐại Nghĩa, 2020). Giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực (NNL) tương lai và luôn cầnphải thực hiện quản lí sự thay đổi. Trách nhiệm của GV trong việc quản lí hoạt động ngoại khóa giữ một vai trò quantrọng. Để quản lí, giám sát hoạt động ngoại khóa, GV cần có sự hướng dẫn nhằm mang lại kết quả như mong muốn.Việc quản lí thời gian của các hoạt động học t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: