
Vận dụng phương pháp 'dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ' vào dạy học kỹ năng nói trong tiếng Trung Quốc
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” vào dạy học kỹ năng nói trong tiếng Trung Quốc VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP “DẠY HỌC NGÔN NGỮ THEO NHIỆM VỤ” VÀO DẠY HỌC KỸ NĂNG NÓI TRONG TIẾNG TRUNG QUỐC Nguyễn Văn Tư* Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Nhận bài: 01/10/2019; Hoàn thành phản biện: 20/11/2019; Duyệt đăng: 25/12/2019 Tóm tắt: Cùng với sự phát triển tổng hợp trên mọi lĩnh vực, đòi hỏi giáo dục cũng không ngừng đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với thực tiễn. Trong bài viết này chúng tôi tổng quan một số công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ”, đồng thời vận dụng phương pháp này vào dạy học, thông qua phiếu khảo sát điều tra chỉ ra những hiệu quả cũng như hạn chế khi vận dụng phương pháp này vào dạy học trong học phần Nói 2 tại Khoa Tiếng Trung, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Keywords: Phương pháp dạy học, dạy học theo nhiệm vụ, dạy học tiếng Trung Quốc 1. Mở đầu Từ thế kỷ 20 đã có những nhà nghiên cứu phương Tây như Krashen (1982) đã đưa ra mô thức dạy học ngoại ngữ từ “hình thức” chuyển hướng sang “ý nghĩa”, từ “có ý thức” chuyển hướng sang “vô ý thức”, từ “bộ phận” chuyển hướng sang “tổng thể”, để người học ngoại ngữ ý thức được rằng ngôn ngữ không phải là một bộ môn khoa học cứng rắn, mà phải là “học tại chỗ dùng tại chỗ”, từ đó người học mới có thể thực hiện được những giao tiếp thực tế, hoặc đạt được những mục tiêu khác. Trong đó lý luận về “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ (Task-based Language Teaching)” bàn về phương pháp giảng dạy lấy người học là trung tâm, người học là chủ yếu, người dạy là thứ yếu, người học là chủ thể hoàn thành nhiệm vụ. Trong những thập kỷ vừa qua, các học giả nước ngoài vẫn có rất nhiều nghiên cứu về phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ”. Trong đó kể đến Robinson (2001) đã thảo luận về tác động của tính phức tạp trong nhận thức của các nhiệm vụ đối với đầu ra ngôn ngữ và sự hiểu biết của người học cũng như khó khăn của nhiệm vụ và nhiều vấn đề khác nữa. Bachman (2002) đã thảo luận các vấn đề khi đánh giá hiệu quả phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ”. Lee (2004 ) đã nghiên cứu về vấn đề sử dụng ngôn ngữ của sinh viên Trung Quốc, mối quan hệ giữa chiến lược giao tiếp và nhiệm vụ giao tiếp và từ góc độ diễn ngôn của người học thảo luận về mối quan hệ giữa bộ phận ngôn ngữ thứ hai và nhiệm vụ học tập. Phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” thực sự “bùng nổ” trong giới nghiên cứu về phương pháp giảng dạy tại đất nước tỷ dân Trung Quốc, hàng loạt các nhà nghiên cứu, học giả, giáo viên đã tiến hành nghiên cứu cũng như vận dụng vào trong dạy học trong mấy thập kỷ vừa qua. Ở Việt Nam đã có các nhà nghiên cứu cũng như các giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các trường học đã có những bài nghiên cứu cũng như ứng dụng trong giảng dạy, tuy nhiên số lượng còn hạn chế. Đặc biệt là những bài viết phản ánh về tình hình vận dụng phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” trong giảng dạy ngoại ngữ còn khá ít. Các tác giả đề cập đến phương pháp này với nhiều tên gọi “dạy học theo dự án”, “dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm”, “dạy học theo phương pháp đóng vai,” v.v... Chúng tôi sử dụng thuật ngữ phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” trong bài nghiên cứu. * Email: nguyenvantu.hucfl@gmail.com Bàn về đánh giá trong dạy học theo dự án, trên “Kỉ yếu Hội nghị giảng dạy Vật lí toàn quốc (Hà Nội- 2010)”, Cao Thị Sông Hương có bài “Đánh giá trong dạy học dự án”. Tác giả đã đề xuất một phương thức đánh giá trong dạy học theo dự án, gồm: đánh giá từ phía giáo viên, đánh giá hợp tác, đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá, giúp giáo viên không chỉ đánh giá được mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh mà còn đánh giá được tính tích cực, tự lực, sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phương thức đánh giá được cụ thể hóa qua các bảng kiểm với các tiêu chí đánh giá cụ thể kết quả học tập của học sinh. Nguyễn Đình Bá và Đặng Thuỵ Liên (2010) trong bài viết “Giảng dạy ngoại ngữ bằng hình thức giảng dạy theo dự án” đã đưa ra 10 bước thực hiện nhiệm vụ: (1) Giảng viên đưa ra đề tài cho các nhóm sinh viên; (2) Sinh viên chọn đề tài và bàn luận kịch bản sẽ diễn xuất; (3) Kịch bản được viết xong, tiến hành dịch sang tiếng Hoa; (4) Giảng viên giúp sinh viên chỉnh sửa kịch bản và nội dung tiếng Hoa; (5) Sinh viên tự luyện nói ở nhà và học thuộc nội dung; (6) Sinh viên tập hợp nhóm bắt đầu diễn xuất và quay phim; (7) Chỉnh sửa clip; (8) Trình chiếu ở lớp; (9) Các nhóm sinh viên khác đóng góp ý kiến cho clip của nhóm bạn; (10) Giảng viên nhận xét và góp ý, cho điểm. Quá trình này được thực hiện trên lớp và có sự chuẩn bị kỹ lượng ở nhà. Thời gian thực hiện mỗi bước được tác giả tính là một tuần học (2 tiết). Lê Thị Trâm Anh (2019) trình bày hệ thống những vấn đề cơ bản về phương pháp dạy học theo dự án: khái niệm, ưu điểm, cách tiến hành và tình hình áp dụng phương pháp này vào dạy học tiếng Pháp tại Đại học Đà Nẵng. Đặc biệt tác giả đã tiến hành cho thực nghiệm một số dự án thực tiễn như: dự án du học, dự án tái sử dụng đồ cũ, v.v. nhận được phản hồi rất tích cực từ người học. Trên thực tế thực tế việc dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là dạy và học tiếng Trung Quốc ở Việt Nam còn gặp nhiều bất cập, chưa bắt kịp với trào lưu, vẫn còn mang nặng tính hình thức, trong đó việc dạy học kỹ năng nói - một trong bốn kỹ năng quan trọng trong dạy học ngoại ngữ vẫn còn chưa thực sự phát huy hết hiệu quả. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Khái niệm phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” Theo từ điển trực tuyến Soha định nghĩa: “Nhiệm vụ là công việc do cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức giao cho phải hoàn thành vì một mục đích cụ thể và hoàn thành trong một thời gia ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phương pháp dạy học Dạy học theo nhiệm vụ Dạy học tiếng Trung Quốc Dạy học dự án Dạy học ngoại ngữTài liệu có liên quan:
-
7 trang 385 1 0
-
Tổ chức dạy học hợp tác có sự hỗ trợ của giáo án điện tử vào môn Tin học cơ bản
5 trang 264 0 0 -
Thiết kế website hỗ trợ dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4 theo phương pháp dạy học dự án
12 trang 241 0 0 -
Sử dụng đa phương tiện trong dạy học tiếng Trung Quốc tại trường Đại học Mở Hà Nội
10 trang 194 0 0 -
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ ( QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, BÁC HỒ )
7 trang 172 0 0 -
TOLES - Một giải pháp cho vấn đề đào tạo tiếng Anh chuyên ngành luật ở Việt Nam hiện nay
6 trang 158 0 0 -
Giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học 2: Phần 1
112 trang 144 0 0 -
Dạy học theo dự án – một trong những động lực phát triển kĩ năng tự học của sinh viên
14 trang 125 0 0 -
12 trang 109 0 0
-
11 trang 109 0 0
-
142 trang 91 0 0
-
Tình hình sử dụng động từ hình thức trong tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam
10 trang 89 0 0 -
7 trang 81 1 0
-
Một số vấn đề cần chú trọng về đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay
6 trang 76 0 0 -
5 trang 70 0 0
-
16 trang 69 0 0
-
30 trang 65 0 0
-
Phương pháp dạy học hiện đại nhìn từ chất lượng đào tạo đại học - TS. Trần Long
11 trang 64 0 0 -
30 trang 60 0 0
-
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ (GIA ĐÌNH)
2 trang 60 0 0