
VẺ ĐẸP NẢY SINH TỪ LAO ĐỘNG VÀ CHIẾN ĐẤU
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VẺ ĐẸP NẢY SINH TỪ LAO ĐỘNG VÀ CHIẾN ĐẤU VẺ ĐẸP NẢY SINH TỪ LAO ĐỘNG VÀ CHIẾN ĐẤU HUY TOÀN-Việt Nam anh hùng ca Huy Toàn nhập ngũ từ 1947. Một năm sau anh làm quen với hội hoạ và mạnh dạn đã có những đóng góp ban đầu. Nói cho phải thì anh đã có chút ít vốn liếng nghệ thuật, do năng khiếu và sở thích cá nhân, ngay từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường, trước khi chính thức bước vào cuộc đời người lính; rồi nghệ thuật, từ nhu cầu công tác đã đặt ra cho anh những định hướng đi và phấn đấu để vươn lên không ngừng. Năm 1948, sau chiến dịch Sông Lô; lần đầu tiên anh bắt tay xây dựng bộ tranh truyện liên hoàn dài, gồm 2 tập, mang tên Căm thù (tập I) và Chiến thắng (tập II). Bộ tranh nét vẽ còn vụng về, in ấn chưa hoàn chỉnh, nhưng với cảm xúc mạnh và chân thật, nó đã góp một phần tích cực cho công tác tuyên truyền lúc đó. Nghệ thuật đã ra mắt công chúng. Chính anh cũng chưa dám nghĩ rằng mình sẽ trở thành “Hoạ sĩ”. Nhưng hiệu quả thì lại vượt ra ngoài cả ý muốn của người sáng tạo. Tập tranh của anh đã được giải thưởng của phòng chính trị Liên khu Mười lúc đó. Lần đầu tiên, anh hiểu nghệ thuật phải chăng là xúc cảm chân thành và mãnh liệt trước hiện thực, để rồi từ đó sẽ tái tạo lên hiện thực mới bằng hình tượng, thông qua tư duy của người nghệ sĩ ?. Anh đã đi và có mặt ở hầu khắp các nẻo đường đất nước. Từ chiến dịch Sông Lô, Biên giới đến Trung du, Đồng bằng, Điện Biên. Rồi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Anh đã tận mắt được nhìn cảnh đẹp quê hương đất nước; được chứng kiến cảnh địch tàn phá làng mạc, giết chóc và hãm hiếp đồng bào cực kỳ dã man. Thực tế ấy, đã giúp anh vốn sống, tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc. Qua từng chặng đường, anh đã dần lớn lên. Và nghệ thuật với người chiến sĩ thực sự trở thành một nhu cầu cấp thiết. Là người lính trên mặt trận văn nghệ, không trực tiếp cầm súng, vũ khí của anh phải là những bức tranh. Chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn, anh thuộc quân số sư đoàn 312 - một trong những sư đoàn chủ công mà mũi nhọn của nó đã thọc sâu vào tận hầm tên tướng giặc Đờ-cát-tơ-ri, cắm lá cờ chiến thắng, kết thúc vẻ vang trận phản công cuối cùng. Nhưng ngay khi chiến dịch mở màn, cứ điểm Him Lam bị quân ta chiếm lĩnh, sư đoàn đã lệnh cho anh vẽ tranh căng lên tuyên truyền địch vận ở đồn Bản Kéo. Giữa chiến trường vật liệu thiếu, anh đã sử dụng cả tấm vải dù chiến lợi phẩm và lấy hắc ín làm màu vẽ. Tấm tranh căng lên. Sợ ảnh hưởng tới tinh thần binh lính, địch đã ra lệnh bắn nát tấm dù, nhưng bức tranh đã làm trọn chức năng của nó. Đồn Bản Kéo đã ra hàng và bức tranh đã góp một phần vào chiến công của chiến dịch. Khi Điện Biên toàn thắng, bám sát gót chân của người chiến sĩ xung kích, anh đã có mặt ngay trong giờ phút lịch sử nóng bỏng và tự hào ấy. Chính vì thế mà sau này về Hà Nội, anh đã có đủ tư liệu và hồi ức để dựng tiếp bức tranh về chiến dịch lịch sử này. Năm 1954, hoà bình lập lại, Huy Toàn chuyển qua công tác làm báo. Anh chuyên trách phần đồ hoạ. Do yêu cầu tân văn phải làm nhiều, thường xuyên, có lẽ vì thế mà anh có lên tay, nghề nghiệp dần vững vàng hơn. Với chất liệu nghệ thuật - đặc biệt là sơn dầu - không giống như số đông các đồng nghiệp, anh đã bắt đầu làm quen với nó không phải bằng thứ hoạ phẩm chính thống mà bằng màu sơn cánh cửa - thứ vật liệu chỉ dùng cho công nghiệp xây dựng - Chính ba bức sơn dầu đầu tay Lá cờ thưởng luân lưu của Bác, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Kéo pháo vào Điện Biên là anh đã hoàn thành bằng chất liệu này. Năm 1957, ba năm sau hoà bình lập lại, anh dựng tranh Những viên đạn trả thù. Nhân vật chính trong tranh là một anh chiến sĩ bị trọng thương sắp ngã xuống; bên cạnh anh một đồng đội mắt nảy lửa căm thù đang xả súng vào lũ giặc. Tác phẩm hoàn thành đã được in màu giới thiệu trên Báo ảnh Quân đội năm 1958. Tiếp theo, anh dựng tranh Bắt sống tướng giặc Đờ Cát-tơ-ri. Tác phẩm này anh đã hoàn thành suốt thời gian dài từ 1958-1974. Năm 1964, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Trong không khí còn nóng bỏng hận thù, từ trận địa trở về với số ký hoạ vừa ghi được, anh đã dựng tranh dầu lịch sử Trận đánh ngày 5-8-1964. Hai năm sau, 1966, sau chuyến đi thực tế khu Tư, Nam Ngạn, anh lại dựng tranh dầu Hàm Rồng - Nam Ngạn, nói về những người nữ dân quân anh hùng, trong đó có những nhân vật quen biết như Nguyễn Thị Tuyển, Nguyễn Thị Hằng. Những tác phẩm này của anh đã ra mắt công chúng kịp thời, như những bản báo cáo thiết thực nhất đối với người chiến sĩ văn nghệ trong chiến đấu. Có thể nói anh là một trong số những hoạ sĩ có phản xạ nhanh, nhạy bén với thời cuộc và sự kiện, rồi bằng tốc độ làm việc khẩn trương, cần cù, anh đã đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ trước mắt của cách mạng. Và từ số lượng tác phẩm, anh đã đúc rút để tiến dần đến sự đánh đổi về chất lượng. Có thể nói đó cũng là một trong nguyên tắc tự học và tự rèn của Huy Toàn. Mùa thu năm 1969, Bác Hồ qua đời! Xúc động trước cái tang chung của t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
vẻ đẹp lao động mỹ thuật truyền thống mỹ thuật hiện đại họa sỹ việt nam nghiên cứu văn hóa kiến thức mỹ thuật trường phái nghệ thuậtTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 349 0 0 -
Thể thơ và nghệ thuật sử dụng câu chữ trong ca dao - dân ca xứ Nghệ
8 trang 338 0 0 -
50 năm ngày Marilyn Monroe qua đời: Đẹp đến đau lòng
11 trang 175 0 0 -
6 trang 121 0 0
-
6 trang 90 0 0
-
7 trang 88 0 0
-
Văn hóa học: Culturology và Cultural studies
14 trang 72 0 0 -
Đào tạo ngành Kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững
10 trang 69 0 0 -
Văn hóa phi vật thể - linh hồn của di sản Tây Nguyên
3 trang 69 0 0 -
Phong cách thể hiện ca khúc dân gian đương đại
7 trang 66 2 0 -
10 trang 64 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 63 0 0 -
Cách biểu đạt ước vọng của người Việt trong tranh dân gian
7 trang 59 0 0 -
Đổi mới đào tạo thông tin thư viện tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội
6 trang 53 0 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
Thủy thần - hệ thống tín ngưỡng dân gian tiêu biểu thời Lý - Trần
8 trang 50 1 0 -
Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa
8 trang 50 1 0 -
TRANH GƯƠNG CUNG ĐÌNH MỸ THUẬT HUẾ
7 trang 49 0 0 -
MỖI BỨC TRANH MỸ THUẬT - MỘT TẤM LÒNG
11 trang 48 0 0 -
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 48 0 0