
VỀ NHỮNG CON NGƯỜI CAO NHÃ - Zarathustra đã nói như thế
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VỀ NHỮNG CON NGƯỜI CAO NHÃ - Zarathustra đã nói như thế Zarathustra đã nói như thế VỀ NHỮNG CON NGƯỜI CAO NHÃ Đáy biển cưu mang trong hồn ta thì tĩnh lặng. Ai là kẻ đoán được rằngnó ẩn giấu những con quái vật vui tươi? Biển sâu của ta bất động tịch nhiên, nhưng nó lấp lánh những ẩn ngữcùng những tiếng cười bập bềnh. Hôm nay ta đã gặp một con người cao nhã, một con người nghiêmtrang bệ vệ, một kẻ khổ hạnh của tinh thần: ồ! Linh hồn ta đã cười ngặtnghẽo trước vẻ xấu xí của hắn! Ngực phồng căng như kẻ hít đầy không khí, con người cao nhã đứngđấy, im lặng: Trang sức bằng những chân lý xấu xí khủng khiếp, chiến lợi phẩm saucuộc săn, và mặc những bộ quần áo tả tơi; trên người hắn cũng trang điểmnhiều gai - nhưng ta chẳng hề thấy có lấy một đóa hoa hồng. Hắn còn chưa học biết được tiếng cười và vẻ đẹp. Vẻ mặt ủ rũ buồnrầu, tay thợ săn đó vừa trở về từ khu rừng tri thức. Hắn đã từ cuộc chiến trở về với những con dã thú: nhưng sự nghiêmtrang trì trệ của hắn hãy còn bộc lộ một con dã thú - một con dã thú chưa bịchế phục. Hắn vẫn đứng đó như một con hổ sắp nhảy chồm lên, song ta khôngưa những linh hồn căng thẳng như linh hồn hắn. Hỡi các bạn, các bạn sẽ bảo ta rằng không nên tranh luận về sở thíchvà màu sắc. Nhưng cả cuộc đời là trường chiến đấu xoay quanh những sởthích cùng những màu sắc. Sở thích vừa là quả cân, vừa là chiếc cân; và khốn thay cho tất cả sinhvật nào muốn sống mà không có sự tranh đấu về những quả cân, chiếc câncùng người sử dụng cân! Con người cao nhã đó chán ngán tính cao nhã của mình, lúc bấy giờhắn sẽ băt đầu đẹp ra; chỉ khi đó ta mới có thể thưởng thức nổi hắn và thấyhắn là ngon lành khoái khẩu. Vì chỉ khi nào quay mặt khỏi chính mình, hắn mới vượt qua đượcchiếc bóng của mình, thật vậy, khi đó hắn mới nhảy vào mặt trời của mình. Kẻ khổ hạnh của tinh thần đó đã ngồi trong bóng mát quá lâu; đôi máhắn đã trở thành xanh mét, và trong khi chờ đợi, hắn gần như chết đói. Ta còn đọc thấy trong mắt hắn một vẻ khinh thị với nếp nhăn chántởm trên đôi môi. Quả thật, giờ đây hắn đang nghỉ ngơi, nhưng để nghỉ ngơi,hắn đã không nằm dài dưới ánh nắng mặt trời: Hắn phải làm như con bò rừng; và hạnh phúc của hắn phải bốc lênmùi đất chứ không phải mùi của sự khinh bỉ mặt đất. Ta thích nhìn thấy hắn giống như một con bò rừng màu trắng, thở phìphò, la rống trước chiếc cày: và lời la rống đó phải là tiếng hát ca tụng tất cảnhững gì thuộc về mặt đất trần gian. Khuôn mặt hắn ám tối; bóng tối của bàn tay hắn nô giỡn trên mặt. Tianhìn hắn hãy còn chìm sâu trong bóng tối. Chính hành động của hắn hãy còn là một bóng tối phóng chiếu trênhắn: bàn tay làm tối ám kẻ hành động[1]. Hắn hãy còn chưa vượt bỏ đượchành động của mình. Dẫu ta yêu thích cái gáy bò rừng của hắn, nhưng giờ đây ta cũngmuốn nhìn thấy tia nhìn của thiên thần. Hắn cũng phải học quên đi ý chí anh hùng: ta muốn hắn là một kẻđược nâng cao chứ không phải chỉ là một con người cao nhã: - khí tinh thuầncủa chính hắn, con người không ý chí, phải nâng hắn lên cao. Hắn đã nhiếp phục những quái vật, hắn đã soi thấu những ẩn ngữ:nhưng hắn cũng phải giải thoát cho những quái vật c ùng những ẩn ngữ củahắn; hắn phải chuyển hóa chúng thành những đứa con của trời cao. Tri thức của hắn hãy còn chưa học cười và học được đức không ganhghét; ngọn trào đam mê của hắn hãy còn chưa dịu xuống trong vẻ đẹp. Thực vậy, khát vọng của hắn phải câm tiếng đắm chìm xuống khôngphải trong sự thỏa mãn chán chê mà là trong vẻ đẹp. Sự duyên dáng là thành phần của sự khoan thứ nơi những tâm hồn caođại. Cánh tay lơ đễnh vắt ngang đầu: kẻ anh hùng phải nghỉ ngơi như thế,hắn phải vượt thắng như thế ngay cả trong sự nghỉ ngơi của mình. Nhưng chính bởi vì, đối với người anh hùng, vẻ đẹp là điều khó khănnhất trong tất cả mọi sự. Vẻ đẹp vượt thoát khỏi mọi ý chí tàn bạo. Ở đây hơn một tí, kém một tí, cũng đã là nhiều rồi, và cũng chính làđiểm thiết yếu. Hỡi những con người cao nhã! Điều khó khăn nhất đối với các ngươilà giữ cho bắp thịt được dãn ra yên nghỉ và ý chí được tháo gỡ yên cương. Khi quyền lực trở thành duyên dáng và đi xuống cõi hữu hình thì tagọi sự đi xuống đó là vẻ đẹp. Ta chẳng đòi hỏi vẻ đẹp nơi bất cứ ai nhiều hơn là mi, hỡi mi là kẻquyền lực: lòng thiện hảo của mi phải là sự chiến thắng cuối cùng đối với tựthân mi. Ta tin rằng mi có khả năng làm tất cả mọi điều hung dữ, chính vì thếta muốn điều thiện cho mi. Thực ra, ta luôn luôn cười những kẻ yếu đuối tưởng mình là thiện hảotốt lành vì chúng có đôi chân tàn tật! Mi phải băt chước đức hạnh của chiếc cột: càng lên cao, chiếc cộtcàng luôn xinh đẹp, thanh nhã hơn; nhưng ở bên trong, nó càng cứng rắn vàchịu đựng kiên trì hơn. Vâng, hỡi con người cao nhã, một ngày kia mi sẽ xinh đẹp và mi sẽđưa chiếc gương soi cho sắc đẹp mi soi mặt vào. Lúc bấy giờ linh hồn mi sẽ rùng mình run rẩy vì những khát vọng linhthánh; và sẽ có sự tôn sùng kính ngưỡng ngay cả trong tính huênh hoang phùphiếm của mi! Bởi vì đây là bí ẩn của linh hồn: chỉ khi nào kẻ anh hùng đã lìa bỏ linhhồn, lúc đó kẻ siêu-anh-hùng mới tiến đến gần nó trong giấc mộng. Zarathustra đã nói như thế. Chú thích: [1] “bàn tay làm tối ám kẻ hành động”: die Hand verdunkelt denHandelnden. Nietzsche chơi chữ với chữ Hand: bàn tay và chữ Handelnden(cũng có chữ Hand): kẻ hành động. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Zarathustra triết học theo Zarathustra triết học tài liệu triết học sách triết học triết học thế giới các tư tưởng của triết họcTài liệu có liên quan:
-
27 trang 357 2 0
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 323 0 0 -
Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 2
92 trang 301 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 291 0 0 -
Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 1
93 trang 174 0 0 -
13 trang 152 0 0
-
Tiểu luận đề tài : Triết học phật giáo
25 trang 139 0 0 -
12 trang 137 0 0
-
Chủ đề Một vài suy nghĩ về tư tưởng triết học Việt Nam trong nền văn hoá dân tộc'
18 trang 135 0 0 -
24 trang 134 0 0
-
18 trang 133 0 0
-
Tiểu luận triết học - Việt Nam trong xu thế hội nhập và phát triển dưới con mắt triết học
38 trang 99 0 0 -
HỆ THỐNG CÂU HỎI – ĐÁP ÁN GỢI MỞ & HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN
487 trang 95 0 0 -
Tiểu luận triết học - Máy móc đại Công nghiệp, vai trò của nó đối với nền kinh tế Việt Nam
13 trang 92 0 0 -
81 trang 92 1 0
-
TIỂU LUẬN: Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức
18 trang 87 0 0 -
TIỂU LUẬN: Sự khác biệt căn bản của triết học phương Tây và phương Đông
9 trang 83 1 0 -
13 trang 69 1 0
-
10 trang 65 0 0
-
Danh sách 130 Tiểu luận về Triết học
5 trang 65 0 0