Danh mục tài liệu

Xã hội học giáo dục: Vấn đề và định hướng nghiên cứu trong những năm tới

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.06 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu những chủ đề cơ bản thuộc loại kinh điển của xã hội học giáo dục như cơ hội giáo dục và chức năng xã hội của giáo dục. Xã hội học phải đối mặt với những vấn đề thực tiễn và lý luận cần phải phải giải quyết theo cách tiếp cận lý thuyết hệ thống tổng quát với những dữ liệu thống kê xã hội về giáo dục có “vấn đề luôn khan hiếm”. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xã hội học giáo dục: Vấn đề và định hướng nghiên cứu trong những năm tới XÃ HỘI HỌC GIÁO DỤC: VẤN ĐỀ VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG NHỮNG NĂM TỚI GS.TS. Lê Ngọc Hùng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội 1. Đặt vấn đề Bối cảnh quốc tế. Trên thế giới xã hội học giáo dục là một chuyên ngành củakhoa học xã hội học đã sớm phát triển theo con đường lý luận gắn với thực tiễn dưới haitên gọi là Educational Sociology và Sociology of Education. Ở Hoa Kỳ, vào năm 1917xã hội học giáo dục được định nghĩa là lĩnh vực xã hội học ứng dụng các lý thuyết,phương pháp, nguyên lý xã hội trong nghiên cứu giáo dục1. Đến gần giữa những năm1920, xã hội học giáo dục bắt đầu đi lên2 với đối tượng nghiên cứu là giáo dục như mộtquá trình xã hội, nhà trường như một thiết chế xã hội và các yếu tố xã hội vừa là nguyênnhân và vừa là hệ quả của giáo dục. Nói ngắn gọn, xã hội học giáo dục nghiên cứu mốiquan hệ qua lại, mối tương tác giữa xã hội và giáo dục. Trước đó, vào những năm 1890ở Pháp nhà xã hội học Emile Durkheim đã chỉ ra các chức năng xã hội hóa của giáo dụcqua đó các hệ giá trị, chuẩn mực xã hội được “nội nhập hóa” vào người học3. Trong khiđó ở Hoa Kỳ, nhà triết học John Dewey chỉ rõ mối quan hệ của xã hội và nhà trườngtrong hành động học bằng cách thực hành (learning by doing): xã hội dân chủ đòi hỏinhà trường phải thực hiện giáo dục dân chủ thông qua việc người học thực hành dân chủtrong lớp học4. Hiện nay ở Hoa Kỳ xã hội học giáo dục tiếp tục quan tâm 3 chủ đề lớn5:(i) Bất bình đẳng xã hội của giáo dục bao gồm bất bình đẳng giới; (ii) Bạo lực học đườngbao gồm bạo lực giữa giáo viên với học sinh và bạo lực giữa các học sinh với nhau; (iii)Tự chủ và trách nhiệm giải trình và chủ đề quá tải của giáo viên khi cả nhà trường vànhất là giáo viên luôn phải chịu sức ép từ công việc và áp lực từ xã hội. Câu hỏi nghiên cứu. “Trông người lại ngẫm đến ta”. Câu hỏi nghiên cứu đặt rađối với bài viết này là ở Việt Nam thì sao: xã hội học giáo dục ở Việt Nam phát triển1 Smith, Walter Robinson. 1917. The Foundations of Educational Sociology. American Journal of Sociology,22(6): 761-78.2 Saha, Lawrence J. 2015. Educational Sociology. International Encyclopedia of the Social & BehavioralSciences, 2nd edition, 7: 289–96.3 Durkheim, E. 1956. Education and Sociology. New York: Free Press.4 Dewey, John. 1909/2013. Cách ta nghĩ. Hà Nội: Nxb Tri thức.5 Ballentine, Jeanne H., Hammack, Floyd M. 2012. The Sociology of Education: A Systematic Analysis. Boston:Pearson. 158như thế nào? gặp phải những vấn đề gì? Định hướng phát triển của xã hội học giáo dụctrong tương lai như thế nào?2. Cách tiếp cận nghiên cứu Để trả lời những câu hỏi này bài viết sử dụng cách tiếp cận lý thuyết hệ thốngtổng quát của các tác giả nổi tiếng thế giới nhưng có thể còn ít được vận dụng trong cácnghiên cứu xã hội học giáo dục. Đây chính là một “vấn đề” đặt ra. Cách tiếp cận lýthuyết này do Ludwig Bertalanffy khởi xướng với từ khóa là “hệ thống mở” với môitrường và được các tác giả như Talcott Parsons, Niklas Luhmann và nhất là JamshidGharajedaghi nghiên cứu phê phán và phát triển. Cách tiếp cận lý thuyết hệ thống đòihòi phải xem xét hệ thống theo các nguyên lý tiến hóa, chuyên môn hóa bên trong vàbên ngoài, vừa phân hóa, khác biệt hóa với môi trường và vừa thích ứng với môi trường1.Bài viết này vận dụng cách tiếp cận lý thuyết hệ thống tổng quát để đưa ra luận điểm cơbản rằng xã hội học giáo dục đang gặp phải vấn đề thực tiễn giáo dục chưa theo kịp yêucầu phát triển xã hội, phát triển con người và vấn đề nghiên cứu khoa học còn “thiếutính hệ thống” và “thiếu dữ liệu thống kê xã hội về giáo dục”. Do vậy, định hướng pháttriển xã hội học giáo dục trong những năm tới có thể là. một mặt, kế thừa nghiên cứucác chủ đề vốn có của xã hội học giáo dục như chủ đề cơ hội giáo dục, chức năng xã hộicủa giáo dục. Mặt khác, xã hội học giáo dục định hướng sang nghiên cứu những vấn đềmới của giáo dục như một hệ thống xã hội mở trong mối tương tác biện chứng với cácmôi trường xung quanh, nhất là các thị trường cạnh tranh trong nước và quốc tế. Trongđó định hướng cơ bản nhất, quan trọng nhất là nghiên cứu xây dựng xã hội học tập thíchứng với sự biến đổi và phát triển xã hội, phát triển con người. 3. Tổng quan xã hội học giáo dục ở Việt Nam Tương tự như các khoa học khác, xã hội học giáo dục được nghiên cứu sớmnhưng sự phát triển thực sự của nó đòi hỏi hoạt động đào tạo để phổ biến tri thức khoahọc và xây dựng đội ngũ những người nghiên cứu và phát triển ngành, chuyên ngànhkhoa học này. Ở Việt Nam, xã hội học giáo dục chính thức được nghiên cứu và pháttriển trong thời kỳ Đổi mới kinh tế xã hội của đất nước từ năm 1986 đến nay. Các chủđề của xã hội học giáo dục ...