Danh mục tài liệu

Xác định điểm ngưỡng trong quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 463.73 KB      Lượt xem: 47      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này có mục tiêu xác định điểm ngưỡng trong quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại 9 quốc gia ASEAN, sử dụng số liệu bảng trong giai đoạn 1990-2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngưỡng lạm phát tại các quốc gia ASEAN là 4%. Nếu tỷ lệ lạm phát bằng hoặc thấp hơn ngưỡng này thì lạm phát và tăng trưởng kinh tế có quan hệ dương. Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát vượt qua ngưỡng 4% thì quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế lại chuyển sang quan hệ âm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định điểm ngưỡng trong quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 3 (2015) 42-51 Xác định điểm ngưỡng trong quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN Lê Thanh Tùng* Trường Đại học Tôn Đức Thắng, 19 Nguyễn Hữu Thọ, Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Nhận ngày 14 tháng 7 năm 2014 Chỉnh sửa ngày 10 tháng 9 năm 2015; chấp nhận đăng ngày 25 tháng 9 năm 2015 Tóm tắt: Sự phát triển ổn định, bền vững của nền kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có kiềm chế tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải. Bài viết này có mục tiêu xác định điểm ngưỡng trong quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại 9 quốc gia ASEAN, sử dụng số liệu bảng trong giai đoạn 1990-2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngưỡng lạm phát tại các quốc gia ASEAN là 4%. Nếu tỷ lệ lạm phát bằng hoặc thấp hơn ngưỡng này thì lạm phát và tăng trưởng kinh tế có quan hệ dương. Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát vượt qua ngưỡng 4% thì quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế lại chuyển sang quan hệ âm. Từ khóa: Ngưỡng lạm phát, tăng trưởng kinh tế, ASEAN. không phải là quan hệ tuyến tính mà là quan hệ phi tuyến tính [4, 5, 6]. Có nghĩa là tại các điểm mà tỷ lệ lạm phát vừa phải thì lạm phát và tăng trưởng kinh tế có quan hệ dương (kích thích) hoặc lạm phát không tác động đến tăng trưởng, tuy nhiên khi tỷ lệ lạm phát tăng cao thì lạm phát lại có tác động âm (kìm hãm) đến tăng trưởng. Như vậy, nếu lạm phát cao kìm hãm tăng trưởng kinh tế thì tỷ lệ lạm phát bao nhiêu là tốt cho nền kinh tế, mức 9% hay 6%, hoặc thậm chí 0% có hợp lý không? Để trả lời câu hỏi này, phải xác định được điểm ngưỡng mà tại đó mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế thay đổi, chuyển từ quan hệ dương sang âm. Bên cạnh đó, nếu xác định được ngưỡng lạm phát đồng nghĩa với việc xác định được khoảng mà trong đó tỷ lệ lạm phát là tối ưu cho tăng trưởng kinh tế để làm căn cứ hoạch định, điều hành chính sách cho phù hợp. 1. Giới thiệu ∗ Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại, trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các quốc gia cần phải quan tâm đến việc ổn định mức giá chung (ổn định lạm phát). Nếu muốn có tăng trưởng kinh tế bền vững thì các quốc gia phải gắn kết được giữa tỷ lệ tăng trưởng cao với tỷ lệ lạm phát vừa phải và tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp thấp. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lạm phát có tác động âm đến tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn, cho thấy lạm phát kìm hãm tăng trưởng [1, 2, 3]. Tuy nhiên, đáng lưu ý, một số nghiên cứu lại khám phá rằng bản chất mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn _______ ∗ ĐT: 84-918796756 Email: lethanhtung@tdt.edu.vn 42 L.T. Tùng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 3 (2015) 42-51 Trong vài thập kỷ gần đây, ngoài vị trí địa chính trị quan trọng thì các nước Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng có nhiều thế mạnh trên một số phương diện như chi phí nhân công rẻ, cơ cấu dân số trẻ, thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao, môi trường kinh doanh năng động, thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, ASEAN được cộng đồng quốc tế nhìn nhận là một trong những khu vực có tăng trưởng kinh tế mạnh nhất tại châu Á, thậm chí xét trên bình diện toàn thế giới. Tuy nhiên, ASEAN chủ yếu bao gồm các quốc gia đang phát triển nên thường phải đối mặt với những biến động của lạm phát. Lạm phát được xem như một trong những nguyên nhân gây bất ổn vĩ mô, sụt giảm tăng trưởng kinh tế tại nhiều quốc gia trong khu vực. Mục tiêu nghiên cứu của bài viết là sử dụng mô hình kinh tế lượng để trả lời thấu đáo hai câu hỏi sau: (i) Có tồn tại điểm ngưỡng trong quan hệ tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại các quốc gia ASEAN không? (ii) Nếu có thì ngưỡng lạm phát này là bao nhiêu? Qua việc trả lời các câu hỏi trên, bài viết kỳ vọng sẽ bổ sung thêm vào cơ sở lý thuyết nghiên cứu về ngưỡng lạm phát cũng như cung cấp thêm thông tin tham khảo cho các đối tượng hữu quan trong việc xác định lạm phát mục tiêu thời gian tới. Bên cạnh đó, do tác giả sử dụng số liệu từ nguồn cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) (4 bộ dữ liệu là Key Indicators for Asia and the Pacific 1999, 2006, 2008, 2013) nhưng hiện tại trong cơ sở dữ liệu này chưa cập nhật đầy đủ số liệu của Lào. Do đó, nghiên cứu này chỉ giới hạn trong phạm vi 9 nước là Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Thời gian nghiên cứu cũng được giới hạn trong giai đoạn từ năm 1990-2012 [7]. 43 2. Tổng quan một số nghiên cứu về ngưỡng lạm phát trên thế giới Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế là một chủ đề kinh tế vĩ mô quan trọng và được nhiều chuyên gia kinh tế quan tâm nghiên cứu. Một trong những nghiên cứu đầu tiên về việc tồn tại của ngưỡng lạm phát là nghiên cứu của Fischer (1993), trong đó tác giả phát hiện ra mối quan hệ dương giữa lạm phát và tăng trưởng tại các tỷ lệ lạm phát thấp, tuy nhiên khi lạm phát tăng cao thì quan hệ lại chuyển sang âm [4]. Phát hiện này tiếp tục được khẳng định qua kết quả nghiên cứu của Sarel (1996) [5], Ghosh và Phillips (1998) [6]. Tiếp theo, nghiên cứu thực nghiệm được Khan và Senhadji (2001) tiến hành trên một mẫu lớn với 140 quốc gia đã phát hiện ra ngưỡng lạm phát mà theo đó tăng trưởng và lạm phát có quan hệ dương nếu tỷ lệ lạm phát thấp hơn hoặc bằng mức ngưỡng, sau đó chuyển sang mức âm nếu tỷ lệ lạm phát vượt điểm ngưỡng [8]. Các tác giả phát hiện ngưỡng lạm phát là 3% tại các quốc gia công nghiệp và 11% đối với các quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu của Kremer và cộng sự (2009) thực hiện trên một mẫu khá lớn với 124 quốc gia trong giai đoạn 1950-2004 chỉ ra rằng lạm phát mục tiêu tại các nước đã công nghiệp hóa chỉ nên bằng hoặc thấp hơn mức 2%, còn đối với các quốc gia chưa công nghiệp hóa thì mức lạm phát vượt quá 17% sẽ kìm hãm tăng trưởng kinh tế [9]. Nghiên cứu của Villavicencio và Mignon (2011) với 44 quốc gia cho thấy tại các nước phát triển, qu ...