Xác định trọng số các nhân tố ảnh hưởng và phân cấp nguy cơ cháy rừng tại Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.03 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phát hiện và hiểu rõ các nhân tố gây cháy rừng góp phần lớn cho việc nghiên cứu toàn diện về cháy rừng và công tác phòng chống cháy rừng. Nghiên cứu được thực hiện tại Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát, tỉnh Nghệ An bằng các phương pháp: chuyên gia, GIS – Viễn thám, phân tích thứ bậc (AHP).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định trọng số các nhân tố ảnh hưởng và phân cấp nguy cơ cháy rừng tại Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2019-0035 Social Sciences, 2019, Volume 64, Issue 5, pp. 146-156 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn XÁC ĐỊNH TRỌNG SỐ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ PHÂN CẤP NGUY CƠ CHÁY RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT, TỈNH NGHỆ AN Trần Thị Tuyến Viện Nông nghiệp và Tài nguyên, Trường Đại học Vinh Tóm tắt. Phát hiện và hiểu rõ các nhân tố gây cháy rừng góp phần lớn cho việc nghiên cứu toàn diện về cháy rừng và công tác phòng chống cháy rừng. Nghiên cứu được thực hiện tại Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát, tỉnh Nghệ An bằng các phương pháp: chuyên gia, GIS – Viễn thám, phân tích thứ bậc (AHP). Kết quả nghiên cứu chỉ ra các nhân tố gây cháy rừng tại khu vực gồm: kiểu thảm rừng, nhiệt độ, mức độ khô hạn, khoảng cách đến đường giao thông, mật độ sông suối, khoảng cách đến điểm dân cư, độ cao địa hình, độ dốc, hướng địa hình. Trong đó, các nhân tố có trọng số cao nhất là: kiểu thảm rừng (0,219), mức độ khô hạn (0,162), khoảng cách đến điểm dân cư (0,149). Dựa trên kết quả phân tích các nhân tố và phân cấp bản đồ thành phần, bản đồ nguy cơ cháy rừng được xây dựng cho VQG Pù Mát gồm 5 cấp: không có nguy cơ (cấp 1), nguy cơ thấp (cấp 2), nguy cơ trung bình (cấp 3), nguy cơ cao (cấp 4), nguy cơ rất cao (cấp 5). Từ khóa: Nhân tố gây cháy rừng, VQG Pù Mát, Bản đồ nguy cơ cháy rừng. 1. Mở đầu Cháy rừng gây ra nhiều hậu quả lớn như: mất cân bằng sinh thái, giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến môi trường, tăng khí CO2, hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng đến kinh tế, cuộc sống của người dân. Ngày nay, khí hậu thay đổi, mở rộng phát triển sản xuất, tích lũy nhiên liệu và các yếu tố khác làm tăng nguy cơ cháy rừng. Điều này đòi hỏi các phương pháp mới giúp kiểm soát, giảm bớt đám cháy và tăng tốc phục hồi rừng (Stephens et al. 2016; Schoennagel et al. 2017) [1]. Các nghiên cứu về cháy rừng đã được thực hiện tại nhiều nước trên thế giới (Gifford Pinchot, Jensen and Thompson 2016, Barnett, K., S.A. Parks, 2016,…) [2]. Ở nước ta, các nghiên cứu tập trung vào xác định vật liệu cháy (Lưu Thế Anh và cộng sự, 2013) [3], phát hiện nhân tố gây cháy như yếu tố thời tiết (Nguyễn Văn Quý và cộng sự, 2017) [4], phân cấp nguy cơ cháy rừng (Nguyễn Ngọc Thạch và cộng sự) [5], phân tích các điểm cháy và phân vùng nguy cơ cháy rừng bằng công nghệ GIS – Viễn thám (Phạm Ngọc Hải, Phạm Văn Cự và cộng sự) [6]. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi kiểu rừng, mỗi loại thảm thực vật có nguy cơ cháy khác nhau. Các điều kiện địa lý khác nhau (địa hình, khí hậu,…) ảnh hưởng đến nguy cơ cháy của từng khu vực. Nghiên cứu này tập trung vào xác định tác động của các điều kiện địa lí đến nguy cơ cháy rừng và thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng tại Vườn Quốc gia Pù Mát. VQG Pù Mát thuộc Khu Dự trữ sinh quyển Miền Tây Nghệ An, có địa giới như sau: phía Nam có chung 61 km đường biên giới Lào; phía Tây giáp với xã Tam Hợp, Tam Đình, Tam Quang (huyện Tương Dương); phía Bắc giáp với xã Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn (huyện Con Cuông); phía Đông giáp với các xã Phúc Sơn, Hội Sơn (huyện Anh Sơn). Toàn bộ Ngày nhận bài: 19/3/2019. Ngày sửa bài: 19/4/2019. Ngày nhận đăng: 1/5/2019. Tác giả liên hệ: Trần Thị Tuyến. Địa chỉ e-mail: tuyentt@vinhuni.edu.vn 146 Xác định trọng số các nhân tố ảnh hưởng và phân cấp nguy cơ cháy rừng tại Vườn Quốc gia Pù Mát… diện tích VQG nằm trong địa giới hành chính của 3 huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương tỉnh Nghệ An với diện tích rừng 94.452,7 ha, trong đó, diện tích rừng đặc dụng 93.524,7 ha, rừng sản xuất 928,0 ha, với 2.494 loài thực vật, 939 loài động vật trong đó 77 loài nằm trong sách đỏ, 22 loài có nguy cơ tuyệt chủng. Hàng năm, khu vực VQG Pù Mát đều xảy ra cháy rừng. Năm 2015, đã có 13 vụ cháy lớn nhỏ, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là vụ cháy rừng ở tiểu khu 800 thuộc xã Châu Khê huyện Con Cuông kéo dài 4 tiếng, làm thiệt hại 4 ha rừng trong khu vực [7]. Việc nghiên cứu, xác định các nhân tố gây cháy rừng, thành lập bản đồ phân cấp nguy cơ cháy rừng rất cần thiết để phục vụ công tác quản lí cháy rừng tại khu vực VQG Pù Mát. Trên không gian rộng, vấn đề nghiên cứu cần nhiều dữ liệu và công cụ phân tích, xử lý. Bên cạnh phương pháp phân tích thứ bậc (AHP), nghiên cứu này sử dụng tư liệu viễn thám để tách chiết các thông tin nhiệt, lớp phủ bề mặt, địa hình; công nghệ GIS hỗ trợ đắc lực cho tính toán, xử lý, phân tích các thông tin về mặt không gian, thuộc tính, xây dựng bản đồ thành phần và tổng hợp, đánh giá nguy cơ cháy rừng. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tư liệu sử dụng nghiên cứu - Ảnh Landsat 8: Ảnh vệ tinh Landsat 8 (năm 2018) được sử dụng để thành lập bản đồ nhiệt độ, chỉ số khô hạn trên cơ sở tính toán các chỉ số đặc trưng liên quan đến thảm phủ. - Bản đồ: các loại bản đồ sử dụng trong nghiên cứu gồm bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ độ cao, độ dốc, hướng sườn (chiết xuất từ mô hình DEM), mật độ sông suối, bản đồ nhiệt độ, khô hạn. - Số liệu thống kê: số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội, tình trạng cháy rừng tại VQG Pù Mát. - Phiếu phỏng vấn chuyên gia được thiết kế để lấy ý kiến chuyên gia về các nhân tố gây cháy rừng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Các chuyên gia được phỏng vấn là cán bộ kiểm lâm thuộc VQG Pù Mát, cán bộ quản lí rừng thuộc Chi Cục Kiểm Lâm, nhà khoa học nghiên cứu về tài nguyên rừng thuộc Viện Nông nghiệp và tài nguyên, Trường Đại học Vinh. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp xử lí ảnh vệ tinh - Tăng độ phân giải cho ảnh landsat 8 từ 30m lên 15m bằng cách sử dụng kênh ảnh toàn sắc. - Tính toán nhiệt độ dựa vào quá trình: + Chuyển giá trị độ xám (DN) sang bức xạ + Tính giá trị nhiệ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định trọng số các nhân tố ảnh hưởng và phân cấp nguy cơ cháy rừng tại Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2019-0035 Social Sciences, 2019, Volume 64, Issue 5, pp. 146-156 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn XÁC ĐỊNH TRỌNG SỐ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ PHÂN CẤP NGUY CƠ CHÁY RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT, TỈNH NGHỆ AN Trần Thị Tuyến Viện Nông nghiệp và Tài nguyên, Trường Đại học Vinh Tóm tắt. Phát hiện và hiểu rõ các nhân tố gây cháy rừng góp phần lớn cho việc nghiên cứu toàn diện về cháy rừng và công tác phòng chống cháy rừng. Nghiên cứu được thực hiện tại Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát, tỉnh Nghệ An bằng các phương pháp: chuyên gia, GIS – Viễn thám, phân tích thứ bậc (AHP). Kết quả nghiên cứu chỉ ra các nhân tố gây cháy rừng tại khu vực gồm: kiểu thảm rừng, nhiệt độ, mức độ khô hạn, khoảng cách đến đường giao thông, mật độ sông suối, khoảng cách đến điểm dân cư, độ cao địa hình, độ dốc, hướng địa hình. Trong đó, các nhân tố có trọng số cao nhất là: kiểu thảm rừng (0,219), mức độ khô hạn (0,162), khoảng cách đến điểm dân cư (0,149). Dựa trên kết quả phân tích các nhân tố và phân cấp bản đồ thành phần, bản đồ nguy cơ cháy rừng được xây dựng cho VQG Pù Mát gồm 5 cấp: không có nguy cơ (cấp 1), nguy cơ thấp (cấp 2), nguy cơ trung bình (cấp 3), nguy cơ cao (cấp 4), nguy cơ rất cao (cấp 5). Từ khóa: Nhân tố gây cháy rừng, VQG Pù Mát, Bản đồ nguy cơ cháy rừng. 1. Mở đầu Cháy rừng gây ra nhiều hậu quả lớn như: mất cân bằng sinh thái, giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến môi trường, tăng khí CO2, hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng đến kinh tế, cuộc sống của người dân. Ngày nay, khí hậu thay đổi, mở rộng phát triển sản xuất, tích lũy nhiên liệu và các yếu tố khác làm tăng nguy cơ cháy rừng. Điều này đòi hỏi các phương pháp mới giúp kiểm soát, giảm bớt đám cháy và tăng tốc phục hồi rừng (Stephens et al. 2016; Schoennagel et al. 2017) [1]. Các nghiên cứu về cháy rừng đã được thực hiện tại nhiều nước trên thế giới (Gifford Pinchot, Jensen and Thompson 2016, Barnett, K., S.A. Parks, 2016,…) [2]. Ở nước ta, các nghiên cứu tập trung vào xác định vật liệu cháy (Lưu Thế Anh và cộng sự, 2013) [3], phát hiện nhân tố gây cháy như yếu tố thời tiết (Nguyễn Văn Quý và cộng sự, 2017) [4], phân cấp nguy cơ cháy rừng (Nguyễn Ngọc Thạch và cộng sự) [5], phân tích các điểm cháy và phân vùng nguy cơ cháy rừng bằng công nghệ GIS – Viễn thám (Phạm Ngọc Hải, Phạm Văn Cự và cộng sự) [6]. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi kiểu rừng, mỗi loại thảm thực vật có nguy cơ cháy khác nhau. Các điều kiện địa lý khác nhau (địa hình, khí hậu,…) ảnh hưởng đến nguy cơ cháy của từng khu vực. Nghiên cứu này tập trung vào xác định tác động của các điều kiện địa lí đến nguy cơ cháy rừng và thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng tại Vườn Quốc gia Pù Mát. VQG Pù Mát thuộc Khu Dự trữ sinh quyển Miền Tây Nghệ An, có địa giới như sau: phía Nam có chung 61 km đường biên giới Lào; phía Tây giáp với xã Tam Hợp, Tam Đình, Tam Quang (huyện Tương Dương); phía Bắc giáp với xã Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn (huyện Con Cuông); phía Đông giáp với các xã Phúc Sơn, Hội Sơn (huyện Anh Sơn). Toàn bộ Ngày nhận bài: 19/3/2019. Ngày sửa bài: 19/4/2019. Ngày nhận đăng: 1/5/2019. Tác giả liên hệ: Trần Thị Tuyến. Địa chỉ e-mail: tuyentt@vinhuni.edu.vn 146 Xác định trọng số các nhân tố ảnh hưởng và phân cấp nguy cơ cháy rừng tại Vườn Quốc gia Pù Mát… diện tích VQG nằm trong địa giới hành chính của 3 huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương tỉnh Nghệ An với diện tích rừng 94.452,7 ha, trong đó, diện tích rừng đặc dụng 93.524,7 ha, rừng sản xuất 928,0 ha, với 2.494 loài thực vật, 939 loài động vật trong đó 77 loài nằm trong sách đỏ, 22 loài có nguy cơ tuyệt chủng. Hàng năm, khu vực VQG Pù Mát đều xảy ra cháy rừng. Năm 2015, đã có 13 vụ cháy lớn nhỏ, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là vụ cháy rừng ở tiểu khu 800 thuộc xã Châu Khê huyện Con Cuông kéo dài 4 tiếng, làm thiệt hại 4 ha rừng trong khu vực [7]. Việc nghiên cứu, xác định các nhân tố gây cháy rừng, thành lập bản đồ phân cấp nguy cơ cháy rừng rất cần thiết để phục vụ công tác quản lí cháy rừng tại khu vực VQG Pù Mát. Trên không gian rộng, vấn đề nghiên cứu cần nhiều dữ liệu và công cụ phân tích, xử lý. Bên cạnh phương pháp phân tích thứ bậc (AHP), nghiên cứu này sử dụng tư liệu viễn thám để tách chiết các thông tin nhiệt, lớp phủ bề mặt, địa hình; công nghệ GIS hỗ trợ đắc lực cho tính toán, xử lý, phân tích các thông tin về mặt không gian, thuộc tính, xây dựng bản đồ thành phần và tổng hợp, đánh giá nguy cơ cháy rừng. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tư liệu sử dụng nghiên cứu - Ảnh Landsat 8: Ảnh vệ tinh Landsat 8 (năm 2018) được sử dụng để thành lập bản đồ nhiệt độ, chỉ số khô hạn trên cơ sở tính toán các chỉ số đặc trưng liên quan đến thảm phủ. - Bản đồ: các loại bản đồ sử dụng trong nghiên cứu gồm bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ độ cao, độ dốc, hướng sườn (chiết xuất từ mô hình DEM), mật độ sông suối, bản đồ nhiệt độ, khô hạn. - Số liệu thống kê: số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội, tình trạng cháy rừng tại VQG Pù Mát. - Phiếu phỏng vấn chuyên gia được thiết kế để lấy ý kiến chuyên gia về các nhân tố gây cháy rừng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Các chuyên gia được phỏng vấn là cán bộ kiểm lâm thuộc VQG Pù Mát, cán bộ quản lí rừng thuộc Chi Cục Kiểm Lâm, nhà khoa học nghiên cứu về tài nguyên rừng thuộc Viện Nông nghiệp và tài nguyên, Trường Đại học Vinh. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp xử lí ảnh vệ tinh - Tăng độ phân giải cho ảnh landsat 8 từ 30m lên 15m bằng cách sử dụng kênh ảnh toàn sắc. - Tính toán nhiệt độ dựa vào quá trình: + Chuyển giá trị độ xám (DN) sang bức xạ + Tính giá trị nhiệ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nhân tố gây cháy rừng VQG Pù Mát Bản đồ nguy cơ cháy rừng Phân tích thứ bậc GIS – Viễn thámTài liệu có liên quan:
-
13 trang 49 0 0
-
0 trang 31 0 0
-
Ứng dụng GIS và phân tích thứ bậc (AhP) phân vùng nguy cơ trượt lở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
3 trang 28 0 0 -
7 trang 20 0 0
-
12 trang 19 0 0
-
8 trang 17 0 0
-
12 trang 17 0 0
-
7 trang 16 0 0
-
7 trang 15 0 0
-
Phương pháp lựa chọn mô hình đóng cửa cho các mỏ khai thác đá xây dựng tại tỉnh Bình Dương
8 trang 12 0 0