Danh mục tài liệu

Xây dựng công cụ đánh giá năng lực sáng tạo thiết kế kĩ thuật trong giáo dục STEM

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 745.20 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nhằm thiết kế một công cụ tự đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh trong thiết kế kĩ thuật thông qua các bài học STEM. Dữ liệu được thu thập từ 160 học sinh trung học phổ thông ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng công cụ đánh giá năng lực sáng tạo thiết kế kĩ thuật trong giáo dục STEMHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0015Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 1, pp. 151-162This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn XÂY DỰNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SÁNG TẠO THIẾT KẾ KĨ THUẬT TRONG GIÁO DỤC STEM Nguyễn Văn Biên1, Nguyễn Thị Vân Anh1,2, Đặng Văn Sơn3,4 và Nguyễn Thị Tố Khuyên3 Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, 3Học viện Sáng tạo S3 2 4 Trung tâm Nano và Năng lượng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Sáng tạo là một năng lực quan trọng của con người trong thế kỉ 21 để đáp ứng những thách thức phức tạp trong tương lai. Mặt khác, sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong các bài học STEM (khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán) được xây dựng theo quy trình thiết kế kĩ thuật. Do đó, một công cụ để đánh giá sáng tạo thiết kế kĩ thuật thông qua các bài học STEM là cần thiết. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm thiết kế một công cụ tự đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh trong thiết kế kĩ thuật thông qua các bài học STEM. Dữ liệu được thu thập từ 160 học sinh trung học phổ thông ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Để xác định giá trị của thang đo, phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (CFA) được sử dụng. Kết quả các phân tích cho thấy công cụ có độ tin cậy cao và tính giá trị phù hợp để sử dụng đánh giá sáng tạo. Học sinh có thể tự đánh giá năng lực sáng tạo thiết kế kĩ thuật của bản thân thông qua công cụ này. Từ khóa: Sáng tạo, sáng tạo thiết kế kĩ thuật, đánh giá năng lực sáng tạo.1. Mở đầu Khoa học và công nghệ đang phát triển nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp lên cuộc sống vàhệ thống các nghề nghiệp trong xã hội. Sáng tạo là một trong những yếu tố then chốt để thể hiệnchất lượng nhân lực đáp ứng các công việc trong tương lai [1]. Phát huy sự sáng tạo là một yêucầu rất quan trọng trong các trường học và chương trình giảng dạy [2]. Trong khi đó, chính giáodục lại có thể nuôi dưỡng hoặc kìm hãm sự sáng tạo [3]. Ở một góc nhìn khác, giáo dục kĩ thuậtđóng vai trò rất quan trọng để cung cấp nguồn nhân lực có tư duy sáng tạo, đổi mới và tư duyphê phán cho một quốc gia, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế [4]. Sáng tạonên là một bộ phận quan trọng của giáo dục kĩ thuật như mục tiêu đầu ra của sinh viên – lựclượng lao động tương lai [5]. Có thể thấy, dạy học nhằm phát triển năng lực sáng tạo của họcsinh là cần thiết để đáp ứng yêu cầu trong công việc của thế kỉ 21 và các bài học liên quan đếnkĩ thuật, tạo cơ hội để học sinh phát triển sáng tạo. Quan điểm tích hợp khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học (STEM) trở thành xu hướngtại Việt Nam từ năm 2014 đến nay. Chương trình tổng thể ban hành kèm theo Thông tư sốNgày nhận bài: 28/12/2019. Ngày sửa bài: 12/1/2020. Ngày nhận đăng: 19/1/2020.Tác giả liên hệ: Nguyễn Văn Biên. Địa chỉ e-mail: biennv@hnue.edu.vn 151 Nguyễn Văn Biên, Nguyễn Thị Vân Anh, Đặng Văn Sơn và Nguyễn Thị Tố Khuyên32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng khuyếnkhích dạy học một số chủ đề STEM đối với học sinh THCS và THPT. Các bài học STEMthường được hướng dẫn bằng quy trình thiết kế kĩ thuật (TKKT) nhằm giải quyết các vấn đềthực tiễn [6]. Do đó, bài học STEM cũng hướng đến mục tiêu phát triển sự sáng tạo của học sinh. Nhiều bài kiểm tra đánh giá năng lực sáng tạo đã xuất hiện từ khoảng những năm 1950 đến nay,ví dụ như bài SI (Structure of the Intellect) tập trung đo lường tư duy phân kì (đưa ra những ýtưởng độc đáo với nhiều phương án, giải pháp cho vấn đề), bài EpoC (Evaluation of PotentialCreativity) đo lường cả 2 kiểu tư duy phân kì và hội tụ. Đối với lĩnh vực kĩ thuật, các bài đánhgiá tiêu biểu được nhắc đến Owens Creativity Test (1960), Purdur Creativity Test (1959, 1960),Creative Engineering Design Assessment (CEDA) (2008, 2011). Đánh giá sáng tạo Owens đượcphát triển để đánh giá sự sáng tạo trong lĩnh vực kĩ thuật cơ khí. Người được đánh giá liệt kê cácgiải pháp có thể cho các vấn đề liên quan đến cơ khí (tư duy phân kì). Độ tin cậy của công cụnày từ 0,38 đến 0,91 và tính giá trị dao động từ 0,6 đến 0,72. Đánh giá sáng tạo Purdue PCTđược phát triển bởi Lawshe and Harris cho nhân sự kĩ thuật. Người tham gia được yêu cầu liệtkê càng nhiều cách sử dụng có thể cho một hoặc hai hình dạng được cung cấp. PCT có độ tincậy tốt (0,86 đến 0,95). Mặc dù là một công cụ có độ tin cậy và tính giá trị cao ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: