Danh mục tài liệu

Xuất huyết não – màng não muộn do thiếu Vitamin K

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 260.23 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xuất huyết não màng não muộn xảy tra ở trẻ từ 15 ngày tuổi đến 6 tháng, nhiều nhất trong khoảng 1 tháng – 2 tháng tuổi. Thường các triệu chứng xuất hiện đột ngột và nhanh nên bệnh nhân thường nhập viện trong tình trạng nặng. Đa số các trẻ khoẻ mạnh và bú sữa mẹ hoàn toàn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xuất huyết não – màng não muộn do thiếu Vitamin K Xuất huyết não – màng não muộn do thiếu Vitamin K 1. Đại cương: Xuất huyết não màng não muộn xảy tra ở trẻ từ 15 ngày tuổi đến 6 tháng,nhiều nhất trong khoảng 1 tháng – 2 tháng tuổi. Thường các triệu chứng xuất hiện độtngột và nhanh nên bệnh nhân thường nhập viện trong tình trạng nặng. Đa số các trẻkhoẻ mạnh và bú sữa mẹ hoàn toàn. Xuất huyết não – màng não muộn xảy ra ở trẻ không chích ngừa Vitamin K lúcsanh và các trẻ có lượng PIVKA cao. 2. Chẩn đoán: 2.1. Lâm sàng: - Bú kém hoặc bỏ bú. - Khóc thét. - Co giật. - Lơ mơ hoặc hôn mê. - Xanh xao, vàng da. - Thóp phồng. - Dấu thần kinh khu trú: Sụp mi, liệt mặt. 2.2. Cận lâm sàng: - Hct giảm. - PT, aPTT kéo dài. - Siêu âm não. - Chọc dò tuỷ sống: Chỉ thực hiện khi siêu âm não bình thường, cần phân biệtgiữa viêm màng não và xuất huyết não – màng não. 2.3. Chẩn đoán xác định: Bú kém/bỏ bú, thóp phồng, xanh xao + Siêu âm não có xuất huyết (hoặc chọcdò DNT ra máu không đông) và PT, aPTT kéo dài. * Chẩn đoán có thể: Bú kém/bỏ bú + thóp phồng + xanh xao. * Chẩn đoán phân biệt: Viêm màng não: Khi có biểu hiện nghi ngờ NT, cần chọc dò tuỷ sống để loạitrừ viêm màng não mủ. 3. Điều trị: 3.1. Nguyên tắc điều trị: • Điều trị đặc hiệu: Vitamin K. • Nâng đỡ tổng trạng. • Làm chỗ chảy máu không lan rộng và thành lập sang thương mới. 3.2. Điều trị đặc hiệu: Vitamin K1 5 mg tiêm bắp. 3.2. Điều trị triệu chứng: - Hỗ trợ hô hấp nếu có suy hô hấp. - Truyền máu tươi cùng nhóm theo công thức: V = Câng nặng (kg) x 80 x (Hct cần đạt – Hct đo được)/ Hct chai máu. - Huyết tương tươi đông lạnh (Fresh Frozen Plasma – FFP): 10 – 20 ml/kgtrong trường hợp: • Xuất huyết não nhưng Hct không giảm. • Xuất huyết nặng: Truyên đồng thời FFP và hồng cầu lắng. - Nếu co giật: Phenobarbital liều đầu 20 mg/kg TM và sau nữa giuờ còn co giật dùng 10mg/kg TM, có thể tiếp tục nữa khi còn co giật. - Nếu không co giật: Phenobarbital phòng ngừa: 5mg/kg TB. - Nếu không có Phenobarbital có thể dùng Diazepam 0.3 – 0.5 mg/kg TMC,chú ý vấn đề SHH. - Kháng sinh như viêm màng não nếu chưa loại trừ được VMN mủ. - Vitamin E 50 UI/ngày uống đến khi xuất viện (ít nhất 7 ngày). - Các lưu ý trong chăm sóc: • Nằm nghỉ tuyệt đối. • Tránh kích thích. • Nằm đầu cao 30 độ. • Cho ăn qua sonde NG: Sữa mẹ hoặc sữa công thức. • Tránh thăm khám không bắt buộc. 4. Theo dõi và tái khám: 4.1. Theo dõi: - Đo vòng đầu mỗi ngày. - Sự phát triển vận động, tâm thần. - Siêu âm não. 4.2. Tái khám: Mỗi 3 tháng đến 2 năm, có điều kiện thì tái khám đến 7 năm, để phát hiện cácdi chứng não: - Teo não. - Não úng thủy. - Bại não. - Chậm phát triển tâm vận.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: