
Y học cổ truyền kinh điển - sách Tố Vấn: Thiên 3 : SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Y học cổ truyền kinh điển - sách Tố Vấn: Thiên 3 : SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN Thiên 3 : SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬNHoàng-Đế hỏi : “Ôi ! từ xưa đến nay, mạng sống của con ng ười đều thông với‘Thiên’, gốc của mạng sống lấy gốc ở Âm D ương [1]. Trong khoảng Trời Đất,trong khoảng lục hợp, dù cho cửu châu ( dưới đất) hoặc cửu khiếu, ngũ tạng,thập nhị tiết trong con ng ười, tất cả khí đó đều thông với ‘Thiên Khí’ [2]. Khíđó sinh ra ngũ hành, khí sinh ra ‘Tam khí’ [3]. Nếu con người nhiều lần phạmvào sự ‘thông khí’ đó thì tà khí sẽ làm ‘thương’ đến bên trong, vì đây chính làcái ‘gốc’ của sự sống ‘thọ mệnh’ [4].Khí của “trời xanh” là trong và sạch, (nếu sinh khí con người thông với Thi ênkhí) thì khí sẽ làm cho chí ý được bình trị [5]. Nếu con người sống thuận theovới sự thông khí đó thì sẽ làm cho Dương khí c ủa mình được vững vàng, tuycó tặc tà đến, nó cũng không làm hại được [6]. Kết quả này là nhờ vào chúng tasống thích ứng với sự thuận t ư của tứ thì [7]. Bậc thánh nhân dựa vào đó đểvận hành được cái tinh thần của mình, thích ứng được với Thiên khí, thôngđược với thần minh [8]. Ngược lại, nếu chúng ta sống làm mất đi cách sống“thông thiên” đó thì bên trong sẽ làm cho cửu khiếu bị bế, bên ngoài sẽ làmcho cơ nhục bị ủng, làm cho vai trò c ủa “vệ khí” bị tán, bị giải, Ta gọi đây làtrường hợp tự mình làm ‘thương’ đến thân mình, tự mình làm cho ‘nguyên khí’bị tước đoạt vậy [9].Dương khí trong con người cũng giống như nhật khí trên trời, nếu chúng ta làmthất đi (Dương khí đó) tức là chúng ta đã làm gẫy đi tuổi thọ một cách khôngngờ được [10]. Cho nên, nếu Thiên khí vận hành phải dựa vào nhật khí để cósự sáng suả, thì ở con người Dương khí cũng phải nhân đó mà vươn lên; đó làý nghĩa của ‘vệ khí’ bảo vệ bên ngoài con người vậy [11]. Gặp lúc chúng ta ởvào mùa lạnh, chúng ta nên thích ứng với bên ngoài như cái chốt cửa vận xoay,nếu chúng ta vọng động trong việc thức ngủ thì thần khí chúng ta trôi nổi rangoài (không còn gi ữ được Dương khí nữa) [12]. Gặp lúc chúng ta ở vào mùanóng nực nó sẽ làm cho mồ hôi ra, trong lòng phiền muộn rồi đưa đến hơi thởkhó khăn, nhanh và khò khè [13]. (Nếu nhiệt tà tấn công vào trong, ảnh hưởngđến thần minh) thân hình chúng ta tuy có yên tĩnh, nhưng lại phải nói nhiều,thân hình nóng lên như đang trên lò than, cần phải ra mồ hôi mới giải đ ượcbệnh [14]. Gặp lúc chúng ta bị th ương bởi thấp tà, đầu chúng ta sẽ nặng như cócái gì đó trùm lên trên. Nếu khí thấp nhiệt này không bị tiêu trừ, nó sẽ làm chophần đại cân bị co rút và ngắn lại (co lại mà không duỗi ra được, nó sẽ làm chophần tiểu cân sẽ bị gi ãn ra mà dài ra (duỗi ra mà không co lại được) [15]. Cânbị co rút và ngắn lại gọi là ‘câu’; Cân bị giãn ra mà dài ra gọi là ‘nuy’[16]. Nếukhí hư làm cho có bệnh thủng, tứ chi sẽ lần l ượt phù thũng và động tác sẽ bịnhầm lẫn qua lại với nhau, đó là tình trạng Dương khí bị kiệt mà ra [17].Dương khí trong con người, nếu bị phiền và lao nhọc thì sẽ bị căng thẳng, tinhkhí bị tuyệt; và nếu cứ lập lại nhiều lần nh ư thế cho đến mùa hạ, sẽ làm chocon người bị bệnh ‘tiên quyết’; hai mắt sẽ mờ không thấy gì nữa, tai bế khôngnghe được gì nữa, mênh mông như nước vỡ bờ, cuồn cuộn như dòng nước trôiđi mà không dừng lại [18]. Dương khí trong con người, nếu vì giận dữ nhiềuthì hình khí bị tuyệt, huyết khí bị uất kết ở tr ên, khiến người ta bị bệnh ‘bạcquyết’ [19]. Có người bị thương đến cân khí, làm cho cân bị lơi lỏng, hànhđộng có vẻ như không chủ động được nữa, nếu mồ hôi chảy ra nửa b ên người,sẽ gây thành bệnh ‘thiên khô’ [20]. Nếu sau khi mồ hôi ra m à lại bị thấp t à tấncông sẽ bị bệnh ‘tỏa phất’ [21]. Sự tai hại của những ng ười ăn nhiều món caolương, thường sinh loại nhọt to c òn gọi là ‘đinh’, bệnh xảy ra dễ dàng như cầmmột cái vật (chén) rỗng để chứa đựng một vật khác [22]. Nếu sau khi l àm việcmệt nhọc, mồ hôi ra lại đứng tr ước gió, hàn khí sẽ tấn công vào trong gâythành những mụn nhọt đỏ trên mặt và mũi, nếu uất khí tích lâu ngày thànhnhững mụn sởi [23].Dương khí trong con người nếu sinh hóa được tinh khí thì sẽ dưỡng được thầnkhí, nếu nó được nhu hòa thì nó sẽ dưỡng được cân khí [24]. Sự mở đóng (củabì phu, tấu lý) bị thất điệu sẽ làm cho hàn khí theo đó m à vào để sinh ra chứnglưng còng [25]. Khi bị hãm mạch (do tà khí tấn công vào trong m ạch) sẽ thànhchứng ‘lũ’; nếu nó l ưu lại và gây ảnh hưởng với vùng cơ nhục, tấu lý, nó sẽ đitheo con đường của các du huyệt vào trong gây cho người bệnh chứng lo sợ vàkinh hãi [26]. (Doanh khí v ốn vận hành bên trong mạch, nay nếu hàn khí nhậpvào kinh mạch) doanh khí sẽ không còn vận hành tuân theo con đường của nó,nó sẽ nghịch hành vào vùng cơ nhục và tấu lý, thế là nó sẽ gây thành chứngung thủng [27]. Nếu mồ hôi (phách hạn) ra ch ưa hết, trong lúc hình thể lại suynhược, khí lại bị tiêu đến kiệt, các du huyệt sẽ bị bế tắc không không, gâythành chứng ‘phong ngược’ [28].Cho nên, phong là nguyên nhân bắt đầu của trăm bệnh [29]. Tuy nhiên, nếu(Dương khí) giữ được thanh tĩnh thì cơ nhục và tấu lý được đóng lại và gìn giữcẩn thận, dù cho có những đại phong có tính hà khắc, độc hại cũng không thểnào hại chúng ta được [30]. Đó là nhờ chúng ta thích ứng đ ược với sự thuận tựcủa tứ thì vậy [31].Cho nên, nếu tà khí gây bệnh lâu ngày, nó sẽ truyền hóa, trên dưới không còngiao nhau nữa, bấy giờ dù có những bậc lương y, họ cũng không thể làm gìđược! [32]Vì thế, Dương khí bị súc tích cũng sẽ đ ưa đến chỗ chết [33]. Dương khí (súctích) sẽ làm cách trở (không thông), và nếu đã bị cách trở như thế, chúng ta nêndùng phép tả [34]. Nếu chúng ta không có những cách trị liệu nhanh và chínhxác, chỉ ứng phó bằng phương pháp vụng về, bệnh sẽ đi tới chỗ suy bại (tửvong) [35].Vì thế, Dương khí của con người ban ngày chủ bên ngoài [36]. Sáng sớm, nhânkhí của con người sinh ra, giữa trưa là lúc Dương khí thịnh lên, lúc mặt trời lặnvề hướng tây là lúc Dương khí ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sách y học cổ truyền Việt Nam sách kinh điển Dược Học Y học cổ truyền Huyệt đạo Bệnh học thực hành Dược vị giáo dục y học Giáo trình Giáo án Tài liệu y học Bài giảng Y học ngành y họcTài liệu có liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 310 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 240 0 0 -
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 228 0 0 -
Giới thiệu môn học Ngôn ngữ lập trình C++
5 trang 222 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ: Phần 1
42 trang 207 0 0 -
Hình thành hệ thống điều khiển trình tự xử lý các toán tử trong một biểu thức logic
50 trang 203 0 0 -
6 trang 192 0 0
-
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 190 0 0 -
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIÁO TRÌNH
3 trang 189 0 0 -
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 189 0 0 -
38 trang 186 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
120 trang 178 0 0
-
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 172 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 170 1 0 -
Báo cáo thực hành Môn: Công nghệ vi sinh
15 trang 163 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 160 5 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 160 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 131 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0