![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://thuvienso.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
YÊU MÃI NHỮNG GÌ ĐÃ TỪNG YÊU
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
YÊU MÃI NHỮNG GÌ ĐÃ TỪNG YÊU YÊU MÃI NHỮNG GÌ ĐÃ TỪNG YÊU PHẠM HỌC HẢI-Hoa Quỳnh-sơn dầu 2007 Mỗi họa sĩ đều có một thế giới riêng để mình tìm đến với tình yêu và sự đam mê. Phạm Học Hải cũng vậy. Phong cảnh, thiếu nữ và hoa, muôn hình muôn sắc, luôn luôn hấp dẫn và đem đến hứng khởi trên hành trình sáng tạo nghệ thuật của anh. Nhưng có một điều sâu thẳm chắc ít ai biết đến: anh đã từng gắn bó với Hà Giang, mảnh đất địa đầu Tổ quốc trong những năm gian khó, ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, với tư cách là một họa sĩ của Ty Thông tin. Những năm tháng ấy, một chàng trai Hà Nội như anh lên vùng cao công tác quả là một thử thách. Anh vừa sáng tác, thể hiện các bức tranh cổ động tuyên truyền cho chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, vừa vẽ tranh vừa ghi chép tài liệu với lòng say mê, nhiệt huyết của một họa sĩ, tham gia các cuộc triển lãm trưng bày tại địa phương và trung ương, nhằm gây dựng phong trào mỹ thuật ở Hà Giang lúc đó còn rất yếu kém. Các thế hệ họa sĩ sau này vẫn còn nhắc đến anh như người mở đường cho các hoạt động mỹ thuật của tỉnh nhà. Khi tuổi đã ngoài 60, anh vẫn nhớ về một kỷ niệm xưa: hình ảnh của người cha thân yêu - cụ Phạm Nhất Hân, nguyên giám đốc Nhà xuất bản Kuy Sơn và là chiến sỹ cách mạng từng bị giặc Pháp bắt giam tại nhà tù Hỏa Lò - lên thăm anh và viết tặng anh một bài thơ xúc động, đầy ý nghĩa: Búp chuối hoa rừng đỏ ánh son, Tranh tường chống Mỹ, đứng chon von Ba đi thăm Hải qua đường ấy Nhớ sắc hoa rừng, nét bút con. Có lẽ thời khắc ấy là nét đẹp trong cuộc đời thanh niên sôi nổi của anh, trở thành những đề tài sinh động trong nhiều tác phẩm sơn dầu, sơn mài, lụa sau này. Người họa sĩ và nhà quản lý là hai lĩnh vực hoạt động khác nhau, nhưng với họa sỹ Phạm Học Hải thì chăm nghiệp không quên nghề. Bên cạnh việc điều hành công tác quản lý với cương vị Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, trong nhiều năm anh vẫn dành thời gian cho việc tham gia giảng dạy và sáng tác. Tác phẩm của anh thường xuyên có mặt trong các triển lãm mỹ thuật toàn quốc, Thủ đô, triển lãm nhóm, giao lưu quốc tế, các bảo tàng, các gallery và các bộ sưu tập... Phạm Học Hải là con người kết hợp giữa tính nguyên tắc và sự lãng mạn. Bởi vậy, những năm gần đây, khi có điều kiện tập trung cho sáng tác, anh đã vẽ rất nhiều, căn phòng nhỏ của anh luôn bề bộn đồ nghề, những phác thảo cho các ý tưởng mới. Tranh của anh tươi trẻ, yêu đời, thể hiện một năng lực sáng tạo, một nhịp sống hiện tại được đúc kết qua năm tháng của cuộc đời. Chúc anh lạc quan và yêu mãi những gì anh đã từng yêu. Trương Công Nguyên - Hà Nội 11/2007
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
mỹ thuật truyền thống mỹ thuật hiện đại họa sỹ việt nam nghiên cứu văn hóa kiến thức mỹ thuật trường phái nghệ thuậtTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 349 0 0 -
Thể thơ và nghệ thuật sử dụng câu chữ trong ca dao - dân ca xứ Nghệ
8 trang 338 0 0 -
50 năm ngày Marilyn Monroe qua đời: Đẹp đến đau lòng
11 trang 175 0 0 -
6 trang 121 0 0
-
6 trang 90 0 0
-
7 trang 88 0 0
-
Văn hóa học: Culturology và Cultural studies
14 trang 72 0 0 -
Đào tạo ngành Kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững
10 trang 69 0 0 -
Văn hóa phi vật thể - linh hồn của di sản Tây Nguyên
3 trang 69 0 0 -
Phong cách thể hiện ca khúc dân gian đương đại
7 trang 66 2 0 -
10 trang 64 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 63 0 0 -
Cách biểu đạt ước vọng của người Việt trong tranh dân gian
7 trang 59 0 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
Đổi mới đào tạo thông tin thư viện tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội
6 trang 52 0 0 -
Thủy thần - hệ thống tín ngưỡng dân gian tiêu biểu thời Lý - Trần
8 trang 50 1 0 -
Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa
8 trang 50 1 0 -
TRANH GƯƠNG CUNG ĐÌNH MỸ THUẬT HUẾ
7 trang 49 0 0 -
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 48 0 0 -
MỖI BỨC TRANH MỸ THUẬT - MỘT TẤM LÒNG
11 trang 48 0 0