Danh mục tài liệu

Bài giảng Bệnh suy dinh dưỡng

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 229.99 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Bệnh suy dinh dưỡng nhằm trình bày được định nghĩa và nguyên nhân của bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em; trình bày được cách phân loại suy dinh dưỡng; nêu được các dấu hiệu lâm sàng của bệnh suy dinh dưỡng; kể được 12 bước của phác đồ cấp cứu bệnh suy dinh dưỡng nặng của Tổ chức y tế thế giới; nêu được các biện pháp phòng bệnh suy dinh dưỡng; trình bày được việc thực hiện tuyên truyền và giáo dục được nội dung của chương trình phòng chống suy dinh dưỡng quốc gia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Bệnh suy dinh dưỡng BỆNH SUY DINH DƯỠNG * Mục tiêu 1. Trình bày được định nghĩa và nguyên nhân của bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em. 2. Trình bày được cách phân loại suy dinh dưỡng. 3. Nêu được các dấu hiệu lâm sàng của bệnh suy dinh dưỡng. 4. Kể được 12 bước của phác đồ cấp cứu bệnh suy dinh dưỡng nặng của Tổ chức y tế thế giới. 5. Nêu được các biện pháp phòng bệnh suy dinh dưỡng. 6. Trình bày được việc thực hiện tuyên truyền và giáo dục được nội dung của chương trình phòng chống suy dinh dưỡng quốc gia. * Nội dung 1. Định nghĩa Suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em là tình trạng mức cung ứng các chất dinh dưỡng thiếu so với nhu cầu sinh lý của trẻ. Thông thường trẻ thiếu nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, tuy nhiên điển hình là tình trạng thiếu protéin - năng lượng hay còn gọi là suy dinh dưỡng thiếu protéin năng lượng (Protéin - Energy malnutrition - PEM). Bệnh lí này thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi (nhất là dưới 3 tuổi) sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, vận động, tâm thần, và trí thông minh của trẻ. 2. Dịch tễ học 1 Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới có khoảng 500 triệu trẻ em bị thiếu dinh dưỡng ở các nước đang phát triển gây nên 10 triệu ca tử vong mỗi năm. Và bệnh suy dinh dưỡng góp phần vào 55% tỉ lệ tử vong của trẻ em toàn cầu. Ở Việt Nam, theo điều tra về tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em các tỉnh phía Nam của Bộ môn Nhi – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 1998, phân loại dựa vào cân nặng và chiều cao cho thấy: - Tỷ lệ suy dinh dưỡng tăng theo tuổi: 24% ở trẻ dưới 6 tháng, 47% ở trẻ dưới 5 tuổi và 70% ở trẻ dưới 15 tuổi. - Suy dinh dưỡng mãn tiến triển chiếm tỷ lệ 10%, suy dinh dưỡng cấp và suy dinh dưỡng mãn di chứng có tỉ lệ gần bằng nhau là 45%. - Ở các khu lao động nghèo và các trại mồ côi: 60% ở trẻ dưới 5 tuổi và gần 100% ở trẻ dưới 18 tuổi. Trong những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu mà tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể. Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia: Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 (%) 53,0 47,9 45,6 44,9 43,9 40,6 39,8 36,7 33,8 Theo Trung tâm Dinh Dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh: Năm 1980 1996 1999 2001 2 Tỉ lệ (%) 50,0 28,5 18,1 13,2 Theo Khoa Dinh Dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng I: tỉ lệ suy dinh dưỡng nội trú trong bệnh viện: SDD I SDD II SDD III TỔNG CỘNG Năm 1998 23,1 13,3 6,9 47,1% Năm 2001 24,28 4,74 3,62 32,6% 3. Nguyên nhân Suy dinh dưỡng xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung cấp so với nhu cầu về các chất dinh dưỡng. 3.1.Tình trạng làm giảm cung cấp các chất dinh dưỡng 3.1.1. Thiếu kiến thức nuôi con: đây là nguyên nhân phổ biến nhất - Trên 60% các bà mẹ không biết nuôi con theo khoa học. - Thay thế sữa mẹ bằng sữa bò hoặc nước cháo (Mẹ không đủ sữa hoặc không có sữa) ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. - Không biết cho trẻ ăn dặm hợp lý, không biết cách tăng năng lượng trong khẩu phần ăn. - Không biết lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng và rẻ tiền. - Cho ăn quá ít lần. - Không biết cách giữ gìn nguồn sữa mẹ. - Kiêng ăn quá đáng, nhất là khi trẻ bị bệnh. 3.1.2. Thiếu thực phẩm 3 - Thu nhập thấp. - Xa chợ, thiên tai. - Gia đình đông con. 3.1.3. Nguyên nhân khác - Mẹ thiếu dinh dưỡng trước và hoặc trong thai kỳ. - Cha mẹ thiếu thời gian chăm sóc. 3.2. Nhiễm trùng và ký sinh trùng - Trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường kém vệ sinh. - Trẻ không được chủng ngừa đầy đủ theo lịch. 3.3. Nguyên nhân thứ phát: - Các tình trạng làm tăng nhu cầu: nhiễm trùng, chấn thương, ung thư. - Tăng mất năng lượng: bệnh lý kém hấp thu, sốt. - Giảm lượng ăn vào: chán ăn, ung thư. - Các dị tật bẩm sinh: hệ tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, bệnh nhiễm sắc thể. Trên thực tế đối với mỗi đứa trẻ các tình trạng trên thường phối hợp với nhau. 4. Phân loại suy dinh dưỡng Cho đến nay các chỉ số nhân trắc thường được sử dụng nhất để xếp các loại tình trạng suy dinh dưỡng là: - Cân nặng theo tuổi. - Chiều cao theo tuổi. - Cân nặng theo chiều cao. 4 - Vòng cánh tay: ở trẻ từ 1-5 tuổi trung bình là 14-16 cm. + 13-14 cm: Suy dinh dưỡng nhẹ. + 12-13 cm: Suy dinh dưỡng vừa. + < 12cm: Suy dinh dưỡng nặng. 4.1. Cân nặng theo tuổi (CN/T): Để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng cấp, theo tác giả GOMEZ (1956) - CN/T đạt 80% chuẩn: Trẻ bình thường. - CN/T đạt 71-80% chuẩ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: