
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Phần 2 - TS. Nguyễn Thị Thuý Hằng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Phần 2 - TS. Nguyễn Thị Thuý Hằng CHƯƠNG 3: MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ3.1. Khái niệm về môi trường đầu tư và sự cần thiết nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế3.1.1. Khái niệm Theo từ điển tiếng Việt, khái niệm “môi trường” là những yếu tố hoặc trạng thái bên ngoài cótác động trực tiếp hoặc gián tiếp với đối tượng. Vậy, môi trường đầu tư là những nhân tố bên ngoài(khách quan) của nước sở tại có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động đầu tư. Hoạt động đầutư là việc bỏ vốn ngày hôm nay để thu hồi lợi nhuận trong tương lai. Như vậy từ khái niệm môi trường của một khách thể bao gồm vật chất, điều kiện hoàn cảnh,các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt độngkhách thể diễn ra trong chúng ta có thể định nghĩa: Môi trường đầu tư (theo nghĩa chung nhất) là tổnghòa các yếu tố bên ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, phápluật, tài chính, cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, lợi thế của một quốc gia có tác động trực tiếp hoặcgián tiếp đến hoạt động của nhà đầu tư.3.1.2. Sự cần thiết nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế3.1.2.1. Đối với doanh nghiệp Mọi hoạt động đầu tư dù ở đâu (trong nước hay ngoài nước) suy cho cùng là để thu lợi nhuận,vì thế môi trường đầu tư hấp dẫn phải là một môi trường mà ở đó các hoạt động đầu tư có hiệu quảcao nhất, hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro. Điều đó lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: điềukiện tự nhiên, chế độ chính trị, chính sách và luật pháp. Các yếu tố xã hội, như truyền thống, văn hóa,tập quán và tôn giáo cũng tác động rất lớn tới hoạt động đầu tư và khả năng sinh lời của dự án đầu tư.Như vậy, việc nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế sẽ là căn cứ quan trọng để các nhà đầu tư quyếtđịnh có đầu tư hay không, đầu tư cái gì, lĩnh vực nào, ở đâu, quy mô dự án ra sao.3.1.2.2. Đối với chính phủ Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều nhận thấy vai trò quan trọng của đầu tư quốc tế đối với sựphát triển kinh tế nên rất tích cực cải thiện môi trường đầu tư để hấp dẫn, thu hút nguồn vốn nướcngoài, đặc biệt làm nguồn vốn FDI. Việc nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế để các chính phủ thấyđiểm mạnh, điểm yếu của quốc gia mình trong việc tạo lập môi trường kinh doanh tốt và trên cơ sởđó sẽ có chính sách, biện pháp thích hợp nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư. Các quốc gia khuvực Đông Nam Á trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997 rất ít chú ý tới việccải thiện môi trường đầu tư vì nguồn vốn đầu tư ngước ngoài chủ yếu là đầu tư gián tiếp vào bất độngsản và thị trường chứng khoán. Sau cuộc khủng hoảng, các quốc gia đã rất tích cực cải thiện môitrường đầu tư để thu hút nguồn vốn FDI vì họ nhận thấy nguồn vốn này có vai trò đặc biệt quan trọng 70cho tăng trưởng và phát triển, hơn nữa lại không là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính nhưnguồn vốn FPI.3.2. Các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư của một quốc gia (phân loại môi trường đầu tư) Môi trường đầu tư cứng: Môi trường đầu tư cứng liên quan đến các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầngkỹ thuật đảm bảo cho sự phát triển kinh tế vùng, quốc gia như: hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông(đường sá, cầu cảng, sân bay, bến cảng...), hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp năng lượng,nước v.v... Môi trường đầu tư mềm: Môi trường đầu tư mềm bao gồm hệ thống các dịch vụ hành chínhcông, dịch vụ pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư (đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chế độ đốixử và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại), hệ thống các dịch vụ tài chính - ngân hàng, kế toán vàkiểm toán v.v... Cụ thể, môi trường đầu tư được cấu thành từ nhiều yếu tố mà theo Hội nghị Liên hiệp quốc vềThương mại và Phát triển (UNCTAD), có thể tổng hợp thành 3 nhóm yếu tố sau:3.2.1. Khung chính sách Khung chính sách bao gồm hệ thống các quy định hành chính, luật pháp và chiến lược của nhànước để trên cơ sở đó chính phủ, các cơ quan thuộc chính phủ và địa phương điều hành hoạt động củanền kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Khung chínhsách bao gồm hai cấp độ: khung chính sách quốc gia và khung chính sách quốc tế. Trong khi khungchính sách quốc tế bao gồm những nhân tố thuộc về các hiệp định đầu tư song phương và đa phương,các liên kết kinh tế quốc tế, thì khung chính sách quốc gia được chia làm hai nhóm là khung chínhsách vòng trong và khung chính sách vòng ngoài. Khung chính sách vòng trong là những quy địnhcủa quốc gia liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đó là những quy định liênquan tới việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, những quy định về bảo hộ đầu tư và các tiêuchuẩn đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài. Khung chính sách vòng ngoài là những chính sách liênquan gián tiếp đến FDI như chính sách thương mại, chính sách tư ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Đầu tư quốc tế Đầu tư quốc tế Môi trường đầu tư quốc tế Chuyển giao công nghệ Đánh giá môi trường đầu tư quốc tế Chuyển giao công nghệ quốc tếTài liệu có liên quan:
-
59 trang 380 0 0
-
Giáo trình Đầu tư quốc tế: Phần 2
225 trang 248 4 0 -
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 0: Giới thiệu học phần
6 trang 181 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tiếng Anh nhìn từ góc độ giảng viên
6 trang 168 0 0 -
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Chương 3 - ThS. Phạm Thành Hiền Thục
11 trang 153 0 0 -
Tiểu luận môn Đầu tư quốc tế: Một số vấn đề tranh chấp trong phương thức thuê tàu chuyến
45 trang 153 0 0 -
Giáo trình môn Kinh tế quốc tế - Đỗ Đức Bình
282 trang 139 0 0 -
Tiểu luận: Đầu tư quốc tế gián tiếp, thực trạng và giải pháp
53 trang 97 0 0 -
Thuyết trình: Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam
48 trang 94 0 0 -
Bài giảng Đầu tư quốc tế - TS. Ngô Công Khánh
20 trang 82 0 0 -
Giáo trình Đầu tư quốc tế: Phần 1
171 trang 78 6 0 -
Đề tài: Phân tích môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam
207 trang 64 0 0 -
7 trang 51 0 0
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế (International Economics) - ĐH Kinh tế TP.HCM
141 trang 49 0 0 -
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Chương 6 - Huỳnh Thị Thúy Giang
17 trang 48 0 0 -
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Chương 7 - ThS. Phạm Thành Hiền Thục
20 trang 47 0 0 -
58 trang 47 0 0
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Chương 4 - Huỳnh Thị Thúy Giang
42 trang 46 0 0 -
Kinh doanh quốc tế tại Việt Nam – Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
11 trang 46 0 0 -
Giáo trình Luật Dân sự: Phần 2
370 trang 46 0 0