
Bài giảng Kinh tế môi trường: Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế môi trường: Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 5.1. Khái quát về đánh giá tác động môi trường 5.1.1. Sự cần thiết phải đánh giá tác động môi trường Đánh giá tác động môi trường mang lại rất nhiều lợi ích, cụ thể là: - Là công cụ cho việc xem xét thấu đáo các vấn đề môi trường ngang bằng với các yếu tố về kinh tế, xã hội trong quá trình xây dựng, thiết kế dự án nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. - Là căn cứ để chủ dự án lựa chọn phương án đầu tư, bao gồm vị trí, quy mô, công nghệ, nguyên vật liệu, sản phẩm của dự án một cách phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế và khả thi nhất, đồng thời tiết kiệm tiền của và thời gian cho chủ dự án. - Chủ động phòng tránh và giảm thiểu một cách hiệu quả nhất các tác động xấu của dự án đến môi trường. - Cung cấp thông tin chuẩn xác, tin cậy về những vấn đề môi trường của dự án cho cơ quan thẩm quyền trong việc xem xét ra quyết định đầu tư dự án một cách minh bạch và có tính bền vững cao. - Tránh được những xung đột với cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện dự án. - Việc tiến hành đánh giá tác động môi trường giúp cho doanh nghiệp biết được sự ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực của dự án lên môi trường sống xung quanh doanh nghiệp. Các yếu tố đánh giá được so sánh với những tiêu chuẩn quy định để xác định rõ những yếu tố cần phải thay đổi hoặc giảm thiểu để nâng cao tính tích cực cho dự án và quyết định xem dự án có thể được thực hiện hay không. - ĐTM ràng buộc doanh nghiệp với trách nhiệm đối với môi trường xung quanh, tạo sự chủ động trong việc ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Đây cũng là yêu cầu từ các thủ tục hành chính mà doanh nghiệp phải thực hiện để có thể thực hiện dự án của mình và hợp thức hóa các hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. 105 5.1.2. Khái niệm về đánh giá tác động môi trường Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa về ĐTM; những định nghĩa đó về nội dung cơ bản thống nhất với nhau, trong nhiều cách diễn đạt khác nhau là do sự chú ý nhấn mạnh của từng tác giả tới một khía cạnh nào đó trong ĐTM. Trên cơ sở xem xét những định nghĩa đã được nhiều nhà nghiên cứu đề xuất, và căn cứ vào sự phát triển về lý luận và thực tiễn của ĐTM trong thời gian qua, có thể đưa ra một định nghĩa đầy đủ về ĐTM như sau: 'ĐTM của một hoạt động phát triển kinh tế - xã hội là xác định, phân tích và dự báo những tác động lợi và hại, trước mắt và lâu dài mà việc thực hiện hoạt động đó có thể gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con người tại nơi có liên quan đến hoạt động, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng, tránh, khắc phục các tác động tiêu cực'. Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và được ban hành theo lệnh số 29/2005L-CTN của Chủ tịch Nước ngày 12 tháng 12 năm 2005 định nghĩa rằng: “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”. Tác động môi trường là vấn đề cốt lõi của những sự quan tâm tới phát triển bền vững. Đánh giá tác động môi trường là một công cụ giúp cho sự phòng ngừa và ngăn chặn những ảnh hưởng tới môi trường trong chính sách môi trường và đây là công cụ lồng ghép trong quá trình kế hoạch hoá về môi trường. Mục đích của ĐTM là xem xét bao quát toàn diện và đánh giá những ảnh hưởng môi trường tiềm năng của những dự án công cộng hay cá nhân đã được đề xuất trong lựa chọn ưu tiên thực hiện. Một ĐTM cần phải được xem xét tât cả những ảnh hưởng mong đợi đối với sức khoẻ con người, hệ sinh thái (bao gồm thực vật và động vật), khí hậu và khí quyển. Một ĐTM cần phải đảm bảo rằng tất cả những hậu quả cần phải được xem xét trong suốt quá trình thiết kế, thực hiện và vận hành của dự án. Tương tự, một ĐTM bao gồm những sự quan tâm của các đảng phải và tổ chức (có nghĩa là cộng đồng địa phương, các nhà chính trị, các nhà đầu tư) và lồng ghép 106 những ảnh hưởng xã hội liên quan đến những giải pháp về giới hoặc liên quan tới các nhóm xã hội đặc biệt trong các dự án (có nghĩa là tái định cư của người dân bản địa vì sự thay đổi cảnh quan hoặc môi trường, vị trí khảo cổ học, đài tưởng niệm). Một ĐTM đòi hỏi phải ưu tiên cho những dự án là nguyên nhân của những thay đổi đáng kể đối với nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh, sự thay đổi có ý nghĩa đối với hoạt động thực tiễn của nghề đánh cá và nghề nông và xem xét tới khai thác tài nguyên thuỷ điện. Các dự án hạ tầng, hoạt động công nghiệp, các dự án đổ bỏ và quản lý chất thải cũng cần một ĐTM. Tất cả những hậu quả có hại tới môi trường cần phải được tính toán bằng biện pháp giảm nhẹ, biện pháp bảo vệ môi trường hoặc thay thế. Những biện pháp giảm nhẹ này thường được trình bày bằng một kế hoạch quản lý môi trường. Một kết luận của ĐTM cần phải được xem xét lại, sau đó các nhà làm kế hoạch dự án có thể thiết kế đề xuất dự án với mục tiêu tối thiểu hoá tác động tới môi trường. 5.1.3. Mục đích của đánh giá tác động môi trường Mục đích của đánh giá tác động môi trường là bảo vệ môi trường bằng cách đảm bảo rằng cơ quan quản lý môi trường của địa phương chấp thuận trước khi quyết định cấp giấy phép quy hoạch hoặc giấy phép đầu tư cho một dự án, trong đó có thể có tác động đáng kể đến môi trường, làm như vậy trong sự hiểu biết đầy đủ về khả năng đáng kể hiệu ứng, và mất này vào tài khoản trong quá trình ra quyết định. Các quy định đặt ra một thủ tục để xác định những dự án mà cần phải chịu một đánh giá tác động môi trường, và để đánh giá, tư vấn và đi đến quyết định về những dự án mà có thể có những tác ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Kinh tế môi trường Kinh tế môi trường Công cụ quản lý môi trường Quản lý môi trường Đánh giá tác động môi trườngTài liệu có liên quan:
-
30 trang 264 0 0
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy xi măng
63 trang 211 0 0 -
Tiểu luận Quản lý môi trường: Công trình kiến trúc xanh
45 trang 200 0 0 -
203 trang 198 0 0
-
Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên môi trường
43 trang 160 0 0 -
Đề xuất lựa chọn phương pháp nghiên cứu đánh giá giá trị kinh tế các hệ sinh thái biển Việt Nam
7 trang 154 0 0 -
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (ĐH Kinh tế Quốc dân)
308 trang 151 0 0 -
69 trang 123 0 0
-
Môi trường trong địa lý học: Phần 1
175 trang 114 0 0 -
Thuyết trình: Hệ thống quản lý môi trường tại công ty cổ phần kỹ thuật dầu khí Việt Nam - PTSC
28 trang 99 0 0 -
Công cụ kinh tế - Quản lý môi trường: Phần 1
158 trang 90 0 0 -
86 trang 87 0 0
-
Giáo trình Kiểm toán môi trường: Phần 1 - Võ Đình Long
173 trang 83 0 0 -
Tiểu luận môn Kinh tế môi trường: Báo động ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam
19 trang 78 0 0 -
42 trang 70 0 0
-
Đề cương học phần Môi trường & đánh giá tác động môi trường - ĐH Thủy Lợi
6 trang 68 0 0 -
Giáo trình Nuôi trồng thủy sản - PGS.TS. Nguyễn Thanh Phương (chủ biên)
59 trang 68 0 0 -
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 4 - Nguyễn Thị Thanh Huyền
48 trang 61 0 0 -
5 năm những công trình nghiên cứu khoa học: Phần 1
63 trang 61 0 0 -
Giáo trình Quản lý môi trường: Phần II
49 trang 58 0 0