Danh mục tài liệu

Bài giảng Pháp luật đại cương: Phần 2 - TS. Lê Minh Toàn

Số trang: 137      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,015.21 KB      Lượt xem: 33      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Bài giảng Pháp luật đại cương: Phần 2 cung cấp cho người học các kiến thức: Luật dân sự và Luật tố tụng dân sự; Pháp luật lao động; Pháp luật kinh doanh;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Pháp luật đại cương: Phần 2 - TS. Lê Minh ToànChương 7: Luật dân sự và luật tố tụng dân sự Chương 7 LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 7.1. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ 7.1.1. Khái niệm Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổngthể các quy phạm pháp luật dân sự do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ tàisản và các quan hệ nhân thân phi tài sản hoặc có liên quan đến tài sản của cá nhân, phápnhân và các chủ thể khác, dựa trên nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý, quyền tự định đoạt,quyền khởi kiện dân sự và trách nhiệm tài sản của những người tham gia quan hệ đó. Nguồn của Luật dân sự: Bộ luật dân sự được Quốc hội thông qua vào ngày 14-6-2005, cóhiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2006 (sau đây gọi tắt là Bộ luật dân sự). Ngoài ra, còn cócác nguồn khác là đạo luật khác, các văn bản hướng dẫn thi hành khác có liên quan đến từngchế định cụ thể, từng quan hệ pháp luật dân sự cụ thể được ban hành nhằm quy định chi tiếtvà cụ thể hoá các quy định trong Bộ luật dân sự hiện hành. 7.1.2. Đối tượng điều chỉnh 7.1.2.1. Quan hệ tài sản IT Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản dưới dạng tư liệusản xuất, một tư liệu tiêu dùng hoặc dịch vụ nhằm tạo ra một tài sản nhất định. Tài sản trongLuật dân sự Việt Nam được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm: tài sản, quyền về tài sản vànghĩa vụ về tài sản. PT 7.1.2.2. Quan hệ nhân thân Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người không mang tính kinh tế, không tínhđược thành tiền, nó phát sinh do một giá trị tinh thần gắn liền với một người hoặc một tổchức và không chuyển dịch được. Ví dụ: quyền được đứng tên với các tác phẩm văn họcnghệ thuật, công trình mà người đó là tác giả hay quyền bất khả xâm phạm về nhãn hiệuhàng hoá của một doanh nghiệp. 7.1.3. Nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự Việt Nam Quá trình xây dựng, ban hành cũng như áp dụng các quy phạm pháp luật dân sự đều phảidựa trên những nguyên tắc chung của pháp luật. Ngoài ra, Luật dân sự còn có những nguyêntắc cơ bản được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005. Cụ thể là: 7.1.3.1. Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận Quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được phápluật bảo đảm, nếu cam kết, thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không tráiđạo đức xã hội. Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấmđoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào. Cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phảiđược cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng. 96Chương 7: Luật dân sự và luật tố tụng dân sự 7.1.3.2. Nguyên tắc bình đẳng Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc,giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghềnghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau. 7.1.3.3. Nguyên tắc thiện chí, trung thực Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiệnquyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào. 7.1.3.4. Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự Các bên phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình và tự chịu trách nhiệm vềviệc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, nếu không tự nguyện thực hiện thìcó thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật. 7.1.3.5. Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôntrọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tươngái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của cácdân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. IT Đồng bào các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ dân sự để từngbước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mình. Việc giúp đỡ người già, trẻ em, người tàn tật trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sựđược khuyến khích. PT 7.1.3.6. Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự Tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và đượcpháp luật bảo vệ. Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theoquy định của Bộ luật dân sự hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền: - Công nhận quyền dân sự của mình; - Buộc chấm dứt hành vi vi phạm; - Buộc xin lỗi, cải chính công khai; - Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; - Buộc bồi thường thiệt hại. 7.1.3.7. Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợppháp của người khác Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích củaNh ...