Danh mục tài liệu

Bài giảng Tổng quan thuế - Chương 7: Thuế thu nhập cá nhân

Số trang: 51      Loại file: pdf      Dung lượng: 266.21 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Tổng quan thuế Chương 7: Thuế thu nhập cá nhân nhằm trình bày khái niệm về thuế thu nhập cá nhân, đặc điểm thuế thu nhập cá nhân, ý nghĩa thuế thu nhập cá nhân, vai trò thuế thu nhập cá nhân, đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân, phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tổng quan thuế - Chương 7: Thuế thu nhập cá nhân Văn bản pháp quy 1. Luật Thuế TNCN số: 04 /2007/QH12, ngày 21/11/2007 2. Luật thuế sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN 3. NĐ 65/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 4. TT 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 08 năm 2013 1 Khái niệm   Thuế TNCN là loại thuế phổ biến trên thế giới, có 180 nước áp dụng. Hà Lan từ năm 1797, Mỹ năm 1864. Úc, Niu-Di-lân, Nhật Bản áp dụng vào nửa cuối Thế kỷ 19. Các nước Châu Á : Thái Lan 1939, Hàn Quốc 1948, In-đô-nê-xia 1949, Trung quốc 1984; Những nước Đông Âu thuộc các nền kinh tế chuyển đổi như Rumani 1990, Nga 1991, Ba Lan 1992.  Thuế TNCN thường được Đ/C vào các khoản TN của CN như : tiền lương tiền công, đầu tư vốn,chuyển nhướng vốn, Tài sản….  KN: Thuế TNCN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập nhận được của CN trong một kỳ tính thuế nhất định không phân biệt nguồn gốc phát sinh thu nhập. 2 Đặc điểm của thuế TNCN 1. là một loại thuế trực thu, người nộp thuế đồng nhất với người chịu thuế . 2. là loại thuế có độ nhạy cảm cao vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích cụ thể của người nộp thuế và liên quan đến hầu hết mọi cá nhân trong xã hội. 3. là loại thuế luôn gắn liền với chính sách xã hội 4. thuế TNCN thường được tính theo biểu thuế luỹ tiến từng phần 5. thuế TNCN không tác động giá cả hàng hoá, dịch vụ. 3 Vai trò của thuế TNCN 1. Là công cụ góp phần thực hiện công bằng xã hội, 2. Góp phần đảm bảo nguồn thu quan trọng và ổn định cho NSNN. Thuế TN cao ở VN: 1991: 61 tỷ đ, 2007: 7.020 tỷ đ, 2008: 11.000 tỷ; Thuế TNCN: năm 2009: 14.300 tỷ, năm 2010: 23.360 tỷ. 3. Là công cụ kinh tế vĩ mô được Nhà nước sử dụng điều tiết thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm. 4. Góp phần quản lý thu nhập dân cư. 4 Thuế mang tính TNCN áp dụng tại VN trước khi có Luật thuế TNCN  Pháp lệnh thuế TN đối với người có TN cao có hiệu lực từ ngày 01/04/1991, Đ/C TN từ tiền lương tiền công, từ trúng trưởng xổ số, chuyển giao công nghệ…  Pháp lệnh được sửa đổi, bổ sung 5 lần: tháng 6/1994, tháng 2/1997, tháng 7/1999, tháng 5/2001 và tháng 3/2004.  Ngày 21/11/2007, QH thông qua Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12, có hiệu lực từ ngày 01/01/2009. Sự ra đời của Luật này đánh dấu bước hoàn thiện hệ thống thuế TN của Việt Nam: TN của pháp nhân điều chỉnh bởi Luật thuế TNDN, TN của cá nhân điều chỉnh bởi Luật TNCN. 5 1. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ Đối tượng nộp thuế TNCN là CN có TN chịu thuế, gồm: 1.Cá nhân cư trú: Có TNCT phát sinh trong và ngoài lãnh thổ VN  Có mặt tại VN từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại VN;  Có nơi ở thường xuyên tại VN, bao gồm có nơi ở ĐK thường trú or có nhà thuê để ở tại VN theo HĐ thuê có thời hạn (từ 183 ngày trở lên).  Trường hợp CN ở VN dưới 183 ngày sẽ trở thành CN cư trú tại VN khi không là CN cư trú của bất cứ quốc gia, vùng lãnh thổ nào 2. CN không cư trú là người không đáp ứng điều ĐK trên. - TNCT phát sinh trong lãnh thổ VN. 6 2. THU NHẬP CHỊU THUẾ 1. Thu nhập từ kinh doanh 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công 3. Thu nhập từ đầu tư vốn 4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn 5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản 6. Thu nhập trúng thưởng 7. Thu nhập từ bản quyền 8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại 9. Thu nhập từ nhận thừa kế 10. Thu nhập từ quà tặng 7 3. Thu nhập miễn thuế 1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau. 2. TN từ CN nhà ở, quyền SDĐ ở và TS gắn liền với đất ở của CN chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất. 3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. 8 3. Thu nhập miễn thuế 4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản ...

Tài liệu có liên quan: