Danh mục tài liệu

Báo cáo: Chiến lược phát triển trường đại học nông lâm TP. HCM 2011 - 2020

Số trang: 125      Loại file: ppt      Dung lượng: 4.71 MB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Báo cáo: Chiến lược phát triển trường đại học Nông Lâm TP. HCM 2011 - 2020 với mục đích để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho yêu cầu phát triển của đất nước, đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo: Chiến lược phát triển trường đại học nông lâm TP. HCM 2011 - 2020 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM 2011 - 2020 Tháng 12 năm 2010 1 Chương 1. MỞ ĐẦU 1.1. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH Để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho yêu cầu phát triển của đất nước, đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại. Thực tiễn phát triển giáo dục của nước ta đã cho thấy cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của xã hội. Quán triệt quan điểm của Đảng “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực của quá trình phát triển” và theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành xây dựng “Chiến lược phát triển Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2020” với những điều chỉnh cần thiết, tạo những chuyển biến cơ bản của giáo dục trong giai đoạn mới. 1.2. HỆ THỐNG VĂN BẢN, CƠ SỞ PHÁP LÝ 1. Nghị quyết Trung Ương 2 (khoá VIII) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Nghị quyết số 35/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khoá XII về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015. 3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo Dục 2005 và tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. 4. Nghị quyết số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 – 2010. 5. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính Phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. 6. Quyết định số 412/TB-ĐHNL-VPHT của Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM ban hành ngày 30/3/2010 về “Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị Số: 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/02/2010 về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012. 7. Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012 8. Luật giáo dục. 2005. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 9. Luật Khoa học và Công nghệ (Số 21/2000/QH10 ngày 09/6/2000). 10. Điều lệ trường Đại học. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2003 11. Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2010. 12. Dự thảo Quy định chế độ làm việc của giảng viên. Đại học Nông Lâm TP.HCM. 2009. 13. Các hoạt động quản lý giáo dục và đào tạo ở trường đại học cao đẳng. Học viện Quản lý Giáo dục. 2010. 14. Tiêu chuẩn về thiết kế trường đại học TCVN 3891-1985. 15. Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở sinh viên số 14/2009/TT-BXD. 16. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009-2020. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 17. Quyết định số 693/QĐ-BGDĐT ngày 07/02/2007. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 18. Công văn số 1325/BGDĐT- KHTC ngày 09/02/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: V/v hướng dẫn xác định số sinh viên, học sinh quy đổi trên một giảng viên, giáo viên quy đổi. Chương 2. CĂN CỨ ĐỊNH HƯỚNG 2.1.THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21 A. Những thành tựu - Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục được phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội. - Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đã có tiến bộ. - Tất cả các tỉnh, thành phố đã được công nhận chuẩn quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và đang phổ cập trung học cơ sở. - Công tác xã hội hóa giáo dục và việc huy động nguồn lực cho giáo dục đã đạt được những kết quả bước đầu. - Công bằng xã hội trong giáo dục đã được cải thiện. - Công tác quản lý giáo dục đã có nhiều chuyển biến. B. Những yếu kém - Cơ cấu giáo dục quốc dân chưa đồng bộ, thiếu tính liên thông giữa các cấp học và các trình độ đào tạo, trong đó giáo dục nghề nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. - Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới. - Chương trình giáo dục đại học còn chậm đổi mới, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục. - Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới. - Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường còn thiếu thốn và lạc hậu. 7 2.2. CÁC QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2009 – 2020 - Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao, là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế và tăng nhanh bền vững. - Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. - Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu và chiến lược phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh, đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, nhu cầu nhân lực trình độ cao của đất nước, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng. Thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. - Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: