Danh mục tài liệu

Biện pháp phòng, chống hành vi tự cô lập cho học sinh tại các trường trung học phổ thông

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.54 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu đề xuất 3 nhóm biện pháp phòng, chống hành vi tự cô lập cho học sinh tại các trường THPT, gồm: nhóm biện pháp sàng lọc; nhóm biện pháp hỗ trợ, can thiệp hành vi tự cô lập; nhóm biện pháp phòng ngừa hành vi tự cô lập cho học sinh THPT.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biện pháp phòng, chống hành vi tự cô lập cho học sinh tại các trường trung học phổ thông VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(8), 34-39 ISSN: 2354-0753 BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG HÀNH VI TỰ CÔ LẬP CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Đỗ Tất Thiên Email: thiendt@hcmue.edu.vn Article history ABSTRACT Received: 13/02/2024 Currently, self-isolation behavior is becoming more common among high Accepted: 05/3/2024 school students. People with this behavior are at risk of social anxiety Published: 20/4/2024 disorders, prone to depression, anxiety and feelings of discrimination, etc. Based on theoretical research on prevention self-isolating behavior and the Keywords current status of self-isolation behavior among high school students, the Support measures, prevent, article proposes 03 groups of measures to prevent and combat self-isolation self-isolation behavior, high behavior for high school students, including: (1) screening measures; school students (2) support and intervention measures and, (3) prevention measures. The results from this study contribute to providing arguments for forming recommendations on how to address challenges related to mental health and psychosocial trauma for high school students, school and family in the current context.1. Mở đầu Hành vi tự cô lập (HVTCL) là hành vi đơn độc được biểu hiện nhất quán (trong các tình huống và theo thờigian) khi gặp gỡ các mối quan hệ xã hội quen thuộc và/hoặc không quen thuộc, đặc biệt với các mối quan hệ đồngtrang lứa. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, người có HVTCL có nguy cơ rối loạn lo âu xã hội (Bowker et al., 2011);dễ gây hấn, nhạy cảm với lo lắng, sáng tạo, mất hứng thú xã hội (social anhedonia) (Bowker et al., 2017); haykèm theo trầm cảm gia tăng và độ dễ hiểu của lời nói kém và các hoạt động xã hội giảm đi kèm theo sự gia tănglo âu và cảm giác bị kì thị (Danker et al., 2010); mất ngủ, lo âu và tức giận, nhạy cảm với sự từ chối, tự cô lập vàtrừng phạt trong các tình huống mơ hồ (Simon và Walker, 2018); mất khả năng diễn đạt cảm xúc (alexithymia)(Iannattone et al., 2021)... Các nghiên cứu về HVTCL của HS THPT đã chỉ ra mối liên hệ giữa HVTCL với các vấn đề về sức khỏe tâmthần (SKTT) của HS như: lo âu, trầm cảm, mất hứng thú xã hội và thậm chí là tâm thần phần liệt (Bowker et al.,2017). Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ GD-ĐT và UNICEF Việt Nam vào năm 2023, các vấn đề SKTT đangngày càng trở nên phổ biến hơn trên toàn thế giới. Trong hơn một thập kỉ qua, các vấn đề SKTT đã tăng thêm 13%;khoảng 20% trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới có các vấn đề SKTT và tự tử là nguyên nhân gây tử vongđứng thứ hai trong nhóm dân số 15-29 tuổi. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam, các vấn đề liên quan đến SKTTcũng gia tăng nhanh chóng, trong đó có nhóm tuổi HS. Mặc dù vậy, các vấn đề SKTT của nhóm tuổi này chưa đượcchú trọng nhiều (Bộ GD-ĐT, 2023). Với mức độ phổ biến tại nhiều quốc gia khác nhau và mức độ biểu hiện từ nặng đến nhẹ, kèm theo những hậuquả do HVTCL gây ra cho HS THPT, thì việc nghiên cứu lí luận và thực trạng về HVTCL, trên cơ sở đó, đưa ra cácbiện pháp để phòng chống hành vi này, nhất là cho HS THPT là vô cùng cấp thiết. Bài báo nghiên cứu đề xuất 03nhóm biện pháp phòng, chống HVTCL cho HS tại các trường THPT, gồm: nhóm biện pháp sàng lọc; nhóm biệnpháp hỗ trợ, can thiệp HVTCL; nhóm biện pháp phòng ngừa HVTCL cho HS THPT.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Cơ sở đề xuất biện pháp Thứ nhất, về cơ sở lí luận, HVTCL có thể được đánh giá theo nhiều cách khác nhau và tùy theo độ tuổi. Cácphương thức đánh giá có thể thông qua việc quan sát cách cha mẹ tương tác với con cái, quan sát ngoại hình, hànhvi xã hội của HS với những HS khác...; phỏng vấn trực tiếp HS, phụ huynh, GV…; Nghiên cứu hồ sơ về tiền sử cácvấn đề về SKTT của cha mẹ, hay các vấn đề liên quan đến sự thay đổi cấu trúc và chức năng gia đình, các sự kiệntrong cuộc sống; hoặc thông quan các bảng kiểm, bảng hỏi tiêu chuẩn có thể sử dụng để đánh giá HVTCL, như:Bảng kiểm hành vi trẻ em, Mẫu báo cáo của GV và Bản tự báo cáo của người trẻ, Thang đo lo âu xã hội dành cho 34 VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(8), 34-39 ISSN: 2354-0753trẻ em - Bản điều chỉnh, Bảng nghiệm kê chứng sợ xã hội và lo âu của trẻ em… (Starr & Dubowitz, 2009). Trên cơsở lí luận, này nghiên cứu đề xuất nhóm biện pháp sàng lọc, đánh giá để phát hiện HVTCL. Thứ hai, từ khảo sát thực trạng HVTCL ở 1.071 HS THPT tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và BìnhDương năm 2022 của nhóm nghiên cứu cho thấy: HVTCL có điểm trung bình tổng là 43,75 và độ lệch chuẩn là13,008, tương ứng với mức Trung bình. Các biểu hiện có điểm trung bình Cao và Rất cao theo thang đo 5 mức đãđược xác lập là Không yêu cầu người khác tương tác (4,93), Không tham gia vào các buổi gặp mặt (3,85), Chỉ quansát những người khác (3,75) và Ở một mình khi nghỉ giải lao (3,50) (Đỗ Tất Thiên, 2023). Trên cơ sở này, nghiêncứu đề xuất các biện pháp hỗ trợ, can thiệp nhằm giảm thiểu các nhóm biểu hiện HVTCL cho HS. Thứ ba, kết quả khảo sát 89 GV, 06 CBQL và 11 chuyên viên tâm lí học đường cho kết quả: việc HVTCL ở HSTHPT thỉnh thoảng xuất hiện (Đỗ Tất Thiên, 2023). Các biện pháp dự phòng được khảo sát đa phần được nhận địnhcao về mức độ cần thiết, tuy nhiên khâu triển khai và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: