Các nhân tố tài chính ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp: Tổng quan từ một số nghiên cứu
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 281.67 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Từ tổng quan những nghiên cứu trước, tác giả hệ thống lại các nhân tố tài chính có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp, bao gồm cả những nhân tố tác động cùng chiều (nhân tố doanh thu, vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời) và những nhân tố tác động ngược chiều đến quyết định đầu tư tài sản của doanh nghiệp (nhân tố nợ phải trả, lãi suất). Bên cạnh đó, cũng có một số nhân tố mới chỉ được các nhà nghiên cứu khẳng định về sự tác động tới quyết định đầu tư của DN mà chưa chỉ rõ chiều tác động (nhân tố thuế).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố tài chính ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp: Tổng quan từ một số nghiên cứu CÁC NHÂN TỐ TÀI CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP: TỔNG QUAN TỪ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU Đào Thị Vân Anh* - Phan Hồng Mai** 1 TÓM TẮT: Từ tổng quan những nghiên cứu trước, tác giả hệ thống lại các nhân tố tài chính có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp, bao gồm cả những nhân tố tác động cùng chiều (nhân tố doanh thu, vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời) và những nhân tố tác động ngược chiều đến quyết định đầu tư tài sản của doanh nghiệp (nhân tố nợ phải trả, lãi suất). Bên cạnh đó, cũng có một số nhân tố mới chỉ được các nhà nghiên cứu khẳng định về sự tác động tới quyết định đầu tư của DN mà chưa chỉ rõ chiều tác động (nhân tố thuế). Ngoài ra, bài viết cũng chỉ rõ cách đo lường các biến số trong mô hình đối với từng nhân tố cụ thể, những ưu điểm và hạn chế đối với các công trình nghiên cứu đó. Từ khóa: nhân tố; tài chính; quyết định; đầu tư; doanh nghiệp. 1. GIỚI THIỆU Lý luận đã chỉ ra rằng quyết định đầu tư là khâu then chốt nhất, ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong cả ngắn và dài hạn. Trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 một cách mạnh mẽ với những đột phá về công nghệ thì quá trình đầu tư, đặc biệt là đầu tư dài hạn của doanh nghiệp sẽ càng đòi hỏi số vốn lớn hơn với mức độ rủi ro cao hơn nên rõ ràng không thể là quyết định dễ dàng và thiếu cân nhắc. Việc đầu tư một cách manh mún, đầu tư với tài sản công nghệ lạc hậu, vận hành và quản trị theo cách thủ công... chắc chắn sẽ hạn chế khả năng nâng cấp chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đồng thời gây hao tổn chi phí, thời gian, từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trong dài hạn. Tuy vậy, để doanh nghiệp ra quyết định đầu tư đúng thời điểm với quy mô đầu tư hợp lý, hiệu quả đầu tư mang lại cao thì doanh nghiệp không chỉ cần nguồn vốn lớn, ổn định mà có thể phụ thuộc vào tầm nhìn của ban lãnh đạo, năng lực quản trị nội bộ, khả năng sinh lời của tài sản, chính sách đầu tư của quốc gia và địa phương. Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của nhiều doanh nghiệp phải phá sản, giải thể hoặc ngừng hoạt động trước đây, có thể lo ngại rằng các nhà quản lý khi ra quyết định đầu tư hàng năm không căn cứ vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, vào khả năng sinh lời của tài sản hay nhu cầu thị trường. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp mới thành lập, kinh nghiệm ra quyết định đầu tư còn rất hạn chế. Vậy, việc làm rõ những nhân tố tác động đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp là cần thiết trong điều kiện hiện tại, điều đó sẽ thực sự giúp ích cho nhà quản lý thực hiện đúng đắn nhiệm vụ quản trị tài chính doanh nghiệp. Đồng thời, là cơ sở để nhà nước ban hành các chính sách phù hợp, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư theo đúng mong muốn, đạt mục tiêu đề ra, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế với xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay. * Khoa Kinh tế, Đại học Tây Bắc, Sơn La, Việt Nam ** Viện Ngân hàng – Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, Việt Nam INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 899 2. NỘI DUNG Ngay từ những năm 1957, John Meyer và Edwin Kuh đã từng nhấn mạnh về sự quan trọng của tài chính đối với đầu tư của doanh nghiệp. Những năm sau đó, Francon Modigliani và Merton Miller đã đưa ra lý thuyết cơ bản cho rằng trong thị trường vốn hoàn hảo, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp sẽ không ảnh hưởng tới giá trị thị trường của doanh nghiệp. Do đó, nếu những giả định của Modigliani-Miller là phù hợp thì những quyết định của doanh nghiệp sẽ không phụ thuộc vào các nhân tố tài chính như thanh khoản nội bộ, đòn bẩy nợ hay chính sách chi trả cổ tức. Nhưng trên thực tế, thị trường vốn mà các doanh nghiệp đang hoạt động trong đó lại không phải là thị trường vốn hoàn hảo. Vì thế, dựa trên lý thuyết cơ bản của Francon Modigliani và Merton Miller, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhân tố tài chính có ảnh hưởng đến các quyết định của doanh nghiệp (Eisner, 1960; Lang và cộng sự, 1996; Gill và cộng sự, 2012). 2.1. Nhân tố doanh thu Theo Eisner (1960), tốc độ tăng trưởng của doanh số hiện tại và quá khứ sẽ ảnh hưởng đến đầu tư. Eisner đã phải sử dụng bộ dữ liệu từ bảng cân đối và báo cáo kết quả kinh doanh của 250 doanh nghiệp từ năm 1945 đến năm 1955 trong mô hình kinh tế lượng, kết quả nghiên cứu đã cho thấy những doanh nghiệp có doanh thu bán hàng với tốc độ cao có xu hướng đầu tư ít hơn đối với các doanh nghiệp có doanh thu bán hàng tốc độ thấp hơn. Mặc dù đã chứng minh được mối quan hệ giữa doanh số bán hàng với đầu tư của doanh nghiệp, song mô hình nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra được mức độ tác động cụ thể của doanh số bán hàng. Hơn nữa, mục đích chính của nghiên cứu là độ trễ của hàm đầu tư nên Eisner (1960) chỉ sử dụng một số nhân tố nội sinh như doanh số bán hàng, tỷ suất lợi nhuận, quy mô của doanh nghiệp mà chưa hệ thống một cách đầy đủ các nhân tố tác động đến đầu tư của các doanh nghiệp này. Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và chính sách đầu tư của 298 doanh nghiệp ngành công nghiệp, Fama (1974) đã nhận thấy rằng tăng trưởng doanh thu có ảnh hưởng tích cực đến đầu tư của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sẽ phải cắt giảm đầu tư khi doanh thu tiêu thụ giảm. Tuy nhiên, thay vì là nhân tố chính, tăng trưởng doanh thu chỉ là nhân tố ngoại sinh trong mô hình nghiên cứu của Fama nên cách thức đo lường và mức độ tác động của nhân tố chưa được tác giả chỉ rõ. Trái ngược với kết quả nghiên cứu của Fama (1979), khi nghiên cứu về sự tác động giữa quyền sở hữu nội bộ, ch ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố tài chính ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp: Tổng quan từ một số nghiên cứu CÁC NHÂN TỐ TÀI CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP: TỔNG QUAN TỪ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU Đào Thị Vân Anh* - Phan Hồng Mai** 1 TÓM TẮT: Từ tổng quan những nghiên cứu trước, tác giả hệ thống lại các nhân tố tài chính có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp, bao gồm cả những nhân tố tác động cùng chiều (nhân tố doanh thu, vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời) và những nhân tố tác động ngược chiều đến quyết định đầu tư tài sản của doanh nghiệp (nhân tố nợ phải trả, lãi suất). Bên cạnh đó, cũng có một số nhân tố mới chỉ được các nhà nghiên cứu khẳng định về sự tác động tới quyết định đầu tư của DN mà chưa chỉ rõ chiều tác động (nhân tố thuế). Ngoài ra, bài viết cũng chỉ rõ cách đo lường các biến số trong mô hình đối với từng nhân tố cụ thể, những ưu điểm và hạn chế đối với các công trình nghiên cứu đó. Từ khóa: nhân tố; tài chính; quyết định; đầu tư; doanh nghiệp. 1. GIỚI THIỆU Lý luận đã chỉ ra rằng quyết định đầu tư là khâu then chốt nhất, ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong cả ngắn và dài hạn. Trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 một cách mạnh mẽ với những đột phá về công nghệ thì quá trình đầu tư, đặc biệt là đầu tư dài hạn của doanh nghiệp sẽ càng đòi hỏi số vốn lớn hơn với mức độ rủi ro cao hơn nên rõ ràng không thể là quyết định dễ dàng và thiếu cân nhắc. Việc đầu tư một cách manh mún, đầu tư với tài sản công nghệ lạc hậu, vận hành và quản trị theo cách thủ công... chắc chắn sẽ hạn chế khả năng nâng cấp chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đồng thời gây hao tổn chi phí, thời gian, từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trong dài hạn. Tuy vậy, để doanh nghiệp ra quyết định đầu tư đúng thời điểm với quy mô đầu tư hợp lý, hiệu quả đầu tư mang lại cao thì doanh nghiệp không chỉ cần nguồn vốn lớn, ổn định mà có thể phụ thuộc vào tầm nhìn của ban lãnh đạo, năng lực quản trị nội bộ, khả năng sinh lời của tài sản, chính sách đầu tư của quốc gia và địa phương. Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của nhiều doanh nghiệp phải phá sản, giải thể hoặc ngừng hoạt động trước đây, có thể lo ngại rằng các nhà quản lý khi ra quyết định đầu tư hàng năm không căn cứ vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, vào khả năng sinh lời của tài sản hay nhu cầu thị trường. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp mới thành lập, kinh nghiệm ra quyết định đầu tư còn rất hạn chế. Vậy, việc làm rõ những nhân tố tác động đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp là cần thiết trong điều kiện hiện tại, điều đó sẽ thực sự giúp ích cho nhà quản lý thực hiện đúng đắn nhiệm vụ quản trị tài chính doanh nghiệp. Đồng thời, là cơ sở để nhà nước ban hành các chính sách phù hợp, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư theo đúng mong muốn, đạt mục tiêu đề ra, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế với xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay. * Khoa Kinh tế, Đại học Tây Bắc, Sơn La, Việt Nam ** Viện Ngân hàng – Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, Việt Nam INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 899 2. NỘI DUNG Ngay từ những năm 1957, John Meyer và Edwin Kuh đã từng nhấn mạnh về sự quan trọng của tài chính đối với đầu tư của doanh nghiệp. Những năm sau đó, Francon Modigliani và Merton Miller đã đưa ra lý thuyết cơ bản cho rằng trong thị trường vốn hoàn hảo, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp sẽ không ảnh hưởng tới giá trị thị trường của doanh nghiệp. Do đó, nếu những giả định của Modigliani-Miller là phù hợp thì những quyết định của doanh nghiệp sẽ không phụ thuộc vào các nhân tố tài chính như thanh khoản nội bộ, đòn bẩy nợ hay chính sách chi trả cổ tức. Nhưng trên thực tế, thị trường vốn mà các doanh nghiệp đang hoạt động trong đó lại không phải là thị trường vốn hoàn hảo. Vì thế, dựa trên lý thuyết cơ bản của Francon Modigliani và Merton Miller, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhân tố tài chính có ảnh hưởng đến các quyết định của doanh nghiệp (Eisner, 1960; Lang và cộng sự, 1996; Gill và cộng sự, 2012). 2.1. Nhân tố doanh thu Theo Eisner (1960), tốc độ tăng trưởng của doanh số hiện tại và quá khứ sẽ ảnh hưởng đến đầu tư. Eisner đã phải sử dụng bộ dữ liệu từ bảng cân đối và báo cáo kết quả kinh doanh của 250 doanh nghiệp từ năm 1945 đến năm 1955 trong mô hình kinh tế lượng, kết quả nghiên cứu đã cho thấy những doanh nghiệp có doanh thu bán hàng với tốc độ cao có xu hướng đầu tư ít hơn đối với các doanh nghiệp có doanh thu bán hàng tốc độ thấp hơn. Mặc dù đã chứng minh được mối quan hệ giữa doanh số bán hàng với đầu tư của doanh nghiệp, song mô hình nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra được mức độ tác động cụ thể của doanh số bán hàng. Hơn nữa, mục đích chính của nghiên cứu là độ trễ của hàm đầu tư nên Eisner (1960) chỉ sử dụng một số nhân tố nội sinh như doanh số bán hàng, tỷ suất lợi nhuận, quy mô của doanh nghiệp mà chưa hệ thống một cách đầy đủ các nhân tố tác động đến đầu tư của các doanh nghiệp này. Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và chính sách đầu tư của 298 doanh nghiệp ngành công nghiệp, Fama (1974) đã nhận thấy rằng tăng trưởng doanh thu có ảnh hưởng tích cực đến đầu tư của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sẽ phải cắt giảm đầu tư khi doanh thu tiêu thụ giảm. Tuy nhiên, thay vì là nhân tố chính, tăng trưởng doanh thu chỉ là nhân tố ngoại sinh trong mô hình nghiên cứu của Fama nên cách thức đo lường và mức độ tác động của nhân tố chưa được tác giả chỉ rõ. Trái ngược với kết quả nghiên cứu của Fama (1979), khi nghiên cứu về sự tác động giữa quyền sở hữu nội bộ, ch ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cách mạng công nghiệp 4.0 Quyết định đầu tư của doanh nghiệp Chính sách thuế Chính sách đầu tư Chỉ số kinh tế vĩ môTài liệu có liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 461 1 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 346 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 299 0 0 -
7 trang 282 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 261 0 0 -
2 trang 254 0 0
-
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 230 0 0 -
Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An
6 trang 229 1 0 -
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định trở thành Freelancer của giới trẻ Hà Nội
12 trang 225 2 0 -
6 trang 225 0 0