Các nhân tố tạo triển vọng phát triển cho doanh nghiệp FDI giáo dục tại Việt Nam
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 264.19 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài nghiên cứu tập trung vào hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Việt Nam. Các số liệu chỉ ra rằng FDI giáo dục chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn thu hút FDI, nhưng lại có tác động quan trọng đến phát triển kinh tế
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố tạo triển vọng phát triển cho doanh nghiệp FDI giáo dục tại Việt Nam CÁC NHÂN TỐ TẠO TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CHO DOANH NGHIỆP FDI GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM TS. Nguyễn Lan Anh1 Tóm tắt: Bài nghiên cứu tập trung vào hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Việt Nam. Các số liệu chỉ ra rằng FDI giáo dục chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn thu hút FDI, nhưng lại có tác động quan trọng đến phát triển kinh tế. Tác giả phân tích các nhân tố tạo nên triển vọng phát triển cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam: chính sách thu hút đầu tư, chủ động hội nhập giáo dục quốc tế, phụ huynh thay đổi quan điểm tiếp cận giáo dục, xu hướng du học tại chỗ, xuất hiện nhu cầu giáo dục quốc tế từ hội nhập và sự hiệu quả của các chính sách kiểm soát Covid-19. Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài, giáo dục và đào tạo, hệ thống giáo dục. THE FACTORS ARE CAUSES OF DEVELOPMENT PROSPECTS FOR FDI ENTERPRISES IN THE EDUCATION SECTOR IN VIETNAM Abstract: This paper focuses on foreign direct investment in education and training sector in Vietnam. The data shows that FDI capital in education sector accounts for a low proportion of total FDI capital but it significantly impacts on the economic development. The author analyzes the factors that are causes of development prospects for FDI enterprises in education sector in Vietnam: policies for attracting investment, proactive international integration, changes of parents’ view on education, studying abroad in home country, rising demand for international education, effectiveness of the Covid-19 control policies in Vietnam. Keywords: Foreign Direct Investment, education and training, education system.MỞ ĐẦU Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự tăng trưởng của thị trường, nhu cầuvề hoàn thiện, phát triển, đa dạng hóa các hình thức dịch vụ ngày càng cao, mở ra các cơ hộiđầu tư hấp dẫn, thu hút các dòng vốn dồi dào ở cả trong nước và quốc tế. Tình trạng chungcủa đa số các quốc gia trên thế giới là tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tưvào lĩnh vực dịch vụ giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) còn thấp, tuy có xu hướng tăng dần. Bêncạnh đó, tất cả các nền kinh tế đều mong muốn hỗ trợ, phát triển giáo dục (GD), bởi GD làcon đường chính thống thúc đẩy phát triển kinh tế một cách bền vững. Nghiên cứu dữ liệu từ 1998 đến 2010 trên khoảng 90 quốc gia đã chỉ ra mối quan hệ mậtthiết giữa việc thu hút dòng vốn FDI của một quốc gia và thành quả của hệ thống GD thôngqua sự phù hợp giữa trình độ của người lao động và yêu cầu công việc (Élisé và Sampawende,2020). Nâng cao chất lượng GD tạo môi trường hấp dẫn thu hút dòng FDI, gia tăng nguồn1 Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN; Email: anhnl@vnu.edu.vn 769770 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚIvốn FDI tạo động lực phát triển kinh tế, kinh tế phát triển thúc đẩy cải tiến GD. Hiểu đượcmối liên hệ của vòng tròn tác động này, chính sách đầu tư cho GD của các quốc gia ngày càngcởi mở, không chỉ tạo hành lang thực thi thông thoáng cho các doanh nghiệp trong nước, màcòn tạo điều kiện đón dòng vốn FDI GD kèm theo chuyển giao công nghệ đào tạo. Để thúc đẩy phát triển GD, chỉ sử dụng các nguồn lực hữu hạn trong nước sẽ không thểkhai thác hết các tiềm năng của thị trường với tốc độ tăng tưởng khiêm tốn. Chính vì vậy,khuyến khích thu hút FDI GD là chính sách được các quốc gia quan tâm và tạo nhiều hỗ trợ.FDI GD sẽ giúp đất nước tạo dòng vốn ổn định và tăng trưởng cho thị trường, tận dụng đượccác lợi thế sẵn có của bản địa, đồng thời chọn lọc các đặc điểm tiên tiến của nền GD thế giớigiúp nền GD trong nước biến đổi chất lượng nhanh chóng. Các chính phủ xem xét đến cácchính sách mở cửa thị trường, hạ thấp các rào cản của ngành GD đối với doanh nghiệp nướcngoài, mở ra các cơ hội đầu tư hấp dẫn. Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, vận hành và hoạt động thị trường FDIGD mới chỉ nhận được sự quan tâm của Nhà nước và doanh nghiệp, mà chưa nhận được sựquan tâm xứng tầm của các nhà nghiên cứu. Số lượng các bài nghiên cứu quốc tế cũng nhưtrong nước về lĩnh vực này rất hạn chế. Để có những đánh giá khách quan trước khi Nhànước ra quyết định chính sách và nhà đầu tư ra quyết định đầu tư, lĩnh vực FDI GD cần nhậnđược nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học hơn nữa. Bài nghiên cứu này đónggóp vào việc tạo lập nền móng cho lĩnh vực nghiên cứu hẹp về FDI GD, sẽ tập trung vào phântích các nhân tố tạo tri ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố tạo triển vọng phát triển cho doanh nghiệp FDI giáo dục tại Việt Nam CÁC NHÂN TỐ TẠO TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CHO DOANH NGHIỆP FDI GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM TS. Nguyễn Lan Anh1 Tóm tắt: Bài nghiên cứu tập trung vào hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Việt Nam. Các số liệu chỉ ra rằng FDI giáo dục chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn thu hút FDI, nhưng lại có tác động quan trọng đến phát triển kinh tế. Tác giả phân tích các nhân tố tạo nên triển vọng phát triển cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam: chính sách thu hút đầu tư, chủ động hội nhập giáo dục quốc tế, phụ huynh thay đổi quan điểm tiếp cận giáo dục, xu hướng du học tại chỗ, xuất hiện nhu cầu giáo dục quốc tế từ hội nhập và sự hiệu quả của các chính sách kiểm soát Covid-19. Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài, giáo dục và đào tạo, hệ thống giáo dục. THE FACTORS ARE CAUSES OF DEVELOPMENT PROSPECTS FOR FDI ENTERPRISES IN THE EDUCATION SECTOR IN VIETNAM Abstract: This paper focuses on foreign direct investment in education and training sector in Vietnam. The data shows that FDI capital in education sector accounts for a low proportion of total FDI capital but it significantly impacts on the economic development. The author analyzes the factors that are causes of development prospects for FDI enterprises in education sector in Vietnam: policies for attracting investment, proactive international integration, changes of parents’ view on education, studying abroad in home country, rising demand for international education, effectiveness of the Covid-19 control policies in Vietnam. Keywords: Foreign Direct Investment, education and training, education system.MỞ ĐẦU Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự tăng trưởng của thị trường, nhu cầuvề hoàn thiện, phát triển, đa dạng hóa các hình thức dịch vụ ngày càng cao, mở ra các cơ hộiđầu tư hấp dẫn, thu hút các dòng vốn dồi dào ở cả trong nước và quốc tế. Tình trạng chungcủa đa số các quốc gia trên thế giới là tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tưvào lĩnh vực dịch vụ giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) còn thấp, tuy có xu hướng tăng dần. Bêncạnh đó, tất cả các nền kinh tế đều mong muốn hỗ trợ, phát triển giáo dục (GD), bởi GD làcon đường chính thống thúc đẩy phát triển kinh tế một cách bền vững. Nghiên cứu dữ liệu từ 1998 đến 2010 trên khoảng 90 quốc gia đã chỉ ra mối quan hệ mậtthiết giữa việc thu hút dòng vốn FDI của một quốc gia và thành quả của hệ thống GD thôngqua sự phù hợp giữa trình độ của người lao động và yêu cầu công việc (Élisé và Sampawende,2020). Nâng cao chất lượng GD tạo môi trường hấp dẫn thu hút dòng FDI, gia tăng nguồn1 Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN; Email: anhnl@vnu.edu.vn 769770 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚIvốn FDI tạo động lực phát triển kinh tế, kinh tế phát triển thúc đẩy cải tiến GD. Hiểu đượcmối liên hệ của vòng tròn tác động này, chính sách đầu tư cho GD của các quốc gia ngày càngcởi mở, không chỉ tạo hành lang thực thi thông thoáng cho các doanh nghiệp trong nước, màcòn tạo điều kiện đón dòng vốn FDI GD kèm theo chuyển giao công nghệ đào tạo. Để thúc đẩy phát triển GD, chỉ sử dụng các nguồn lực hữu hạn trong nước sẽ không thểkhai thác hết các tiềm năng của thị trường với tốc độ tăng tưởng khiêm tốn. Chính vì vậy,khuyến khích thu hút FDI GD là chính sách được các quốc gia quan tâm và tạo nhiều hỗ trợ.FDI GD sẽ giúp đất nước tạo dòng vốn ổn định và tăng trưởng cho thị trường, tận dụng đượccác lợi thế sẵn có của bản địa, đồng thời chọn lọc các đặc điểm tiên tiến của nền GD thế giớigiúp nền GD trong nước biến đổi chất lượng nhanh chóng. Các chính phủ xem xét đến cácchính sách mở cửa thị trường, hạ thấp các rào cản của ngành GD đối với doanh nghiệp nướcngoài, mở ra các cơ hội đầu tư hấp dẫn. Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, vận hành và hoạt động thị trường FDIGD mới chỉ nhận được sự quan tâm của Nhà nước và doanh nghiệp, mà chưa nhận được sựquan tâm xứng tầm của các nhà nghiên cứu. Số lượng các bài nghiên cứu quốc tế cũng nhưtrong nước về lĩnh vực này rất hạn chế. Để có những đánh giá khách quan trước khi Nhànước ra quyết định chính sách và nhà đầu tư ra quyết định đầu tư, lĩnh vực FDI GD cần nhậnđược nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học hơn nữa. Bài nghiên cứu này đónggóp vào việc tạo lập nền móng cho lĩnh vực nghiên cứu hẹp về FDI GD, sẽ tập trung vào phântích các nhân tố tạo tri ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế số Doanh nghiệp FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Chính sách thu hút FDI Hội nhập giáo dục quốc tếTài liệu có liên quan:
-
Báo cáo kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 và dữ liệu số quốc gia
25 trang 356 1 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 346 0 0 -
Tổng luận Giải pháp chính sách phát triển nền kinh tế số
46 trang 281 1 0 -
10 trang 223 0 0
-
Đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam
3 trang 206 0 0 -
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 193 0 0 -
3 trang 188 0 0
-
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ
8 trang 164 0 0 -
Tăng cường liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước nhằm nâng cao hiệu quả dòng vốn FDI
5 trang 135 0 0 -
1032 trang 131 0 0