
Các thuật ngữ tài chính được tra cứu nhiều nhất
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các thuật ngữ tài chính được tra cứu nhiều nhất Các thuật ngữ tài chính được tra cứu nhiều nhấtNgân hàng thương mại (Commercial Bank) Ngân hàng bắt nguồn từ một côngviệc rất đơn giản là giữ các đồ vật quý cho những người sở hữu nó tránh mất mát,đổi lại người chủ sở hữu phải trả cho người cầm giữ hộ một khoản tiền công. Khixã hội phát triển, thương mại phát triển, nhu cầu về tiền ngày càng lớn thì ngânhàng trở thành nơi giữ tiền cho những người có tiền và cung cấp tiền cho nhữngngười cần tiền. Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, sẽ huy động vốnnhàn rỗi trong xã hội và dùng chính tiền đó cho các cá nhân và tổ chức vay lại, vàrất hiếm khi có tình trạng cùng một lúc tất cả chủ tiền gửi đến đòi nợ ngân hàng,đó chính là nguyên tắc cơ bản đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng. Căn cứ vàochức năng, ngân hàng được chia làm hai loại: ngân hàng thương mại và ngân hàngNhà nước.Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngânhàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữacác cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Hoạtđộng của ngân hàng thương mại nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc biệtđó là vốn- tiền, trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phầnchênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của ngân hàng thương mại.. Hoạt độngcủa ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dânchúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội. Khác hẳn vớingân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước (ngân hàng Trung ương) không hoạtđộng vì mục đích lợi nhuận và cũng không kinh doanh tiền tệ. Mỗi một quốc giachỉ có một ngân hàng Nhà nước duy nhất, có thể gọi là ngân hàng mẹ có chứcnăng phát hành tiền, quản lý, thực thi và giám sát các chính sách tiền tệ; và có rấtnhiều ngân hàng thương mại, có thể coi là các ngân hàng con có chức năng thựchiện lưu chuyển tiền trong nền kinh tế. Trong trường hợp ngân hàng thươngmại đứng trên bờ vực phá sản, ngân hàng Trung ương sẽ là nguồn cấp vốn cuốicùng mà ngân hàng thương mại tìm đến.Trong ngân hàng thương mại, tiền huy động được của người gửi gọi là tài sảnnợ, tiền cho công ty và các cá nhân vay cũng như tiền gửi ở các ngân hàng khácvà số trái phiếu ngân hàng sở hữu gọi là tài sản có của ngân hàng. Phần chênhlệch giữa số tiền huy động được và số tiền đem cho vay, gủi ngân hàng và mua tráiphiếu gọi là vốn tự có. Phần tài sản có tính thanh khoản cao được giữ để đề phòngtrường hợp tiền gửi vào ngân hàng bị rút đột ngột gọi là tỉ lệ dự trữ của ngânhàng. Toàn bộ số vốn của ngân hàng được chia làm hai loại vốn cấp 1 và vốn cấp2. Vốn cấp 1 còn gọi là vốn nòng cốt, về cơ bản bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuậnkhông chia và các quỹ dự trữ lập trên cơ sở trích từ lợi nhuận của tổ chức như quỹdự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển. Vốncấp 2 bao gồm: phần giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản của tổ chức, nguồnvốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên ngoài (như trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãivà một số công cụ nợ khác).Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, ngân hàng thương mại thực sự đóngmột vai trò rất quan trọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn)của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt độngcủa một nền kinh tế thị trường còn non yếu. Năm 2005-2006 Việt Nam đã tíchcực đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước vớimục đích quan trọng nhất là nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức này.Tính đến tháng 2-2007 đã có 34 ngân hàng thương mại hoàn tất việc cổ phần hóavới tổng số vốn điều lệ trên 21.000 tỷ đồng , trong đó Ngân hàng thương mại cổphần Sài gòn Thương tín có số vốn điều lệ cao nhất là trên 2.089 tỷ đồng.Bảng cân đối kế toán (Balance sheet) Báo cáo tài chính là một hệ thống các sốliệu và phân tích cho ta biết tình hình tài sản và nguồn vốn, luồng tiền vàhoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Báo cáo tài chính có 4 loại: Bảngcân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyếtminh báo cáo tài chính. Trong đó Bảng cân đối kế toán hay còn gọi là báo cáo tìnhhình hay báo cáo vị thế tài chính, cho biết tình trạng tài sản của công ty, nợ và vốncổ đông vào một thời điểm ấn định, thường là lúc cuối tháng. Đây là một cách đểxem xét một công ty kinh doanh dưới dạng một khối vốn (tài sản) được bố trí dựatrên nguồn của vốn đó (nợ và vốn cổ đông). Tài sản tương đương với nợ và vốn cổđông nên bản cân đối tài khoản là bản liệt kê các hạng mục sao cho hai bên đềubằng nhau. Không giống với bản báo cáo kết quả kinh doanh là bản cho biết kếtquả của các hoạt động trong một khoảng thời gian, bản cân đối kế toán cho biếttình trạng các sự kiện kinh doanh tại một thời điểm nhất định. Nó là một ảnh chụp(tĩnh) chứ không phải là một cuốn phim (động) và phải được phân tích dựa trên sựso sánh với các bản cân đối kế ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thuật ngữ tài chính tài liệu ngân hàng thuật ngữ tài chính Ngân hàng thương mại Bảng cân đối kế toánTài liệu có liên quan:
-
7 trang 248 3 0
-
88 trang 238 1 0
-
7 trang 197 0 0
-
19 trang 196 0 0
-
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Mobile banking: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
20 trang 193 0 0 -
33 trang 191 0 0
-
Hoàn thiện pháp luật về ngân hàng thương mại ở Việt Nam: Phần 1
190 trang 184 0 0 -
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 182 0 0 -
CÁC QUY TẮC VÀ THỰC HÀNH THỐNG NHẤT VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
29 trang 169 0 0 -
Giáo trình: Mô phỏng sàn giao dịch chứng khoán: Phần 1 - ĐH Kỹ thuật Công nghệ
28 trang 168 0 0 -
Bài giảng Lý thuyết tiền tệ: Bài 4 - Các ngân hàng trung gian
20 trang 160 0 0 -
Quản trị Ngân hàng Thương Mại - ThS. Thái Văn Đại
128 trang 159 0 0 -
Giải pháp vè kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng xuất khẩu tại Vietcombank Hà nội - 1
10 trang 157 0 0 -
Lý thuyết và hệ thống bài tập Nguyên lý kế toán (Tái bản lần thứ 8): Phần 1 - PGS.TS. Võ Văn Nhị
115 trang 139 2 0 -
38 trang 135 0 0
-
Bảng cân đối kế toán, kết cấu, nội dung và phương pháp lập bảng cân đối kế toán
7 trang 133 0 0 -
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 2 - ThS. Lê Ngọc Lưu Quang
45 trang 133 0 0 -
Tăng trưởng cho vay và sự an toàn của các ngân hàng thương mại Việt Nam
9 trang 129 0 0 -
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 1 - ThS. Lê Trung Hiếu
75 trang 126 0 0 -
7 trang 124 0 0