
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, hành vi thải loại sản phẩm thời trang có trách nhiệm với môi trường của sinh viên dựa trên Lí thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, hành vi thải loại sản phẩm thời trang có trách nhiệm với môi trường của sinh viên dựa trên Lí thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(9), 53-57 ISSN: 2354-0753 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH, HÀNH VI THẢI LOẠI SẢN PHẨM THỜI TRANG CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN DỰA TRÊN LÍ THUYẾT HÀNH VI CÓ KẾ HOẠCH (TPB) Hoàng Phương Dung+, Cao Hoàng Bảo Ngọc, Vũ Mai Hương, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Nguyễn Thu Phương, + Tác giả liên hệ ● Email: dungph@neu.edu.vn Phan Hoàng Thanh Tâm, Nguyễn Văn Hoàng Article history ABSTRACT Received: 04/3/2024 In recent decades, “fashion waste” and “sustainable fashion” have become Accepted: 19/4/2024 topics of large-scale discussion around the world in general and in Vietnam in Published: 05/5/2024 particular. Based on the extended model of the Theory of Planned Behavior (TPB), this research investigates the factors influencing the disposal behavior Keywords of clothing among 808 students in Hanoi. The SEM-PLS analysis reveals that Clothing disposal, TPB, four factors - Attitude, Perceived Behavioral Control, Social Norms, and sustainable disposal, Personal Norms - significantly impact the intention and behavior of education sustainable clothing disposal. Additionally, objective knowledge about sustainable disposal strengthens the relationship between intention and sustainable disposal behavior. The study proposes solutions to enhance awareness and responsibility in individuals disposal practices. From the research results, it shows that attitudes, subjective norms, perceived behavioral control and personal norms have a positive impact on the intention to dispose of sustainable fashion items.1. Mở đầu Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành Thời trang đã và đang đe dọa tới môi trường sống của mỗi quốc gia cũngnhư toàn thế giới. Trong nhiều thập kỉ gần đây, “rác thải thời trang” và “thời trang bền vững” đã trở thành những chủđề thảo luận với quy mô rộng lớn trên khắp thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Báo cáo Hiện trạng Môitrường Quốc gia năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2021) chỉ ra rằng các doanh nghiệp sản xuất mặt hàngthời trang tại Việt Nam hằng năm thải ra hàng tấn khí thải công nghiệp đặc thù gây hại. Với sức mua khổng lồ trêngần 1400 cửa hàng phân phối trực tiếp (Statista, 2023) và hơn 130.000 gian hàng trực tuyến trên các nền tảng thươngmại điện tử phổ biến tại Việt Nam như Shopee, Lazada, người tiêu dùng Việt Nam lại không có thói quen sử dụngcác mặt hàng thời trang một cách bền vững. Cụ thể, trên 43% người dùng sẵn sàng thải loại quần áo sau lần đầu sửdụng hay 20% người được hỏi cho biết sẽ bỏ đi ít nhất 3 món đồ sau lần mặc đầu tiên (Châu Bùi, 2021). Để xử lí những vấn đề tiêu cực nêu trên, Jung và Jin (2016) đã đề xuất 3 hướng giải quyết tương ứng với 3 nhómđối tượng khác nhau, và một trong số đó là giải pháp thay đổi thói quen tiêu dùng của các cá nhân, vì người tiêu dùnglà người có nhu cầu, tiêu thụ và quyết định độ dài vòng đời của sản phẩm may mặc. Trước đó, khi nghiên cứu vềhành vi “mua sắm xanh”, Laroche và cộng sự (2001) cũng đã chỉ ra rằng qua nhiều năm, người tiêu dùng đã nhận rarằng hành vi mua hàng của họ có thể tác động trực tiếp đến một số vấn đề về môi trường. Tuy nhiên, sự bền vữngkhông chỉ nằm ở sản phẩm xanh hơn, mà quan trọng là thói quen sử dụng quần áo cũng cần trở nên “chậm” hơn, bềnvững hơn. Song, nghiên cứu này chưa chỉ ra các cách thức để việc tiêu dùng trở nên bền vững hơn, như các hành vimua hàng của người tiêu dùng như sử dụng và thải loại sản phẩm (Bianchi & Birtwistle, 2011); và đến nay, hiện vẫncó số lượng khiêm tốn các bài nghiên cứu về hành vi thải loại có trách nhiệm, đặc biệt là tại phần nhiều nước đangphát triển như Việt Nam. Ngoài ra, Thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) mặc định ngườidùng đã có vốn hiểu biết về môi trường, thì tại một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, rất có thể còn nhiềungười, đặc biệt là các bạn trẻ lại lạ lẫm với khái niệm “thải loại bền vững”. Do đó, việc đưa thêm biến kiến thứckhách quan của cá nhân và biến chuẩn mực cá nhân tới hành vi thải loại có trách nhiệm là cần thiết nhưng chưa cónghiên cứu nào kiểm định mối quan hệ này. 53 VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(9), 53-57 ISSN: 2354-0753 Căn cứ vào ý nghĩa thực tiễn của hành vi thải loại có trách nhiệm và “khoảng trống” nghiên cứu trên, bài báo nàyxem xét các yếu tố ảnh hưởng hành vi thải loại có trách nhiệm của sinh viên - phân khúc khách hàng quan trọng củangành thời trang bằng cách mở rộng mô hình TPB với yếu tố Chuẩn mực cá nhân và Kiến thức khách quan của cánhân về hành vi thải loại có trách nhiệm.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Cơ sở lí thuyết, phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu2.1.1. Cơ sở lí thuyết Thuyết hành vi có kế hoạch (hay Mô hình TPB) được phát triển bởi Ajzen (1991) nhằm giải thích những hànhđộng có ý thức và lên kế hoạch trước của con người. Cụ thể, lí thuyết này cho rằng, mọi hành vi đều xuất phát từ ýđịnh và ý định hay khuynh hướng thực hiện hành vi chịu tác động bởi 3 yếu tố: (1) Thái độ của chủ thể về hành viđó; (2) Các chuẩn mực xã hội hoặc mức độ mà hành vi đó được hỗ trợ và mong đợi bởi những ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Giáo dục Lí thuyết hành vi có kế hoạch Rác thải thời trang Trách nhiệm với môi trường Hành vi thải loại có trách nhiệmTài liệu có liên quan:
-
7 trang 282 0 0
-
Đặc điểm sử dụng từ xưng hô trong tiếng Nhật và so sánh với đơn vị tương đương trong tiếng Việt
5 trang 253 4 0 -
5 trang 218 0 0
-
Thực trạng dạy và học môn tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế tại trường Đại học Sài Gòn
5 trang 208 0 0 -
7 trang 196 0 0
-
Mô hình trung tâm học tập cộng đồng ngoài công lập của Myanmar và một số khuyến nghị
6 trang 195 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chuyển đổi số của giáo viên tiểu học tại tỉnh An Giang
6 trang 175 0 0 -
7 trang 145 0 0
-
6 trang 115 0 0
-
Thực trạng năng lực tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Vinh
5 trang 114 0 0 -
6 trang 108 0 0
-
6 trang 85 0 0
-
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo
5 trang 83 0 0 -
Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm
4 trang 72 2 0 -
5 trang 70 0 0
-
Một số biện pháp dạy học nói và nghe văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 10
4 trang 70 0 0 -
Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực nhận thức khoa học tự nhiên của học sinh cấp trung học cơ sở
6 trang 69 0 0 -
4 trang 68 0 0
-
5 trang 64 0 0
-
7 trang 62 1 0