Danh mục tài liệu

Cách mạng công nghiệp 4.0 và những thách thức đặt ra với phương thức đào tạo trực tuyến ở bậc đại học tại Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 926.55 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhân loại đang đứng trước một cuộc cách mạng công nghiệp mới, có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm việc và quan hệ với nhau: Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư - Cách mạng công nghiệp 4.0 kết hợp các công nghệ lại với nhau diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm: Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách mạng công nghiệp 4.0 và những thách thức đặt ra với phương thức đào tạo trực tuyến ở bậc đại học tại Việt NamCÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA VỚI PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN Ở BẬC ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Hoàn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Nhân loại đang đứng trước một cuộc cách mạng công nghiệp mới, có thể thayđổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm việc và quan hệ với nhau: Cuộc cách mạngcông nghiệp (CMCN) lần thứ tư - Cách mạng công nghiệp 4.0 kết hợp các công nghệlại với nhau diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm: Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số vàVật lý. Tốc độ đột phá của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện “không có tiền lệ lịchsử”. Tuy nhiên cũng như mọi cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cáchmạng công nghiệp lần thứ tư này có thể đưa đến tình trạng bất bình đẳng lớn hơn,đặc biệt là nguy cơ phá vỡ thị trường lao động. Trong bối cảnh đó, phương thức đàotạo trực tuyến trong giáo dục đại học ở Việt Nam có cơ hội để hợp tác và học hỏinhưng cũng đang đứng trước nhiều thách thức. Các trường đại học cần phải tìmcách đổi mới chính mình, nói cách khác cần phải làm một cuộc cách mạng để tồn tạivà phát triển. Đó là nội dung chính của bài viết này. Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0, đào tạo trực tuyến, giáo dục đại học,thách thức 1. Khái niệm Công nghiệp 4.0 Khái niệm Công nghiệp 4.0 hay nhà máy thông minh lần đầu tiên được đưa ra tạiHội chợ công nghiệp Hannover tại Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 2011. Năm2013, cụm từ “Công nghiệp 4.0” (Industrie 4.0) xuất phát từ một báo cáo của Chínhphủ Đức nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất màkhông cần sự tham gia của con người. Công nghiệp 4.0 nhằm thông minh hóa quá trìnhsản xuất và quản lý trong ngành công nghiệp chế tạo. Sự ra đời của Công nghiệp 4.0tại Đức đã thúc đẩy các nước tiên tiến khác như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ thúcđẩy phát triển các chương trình tương tự nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của mình. Tháng 1/2016, một định nghĩa mới, mở rộng hơn khái niệm Công nghiệp 4.0 -khái niệm Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư được GS. KlausSchwab, người Đức, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra và đó cũng là chủ đềchính của diễn đàn kinh tế thế giới Davos năm 2016. Ông cho rằng nhân loại đangđứng trước một cuộc cách mạng công nghiệp mới, có thể thay đổi hoàn toàn cách chúngta sống, làm việc và quan hệ với nhau. Quy mô, phạm vi và sự phức tạp của lần chuyển 155đổi này không giống như bất kỳ điều gì mà loài người đã từng trải qua. Nhìn lại lịch sử,loài người đã chứng kiến 3 cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn: i) Cuộc cách mạngcông nghiệp lần thứ nhất (từ 1784) xảy ra khi loài người phát minh động cơ hơi nước,tác động trực tiếp đến các ngành nghề như dệt may, chế tạo cơ khí, giao thông vận tải.Động cơ hơi nước được đưa vào ôtô, tàu hỏa, tàu thủy, mở ra một kỷ nguyên mới tronglịch sử nhân loại; ii) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (từ 1870) đến khi loàingười phát minh ra động cơ điện, mang lại cuộc sống văn minh, năng suất tăng nhiều lầnso với động cơ hơi nước; iii) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (từ 1969) xuấthiện khi con người phát minh ra bóng bán dẫn, điện tử, kết nối thế giới liên lạc được vớinhau. Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet… là những công nghệ hiện naychúng ta được thụ hưởng từ cuộc cách mạng này; iv) Cuộc cách mạng công nghiệp lầnthứ tư đang diễn ra từ những năm 2000 gọi là cuộc cách mạng số mà yếu tố cốt lõi củaKỹ thuật số là thông qua các công nghệ như Internet vạn vật kết nối - Internet of Things(IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), dữ liệu lớn (BigData), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... đểchuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Nếu như cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước vàhơi nước để cơ giới hóa sản xuất, cách mạng lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điệnnăng để sản xuất hàng loạt, cách mạng lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thôngtin để tự động hóa sản xuất thì cách mạng công nghiệp thứ tư đang nảy nở từ cuộccách mạng lần ba diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật sốvà Vật lý. Nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹthuật số và sinh học. Theo Klaus Schwab, tốc độ đột phá của cách mạng công nghiệp4.0 hiện không có tiền lệ lịch sử. Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệptrước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyếntính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Chiềurộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệthống sản xuất, quản lý và quản trị. Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung vàonghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược,chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Trên lĩnh vực vật lý, Công nghiệp 4.0 là xu hướng của tự động hóa và trao đổidữ liệu trong công nghệ sản xuất, không chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minhvà được kết nối, mà còn có làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vựckhác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, robot thế hệ mới, máy in 3D,xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…), từ các năng lượng tái tạo tới tínhtoán lượng tử.156 Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các “nhà máy thôngminh” hay “nhà máy số”. Trong các nhà máy thông minh này, các hệ thống vật lýkhông gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giớivật lý. Với IoT, các hệ thống vật lý không gian ảo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: