
Cấu trúc ngữ nghĩa của các động từ tiếng Nga biểu thị sự thiết lập tư thế người, đối chiếu với các đơn vị tương đương trong tiếng Việt
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 470.48 KB
Lượt xem: 82
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tiến hành phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của các động từ tiếng Nga biểu thị sự thiết lập tư thế người (встать/вставать, сесть/садиться, лечь/лoжиться), đối chiếu với các đơn vị tương đương của chúng trong tiếng Việt (đứng lên, ngồi xuống, nằm xuống), chỉ ra các đặc điểm tương đồng và dị biệt giữa hai thứ tiếng nhằm giúp sinh viên Việt Nam học tiếng Nga tránh được các lỗi do hiện tượng giao thoa ngôn ngữ gây nên trong quá trình chuyển dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt và ngược lại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấu trúc ngữ nghĩa của các động từ tiếng Nga biểu thị sự thiết lập tư thế người, đối chiếu với các đơn vị tương đương trong tiếng Việt CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA CỦA CÁC ĐỘNG TỪ TIẾNG NGA BIỂU THỊ SỰ THIẾT LẬP TƯ THẾ NGƯỜI, ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC ĐƠN VỊ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT Nguyễn Tình* Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Nhận bài: 20/05/2018; Hoàn thành phản biện: 31/06/2018; Duyệt đăng: 30/08/2018 Tóm tắt: Trong Ngôn ngữ học đối chiếu, một trong các nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện là xác định cho được các yếu tố tương đương trong các ngôn ngữ tham gia đối chiếu. Trong từ vựng - ngữ nghĩa, các đơn vị tương đương được xác định dựa trên nội dung ngữ nghĩa của các đơn vị tham gia đối chiếu. Để làm rõ nhận định trên, chúng tôi tiến hành phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của các động từ tiếng Nga biểu thị sự thiết lập tư thế người (встать/вставать, сесть/садиться, лечь/лoжиться), đối chiếu với các đơn vị tương đương của chúng trong tiếng Việt (đứng lên, ngồi xuống, nằm xuống), chỉ ra các đặc điểm tương đồng và dị biệt giữa hai thứ tiếng nhằm giúp sinh viên Việt Nam học tiếng Nga tránh được các lỗi do hiện tượng giao thoa ngôn ngữ gây nên trong quá trình chuyển dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt và ngược lại. Từ khóa: Động từ, cấu trúc, ngữ nghĩa, đối chiếu, tương đương 1. Đặt vấn đề Kết quả phân tích của một số công trình nghiên cứu về lỗi của sinh viên nước ngoài học tiếng Nga (Глекнер & Крючкова, 1980) cho thấy, một trong những nguyên nhân làm cho sinh viên mắc lỗi là do hiện tượng giao thoa ngôn ngữ gây nên. Đó chính là sự chuyển di tiêu cực các thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ sang tiếng Nga. Để giúp cho sinh viên tránh được lỗi khi xây dựng các phát ngôn bằng tiếng Nga, theo Милославский (1981), cần phải tiến hành phân tích, đối chiếu và mô tả một cách đầy đủ các đặc điểm tương đồng và dị biệt giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng Nga. Theo ông, chừng nào mục đích cuối cùng của người học là nắm một ngôn ngữ như một hệ thống, thì chừng đó đòi hỏi tác giả các công trình nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ phải phân tích kỹ cả hai hệ thống ngôn ngữ và chỉ ra cho được các nguyên nhân gây nên hiện tượng giao thoa ngôn ngữ. Để tiến hành nghiên cứu đối chiếu, việc đầu tiên cần làm là phải xác định cho được các đơn vị tương đương trong các ngôn ngữ tham gia đối chiếu. Trong đối chiếu từ vựng - ngữ nghĩa, các đơn vị tương đương được xác định dựa trên nội dung ngữ nghĩa của các đơn vị tham gia đối chiếu. Xuất phát từ quan điểm vừa nêu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đối chiếu cấu trúc ngữ nghĩa của các động từ tiếng Nga thuộc nhóm biểu thị sự thiết lập tư thế người với các đơn vị tương đương của chúng trong tiếng Việt. Nhóm động từ tiếng Nga mà chúng tôi chọn để nghiên cứu là một trong các nhóm từ vựng - ngữ nghĩa đã được phân loại và nghiên cứu. Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề cấu trúc ngữ nghĩa của các động từ thuộc nhóm cũng như đối chiếu chúng với các đơn vị tương trong tiếng Việt. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Cấu trúc nghĩa của từ Theo Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến (1992), một từ có một nghĩa hoặc nhiều nghĩa. Nếu là từ nhiều nghĩa thì các nghĩa (hay còn gọi là nghĩa vị) này có quan hệ với nhau và được sắp xếp theo một cơ cấu nhất định. Trong từng nghĩa vị của từ cũng vậy, chúng bao gồm những thành tố nhỏ hơn có thể phân tích ra được, đó là các nghĩa tố. Các nghĩa tố này cũng được sắp xếp theo một tổ chức nhất * Email: nguyentinhdhnn@yahoo.com.vn định được gọi là cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ. Như vậy, khi phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của từ ta phải xác định xem từ đó có bao nhiêu nghĩa vị, mỗi nghĩa vị có bao nhiêu nghĩa tố và tất cả chúng được sắp xếp trong quan hệ với nhau như thế nào. 2.2. Nghĩa tố là gì? Nghĩa tố được hiểu là: Một dấu hiệu lôgic ứng với một thuộc tính chung của sự vật, hiện tượng (biểu vật) được đưa vào nghĩa biểu niệm. Đó chính là yếu tố ngữ nghĩa chung của các từ thuộc cùng một nhóm từ hoặc riêng cho nghĩa của một từ đối lập với nghĩa của những từ khác trong cùng một nhóm từ vựng - ngữ nghĩa (Mai Ngọc Chừ & cộng sự, 1992, tr. 192). 3. Phương pháp nghiên cứu Theo thống kê của chúng tôi, nhóm từ vựng - ngữ nghĩa các động từ tiếng Nga chỉ sự thiết lập tư thế người có tới 34 động từ, trong đó bao gồm các động từ có tiếp đầu ngữ và không tiếp đầu ngữ, các động từ hoàn thành thể và chưa hoàn thành thể. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ chọn và tiến hành nghiên cứu các động từ không có tiếp đầu ngữ, bao gồm hoàn thành thể và chưa hoàn thành thể, đó là các động từ sau: встать/ вставать (thiết lập tư thế đứng); сесть/ садиться (thiết lập tư thế ngồi); лечь/ лoжиться (thiết lập tư thế nằm). Để tiến hành nghiên cứu đối chiếu cấu trúc ngữ nghĩa của các động từ tiếng Nga thuộc nhóm biểu thị sự thiết lập tư thế người với các đơn vị tương đương của chúng trong tiếng Việt chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp miêu tả: phương pháp này được sử dụng nhằm xác định nội dung ngữ nghĩa của các động từ tham gia đối chiếu cũng như các đơn vị tương đương của hai thứ tiếng; - Phương pháp phân tích - tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để phân tích nội dung ngữ nghĩa của từng động từ thuộc nhóm nghiên cứu, từ đó chỉ ra cấu trúc biểu niệm của chúng; - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này được sử dụng nhằm đối chiếu cấu trúc ngữ nghĩa của từng động từ tiếng Nga thuộc nhóm nghiên cứu với các đơn vị tương đương trong tiếng Việt, rút ra những điểm tương đồng và dị biệt của các đơn vị tham gia đối chiếu giữa hai thứ tiếng. Trong quá trình nghiên cứu, để xác định nội dung ngữ nghĩa của các đơn vị tham gia đối chiếu, chúng tôi sử dụng c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấu trúc ngữ nghĩa của các động từ tiếng Nga biểu thị sự thiết lập tư thế người, đối chiếu với các đơn vị tương đương trong tiếng Việt CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA CỦA CÁC ĐỘNG TỪ TIẾNG NGA BIỂU THỊ SỰ THIẾT LẬP TƯ THẾ NGƯỜI, ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC ĐƠN VỊ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT Nguyễn Tình* Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Nhận bài: 20/05/2018; Hoàn thành phản biện: 31/06/2018; Duyệt đăng: 30/08/2018 Tóm tắt: Trong Ngôn ngữ học đối chiếu, một trong các nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện là xác định cho được các yếu tố tương đương trong các ngôn ngữ tham gia đối chiếu. Trong từ vựng - ngữ nghĩa, các đơn vị tương đương được xác định dựa trên nội dung ngữ nghĩa của các đơn vị tham gia đối chiếu. Để làm rõ nhận định trên, chúng tôi tiến hành phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của các động từ tiếng Nga biểu thị sự thiết lập tư thế người (встать/вставать, сесть/садиться, лечь/лoжиться), đối chiếu với các đơn vị tương đương của chúng trong tiếng Việt (đứng lên, ngồi xuống, nằm xuống), chỉ ra các đặc điểm tương đồng và dị biệt giữa hai thứ tiếng nhằm giúp sinh viên Việt Nam học tiếng Nga tránh được các lỗi do hiện tượng giao thoa ngôn ngữ gây nên trong quá trình chuyển dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt và ngược lại. Từ khóa: Động từ, cấu trúc, ngữ nghĩa, đối chiếu, tương đương 1. Đặt vấn đề Kết quả phân tích của một số công trình nghiên cứu về lỗi của sinh viên nước ngoài học tiếng Nga (Глекнер & Крючкова, 1980) cho thấy, một trong những nguyên nhân làm cho sinh viên mắc lỗi là do hiện tượng giao thoa ngôn ngữ gây nên. Đó chính là sự chuyển di tiêu cực các thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ sang tiếng Nga. Để giúp cho sinh viên tránh được lỗi khi xây dựng các phát ngôn bằng tiếng Nga, theo Милославский (1981), cần phải tiến hành phân tích, đối chiếu và mô tả một cách đầy đủ các đặc điểm tương đồng và dị biệt giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng Nga. Theo ông, chừng nào mục đích cuối cùng của người học là nắm một ngôn ngữ như một hệ thống, thì chừng đó đòi hỏi tác giả các công trình nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ phải phân tích kỹ cả hai hệ thống ngôn ngữ và chỉ ra cho được các nguyên nhân gây nên hiện tượng giao thoa ngôn ngữ. Để tiến hành nghiên cứu đối chiếu, việc đầu tiên cần làm là phải xác định cho được các đơn vị tương đương trong các ngôn ngữ tham gia đối chiếu. Trong đối chiếu từ vựng - ngữ nghĩa, các đơn vị tương đương được xác định dựa trên nội dung ngữ nghĩa của các đơn vị tham gia đối chiếu. Xuất phát từ quan điểm vừa nêu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đối chiếu cấu trúc ngữ nghĩa của các động từ tiếng Nga thuộc nhóm biểu thị sự thiết lập tư thế người với các đơn vị tương đương của chúng trong tiếng Việt. Nhóm động từ tiếng Nga mà chúng tôi chọn để nghiên cứu là một trong các nhóm từ vựng - ngữ nghĩa đã được phân loại và nghiên cứu. Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề cấu trúc ngữ nghĩa của các động từ thuộc nhóm cũng như đối chiếu chúng với các đơn vị tương trong tiếng Việt. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Cấu trúc nghĩa của từ Theo Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến (1992), một từ có một nghĩa hoặc nhiều nghĩa. Nếu là từ nhiều nghĩa thì các nghĩa (hay còn gọi là nghĩa vị) này có quan hệ với nhau và được sắp xếp theo một cơ cấu nhất định. Trong từng nghĩa vị của từ cũng vậy, chúng bao gồm những thành tố nhỏ hơn có thể phân tích ra được, đó là các nghĩa tố. Các nghĩa tố này cũng được sắp xếp theo một tổ chức nhất * Email: nguyentinhdhnn@yahoo.com.vn định được gọi là cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ. Như vậy, khi phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của từ ta phải xác định xem từ đó có bao nhiêu nghĩa vị, mỗi nghĩa vị có bao nhiêu nghĩa tố và tất cả chúng được sắp xếp trong quan hệ với nhau như thế nào. 2.2. Nghĩa tố là gì? Nghĩa tố được hiểu là: Một dấu hiệu lôgic ứng với một thuộc tính chung của sự vật, hiện tượng (biểu vật) được đưa vào nghĩa biểu niệm. Đó chính là yếu tố ngữ nghĩa chung của các từ thuộc cùng một nhóm từ hoặc riêng cho nghĩa của một từ đối lập với nghĩa của những từ khác trong cùng một nhóm từ vựng - ngữ nghĩa (Mai Ngọc Chừ & cộng sự, 1992, tr. 192). 3. Phương pháp nghiên cứu Theo thống kê của chúng tôi, nhóm từ vựng - ngữ nghĩa các động từ tiếng Nga chỉ sự thiết lập tư thế người có tới 34 động từ, trong đó bao gồm các động từ có tiếp đầu ngữ và không tiếp đầu ngữ, các động từ hoàn thành thể và chưa hoàn thành thể. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ chọn và tiến hành nghiên cứu các động từ không có tiếp đầu ngữ, bao gồm hoàn thành thể và chưa hoàn thành thể, đó là các động từ sau: встать/ вставать (thiết lập tư thế đứng); сесть/ садиться (thiết lập tư thế ngồi); лечь/ лoжиться (thiết lập tư thế nằm). Để tiến hành nghiên cứu đối chiếu cấu trúc ngữ nghĩa của các động từ tiếng Nga thuộc nhóm biểu thị sự thiết lập tư thế người với các đơn vị tương đương của chúng trong tiếng Việt chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp miêu tả: phương pháp này được sử dụng nhằm xác định nội dung ngữ nghĩa của các động từ tham gia đối chiếu cũng như các đơn vị tương đương của hai thứ tiếng; - Phương pháp phân tích - tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để phân tích nội dung ngữ nghĩa của từng động từ thuộc nhóm nghiên cứu, từ đó chỉ ra cấu trúc biểu niệm của chúng; - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này được sử dụng nhằm đối chiếu cấu trúc ngữ nghĩa của từng động từ tiếng Nga thuộc nhóm nghiên cứu với các đơn vị tương đương trong tiếng Việt, rút ra những điểm tương đồng và dị biệt của các đơn vị tham gia đối chiếu giữa hai thứ tiếng. Trong quá trình nghiên cứu, để xác định nội dung ngữ nghĩa của các đơn vị tham gia đối chiếu, chúng tôi sử dụng c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa Ngôn ngữ học đối chiếu Cấu trúc ngữ nghĩa Động từ tiếng Nga Biểu thị sự thiết lập tư thế ngườiTài liệu có liên quan:
-
Cú pháp tiếng Anh-tiếng Việt và ngôn ngữ học đối chiếu: Phần 2
270 trang 200 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ: Phần 1 - GS. Lê Quang Thiêm
132 trang 130 0 0 -
6 trang 90 0 0
-
197 trang 86 0 0
-
27 trang 67 1 0
-
13 trang 54 0 0
-
Đề tài nghiên cứu: Đối chiếu tài liệu Tiếng Anh và Tiếng Việt
22 trang 46 0 0 -
12 trang 38 0 0
-
10 trang 36 0 0
-
Tăng cường khả năng nghe hiểu tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ bằng phương pháp nghe mở rộng
10 trang 35 0 0 -
249 trang 35 0 0
-
11 trang 34 0 0
-
8 trang 34 0 0
-
Bài giảng Ngôn ngữ học đối chiếu - Trần Văn Phước
89 trang 34 0 0 -
Tăng cường hiệu quả dạy và học môn Nghe tiếng Hàn bằng phương pháp Dictogloss
9 trang 33 0 0 -
Đại cương Ngôn ngữ học lý thuyết: Phần 2
427 trang 32 0 0 -
27 trang 30 0 0
-
Dạy học ngữ pháp tiếng Nga: Phần 1
240 trang 29 0 0 -
255 trang 29 0 0
-
Khảo sát nhận thức của sinh viên ngành tiếng Pháp đối với chuẩn đầu ra năng lực tiếng Pháp
9 trang 28 0 0