Chương XIII Ô NHIỄM ÐẤT
Số trang: 12
Loại file: doc
Dung lượng: 174.00 KB
Lượt xem: 1
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Khái niệm về ô nhiễm đất Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, nhiều đô thị và thành phố cũng được hình thành thì tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Khói thải từ các nhà máy và các xe cơ giới làm ô nhiễm bầu không khí.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương XIII Ô NHIỄM ÐẤT Chương XIII Ô NHIỄM ÐẤT1. Khái niệm về ô nhiễm đất Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, nhiều đô thị và thành phốcũng được hình thành thì tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Khói thải từ cácnhà máy và các xe cơ giới làm ô nhiễm bầu không khí. Nước thải từ các nhà máy và khu dân cưđô thị làm ô nhiễm nguồn nước. Khi không khí và nước bị ô nhiễm thì đất cũng bị ô nhiễm. Trong nông nghiệp, chúng ta đã và đang sử dụng ngày càng nhiều các loại thuốc trừsâu, thuốc trừ cỏ và một số phân hoá học, một số trong các loại hoá chất đó cũng có thể gây ônhiễm đất. Hàm lượng các chất độc hại đó tích luỹ trong đất tới mức độ nào đó sẽ gây hạicho cây trồng và vi sinh vật đất, từ đó phá vỡ cân bằng sinh thái giữa đất và các hệ sinh tháikhác. Ô nhiễm đất không những làm giảm khả năng sản xuất của đất mà còn lấy đất làmđiểm xuất phát để ảnh hưởng tới thực vật, động vật và người - một số nguyên tố vi lượnghoặc siêu vi lượng có tính độc hại tích luỹ lại trong nông sản phẩm từ đó gây tác hại nghiêmtrọng đối với động, thực vật và người. Ô nhiễm đất còn làm hại đến môi trường khác như nước ngầm, nước mặt, không khí.Ví dụ, một số chất ô nhiễm có tính hoà tan trong nước, thấm xuống nước ngầm, hoặc có thểbị dòng nước di chuyển đi nơi khác tạo nên sự ô nhiễm nước trên mặt đất. Gió thổi có thểchuyển chất ô nhiễm đi xa làm cho diện tích ô nhiễm mở rộng hơn. Bởi vậy, ô nhiễm đấtcũng có thể trở thành nguồn ô nhiễn đối với nước và không khí. Muốn phòng chống ô nhiễm đất cần tìm hiểu nguồn gốc, số lượng, các dạng, sự dichuyển, sự chuyển hoá, sự tích luỹ và tiêu tan của các chất gây ô nhiễm.2. Nguồn gây ô nhiễm Nguồn gây ô nhiễm đất trước hết là từ nước và không khí, ngoài các chất đặc biệt donúi lửa phun ra còn có các chất thải trong công nghiệp và sinh hoạt (hơi thải, nước thải, cặnthải, phân hữu cơ, rác). Tất nhiên, phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, các khoáng sảnđang khai thác, các chất phóng xạ... cũng đều là các chất ô nhiễm từ bên ngoài vào đất.2.1. Tưới nước thải công nghiệp làm ô nhiễm đất Nông dân dùng nước thải công nghiệp từ các nhà máy ra hoặc nước cống thành phốđể tưới cho cây, tuy nước đó có thể làm tăng được một ít năng suất cây trồng nhưng nếu sửdụng không đúng, lâu dài tích luỹ lại có thể gây ô nhiễm đất, làm giảm độ màu mỡ của đấthoặc gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển cây trồng cũng như sức khoẻ của conngười và gia súc. Ví dụ, nếu dùng nước của một số nhà máy có chứa muối mặn, chất kiềmhoặc chất axit sẽ làm cho đất dần dần hoá mặn, hoá kiềm hoặc hoá chua từ đó làm giảm khảnăng sản xuất của đất. Nghiêm trọng nhất có nhà máy thải ra một số nguyên tố kim loạinặng như: Cd, Ni, Cr... Các nhà máy hoá chất, các xưởng sản xuất nông dược thải ra Hg, Pb, As. Các chất nàysau khi tích luỹ trong đất thì khó loại ra, có thể ảnh hưởng xấu cho cây. Do hoạt động của visinh vật, chúng có thể bị tiêu tan dần, nhưng dù chỉ nằm trong đất một thời gian ngắn vẫn gâyđộc hại. Những vùng mỏ đang khai thác như mỏ pyrit (FeS2), mỏ than chứa lưu huỳnh (S), sauoxy hoá sẽ sinh ra H2SO4 làm cho môi trường rất chua, ảnh hưởng xấu đến đất. Ðất bị nhiễmlưu huỳnh ban đầu trở nên chua nhiều làm giảm năng suất cây trồng, sau đó còn sinh ra cácmuối như sunphat sắt, nhôm hoặc mangan, bị các chất hữu cơ trong đất khử oxy tạo thành cáchợp chất sunphit lưu lại trong đất tiếp tục gây hại dưới dạng axit hoặc dạng lưu huỳnh. 2.2. Một số chất khí thải làm ô nhiễm đất Thường gặp nhất là SO2 hoặc HF do các nhà máy thải ra. Chất thứ nhất sinh ra axitH2SO4, chất thứ hai sinh ra axit HF. Chúng được nước mưa kéo xuống đất. Chất đầu có thểcho một vùng đất bị chua, chất sau có thể làm cho hàm lượng flo hoà tan trong đất tăng lên cóhại cho sức khoẻ của người và gia súc. 2.3. Các chất phế thải của công nghiệp làm ô nhiễm đất Các chất thải của các nhà máy và hầm mỏ thường chứa một số kim loại nặng hoặcmột số chất độc dạng hữu cơ và dạng axit, dạng bazơ hoặc các muối khác làm cho đất bị ônhiễm ở các kiểu khác nhau. Vấn đề này rất phổ biến ở các thành phố và khu công nghiệplớn. 2.4. Nông dược và phân bón làm ô nhiễm đất Các hợp chất clo hữu cơ trong nông dược dễ tồn lưu lại trong đất, nếu sử dụng liềulượng lớn và liên tục nhiều năm có thể gây ô nhiễm đất. Trong sản xuất phân hoá học, donguyên liệu không tinh khiết có thể đem lại một số nguyên tố có hại như công nghiệp sảnxuất phân lân liên tục với số lượng nhiều sẽ làm cho hàm lượng các nguyên tố Cd, As... tănglên gây ô nhiễm đất. Nếu dùng phân đạm dạng cyanamit canxi (CaCN2) có thể tồn lưu trongđất gây hại cho cây trồng. 2.5. Các chất phóng xạ làm ô nhiễm đất Các chất phóng xạ tồn tại trong đất thường là K40, Ra87, C14. Hiện nay người ta đã tìmthấy nhiều nguyên tố khác nhập vào đất nhưng trong đó chỉ có Sn90 và Cs137 là hai chất phóngxạ bền vững ở trong đất, chu kỳ bán huỷ của chúng là 28 và 30 năm. Theo tài liệu của Mỹ thìtrong đất Mỹ Sn90 và Cs137 có khoảng 150 và 240 milicuri trên 1 cây số vuông Anh. Hàm lượngK40 tự nhiên bình quân khoảng 20000 milicuri. Nói chung sự ô nhiễm của các chất đó đối với đất chưa nghiêm trọng nhưng nếu cócác chất phóng xạ do vũ khí nguyên tử phóng ra thì đất sẽ bị ô nhiễm nặng. 2.6. Các chất thải trong sinh hoạt làm ô nhiễm đất Ở các vùng dân cư đông đúc như các thành phố lớn, có nhiều chất thải sinh hoạt tậptrung trong các cống rãnh hoặc các bãi rác chưa được xử lý, trong quá trình phân giải xác hữucơ có thể sinh ra một số chất làm ô nhiễm đất, nhất là khi nông dân dùng nước bẩn đó đểtưới hoặc dùng các loại phân hữu cơ chưa được xử lý đầy đủ. 3. Các nguyên tố gây độc và sự chuyển hoá của chúng trong đất Sự ô nhiễm của các nguyên tố kim loại nặng có tính chất bán vĩnh cửu, vì vậy nếuđất mới bị ô nhiễm thì khó ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương XIII Ô NHIỄM ÐẤT Chương XIII Ô NHIỄM ÐẤT1. Khái niệm về ô nhiễm đất Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, nhiều đô thị và thành phốcũng được hình thành thì tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Khói thải từ cácnhà máy và các xe cơ giới làm ô nhiễm bầu không khí. Nước thải từ các nhà máy và khu dân cưđô thị làm ô nhiễm nguồn nước. Khi không khí và nước bị ô nhiễm thì đất cũng bị ô nhiễm. Trong nông nghiệp, chúng ta đã và đang sử dụng ngày càng nhiều các loại thuốc trừsâu, thuốc trừ cỏ và một số phân hoá học, một số trong các loại hoá chất đó cũng có thể gây ônhiễm đất. Hàm lượng các chất độc hại đó tích luỹ trong đất tới mức độ nào đó sẽ gây hạicho cây trồng và vi sinh vật đất, từ đó phá vỡ cân bằng sinh thái giữa đất và các hệ sinh tháikhác. Ô nhiễm đất không những làm giảm khả năng sản xuất của đất mà còn lấy đất làmđiểm xuất phát để ảnh hưởng tới thực vật, động vật và người - một số nguyên tố vi lượnghoặc siêu vi lượng có tính độc hại tích luỹ lại trong nông sản phẩm từ đó gây tác hại nghiêmtrọng đối với động, thực vật và người. Ô nhiễm đất còn làm hại đến môi trường khác như nước ngầm, nước mặt, không khí.Ví dụ, một số chất ô nhiễm có tính hoà tan trong nước, thấm xuống nước ngầm, hoặc có thểbị dòng nước di chuyển đi nơi khác tạo nên sự ô nhiễm nước trên mặt đất. Gió thổi có thểchuyển chất ô nhiễm đi xa làm cho diện tích ô nhiễm mở rộng hơn. Bởi vậy, ô nhiễm đấtcũng có thể trở thành nguồn ô nhiễn đối với nước và không khí. Muốn phòng chống ô nhiễm đất cần tìm hiểu nguồn gốc, số lượng, các dạng, sự dichuyển, sự chuyển hoá, sự tích luỹ và tiêu tan của các chất gây ô nhiễm.2. Nguồn gây ô nhiễm Nguồn gây ô nhiễm đất trước hết là từ nước và không khí, ngoài các chất đặc biệt donúi lửa phun ra còn có các chất thải trong công nghiệp và sinh hoạt (hơi thải, nước thải, cặnthải, phân hữu cơ, rác). Tất nhiên, phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, các khoáng sảnđang khai thác, các chất phóng xạ... cũng đều là các chất ô nhiễm từ bên ngoài vào đất.2.1. Tưới nước thải công nghiệp làm ô nhiễm đất Nông dân dùng nước thải công nghiệp từ các nhà máy ra hoặc nước cống thành phốđể tưới cho cây, tuy nước đó có thể làm tăng được một ít năng suất cây trồng nhưng nếu sửdụng không đúng, lâu dài tích luỹ lại có thể gây ô nhiễm đất, làm giảm độ màu mỡ của đấthoặc gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển cây trồng cũng như sức khoẻ của conngười và gia súc. Ví dụ, nếu dùng nước của một số nhà máy có chứa muối mặn, chất kiềmhoặc chất axit sẽ làm cho đất dần dần hoá mặn, hoá kiềm hoặc hoá chua từ đó làm giảm khảnăng sản xuất của đất. Nghiêm trọng nhất có nhà máy thải ra một số nguyên tố kim loạinặng như: Cd, Ni, Cr... Các nhà máy hoá chất, các xưởng sản xuất nông dược thải ra Hg, Pb, As. Các chất nàysau khi tích luỹ trong đất thì khó loại ra, có thể ảnh hưởng xấu cho cây. Do hoạt động của visinh vật, chúng có thể bị tiêu tan dần, nhưng dù chỉ nằm trong đất một thời gian ngắn vẫn gâyđộc hại. Những vùng mỏ đang khai thác như mỏ pyrit (FeS2), mỏ than chứa lưu huỳnh (S), sauoxy hoá sẽ sinh ra H2SO4 làm cho môi trường rất chua, ảnh hưởng xấu đến đất. Ðất bị nhiễmlưu huỳnh ban đầu trở nên chua nhiều làm giảm năng suất cây trồng, sau đó còn sinh ra cácmuối như sunphat sắt, nhôm hoặc mangan, bị các chất hữu cơ trong đất khử oxy tạo thành cáchợp chất sunphit lưu lại trong đất tiếp tục gây hại dưới dạng axit hoặc dạng lưu huỳnh. 2.2. Một số chất khí thải làm ô nhiễm đất Thường gặp nhất là SO2 hoặc HF do các nhà máy thải ra. Chất thứ nhất sinh ra axitH2SO4, chất thứ hai sinh ra axit HF. Chúng được nước mưa kéo xuống đất. Chất đầu có thểcho một vùng đất bị chua, chất sau có thể làm cho hàm lượng flo hoà tan trong đất tăng lên cóhại cho sức khoẻ của người và gia súc. 2.3. Các chất phế thải của công nghiệp làm ô nhiễm đất Các chất thải của các nhà máy và hầm mỏ thường chứa một số kim loại nặng hoặcmột số chất độc dạng hữu cơ và dạng axit, dạng bazơ hoặc các muối khác làm cho đất bị ônhiễm ở các kiểu khác nhau. Vấn đề này rất phổ biến ở các thành phố và khu công nghiệplớn. 2.4. Nông dược và phân bón làm ô nhiễm đất Các hợp chất clo hữu cơ trong nông dược dễ tồn lưu lại trong đất, nếu sử dụng liềulượng lớn và liên tục nhiều năm có thể gây ô nhiễm đất. Trong sản xuất phân hoá học, donguyên liệu không tinh khiết có thể đem lại một số nguyên tố có hại như công nghiệp sảnxuất phân lân liên tục với số lượng nhiều sẽ làm cho hàm lượng các nguyên tố Cd, As... tănglên gây ô nhiễm đất. Nếu dùng phân đạm dạng cyanamit canxi (CaCN2) có thể tồn lưu trongđất gây hại cho cây trồng. 2.5. Các chất phóng xạ làm ô nhiễm đất Các chất phóng xạ tồn tại trong đất thường là K40, Ra87, C14. Hiện nay người ta đã tìmthấy nhiều nguyên tố khác nhập vào đất nhưng trong đó chỉ có Sn90 và Cs137 là hai chất phóngxạ bền vững ở trong đất, chu kỳ bán huỷ của chúng là 28 và 30 năm. Theo tài liệu của Mỹ thìtrong đất Mỹ Sn90 và Cs137 có khoảng 150 và 240 milicuri trên 1 cây số vuông Anh. Hàm lượngK40 tự nhiên bình quân khoảng 20000 milicuri. Nói chung sự ô nhiễm của các chất đó đối với đất chưa nghiêm trọng nhưng nếu cócác chất phóng xạ do vũ khí nguyên tử phóng ra thì đất sẽ bị ô nhiễm nặng. 2.6. Các chất thải trong sinh hoạt làm ô nhiễm đất Ở các vùng dân cư đông đúc như các thành phố lớn, có nhiều chất thải sinh hoạt tậptrung trong các cống rãnh hoặc các bãi rác chưa được xử lý, trong quá trình phân giải xác hữucơ có thể sinh ra một số chất làm ô nhiễm đất, nhất là khi nông dân dùng nước bẩn đó đểtưới hoặc dùng các loại phân hữu cơ chưa được xử lý đầy đủ. 3. Các nguyên tố gây độc và sự chuyển hoá của chúng trong đất Sự ô nhiễm của các nguyên tố kim loại nặng có tính chất bán vĩnh cửu, vì vậy nếuđất mới bị ô nhiễm thì khó ...
Tài liệu có liên quan:
-
176 trang 295 3 0
-
14 trang 122 0 0
-
Tổng hợp nano ZnO sử dụng làm điện cực âm trong nguồn điện bạc - kẽm
5 trang 60 0 0 -
Giáo trình Thổ nhưỡng học: Phần 2 - TS. Lê Thanh Bồn
154 trang 58 0 0 -
11 trang 48 0 0
-
Báo cáo thực tập chuyên đề Vật liệu Ruby Al2O3 : Cr3+ nhâm tạo
25 trang 47 0 0 -
Bài tiểu luận: Ô nhiễm môi trường đất và các biện pháp khắc phục
30 trang 46 0 0 -
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG - Ô NHIỄM KÊNH NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ
28 trang 46 0 0 -
34 trang 43 0 0
-
Khả năng nghiên cứu và lợi ích ứng dụng biomarker ở Việt Nam
5 trang 39 0 0