Đặc điểm hình thái và phân bố của trùn chỉ (Limnodrilus hoffmeisteri Claparede, 1862) trong ao nuôi thủy sản nước ngọt
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.62 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này xác định đặc điểm hình thái và sinh khối của trùn chỉ, loài đóng vai trò là thức ăn tự nhiên trong ao nuôi thủy sản, góp phần đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn này. Nghiên cứu được thực hiện ở các ao nuôi cá của trại thực nghiệm Ninh Phụng- Ninh Hòa. Chiều dài của các cá thể thu được dao động từ 14-40mm, trung bình 21.34 ± 5,76mm, cơ thể phân đốt rõ ràng. Số lượng đốt của các cá thể dao động từ 47-85 đốt, trung bình là 60±10 đốt/cá thể. Trùn chỉ phân bố ở hầu hết các ao nuôi ngoại trừ ao cá trê phi. Mật độ loài L. hoffmeisteri trên tổng mật độ giun ít tơ thấp nhất (28,44 ± 4,25%) ở ao nuôi ghép, cao nhất ở ao ương giống cá rô phi bằng thức ăn chế biến chiếm 42,06 ± 8,36%.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm hình thái và phân bố của trùn chỉ (Limnodrilus hoffmeisteri Claparede, 1862) trong ao nuôi thủy sản nước ngọt Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ PHÂN BỐ CỦA TRÙN CHỈ (Limnodrilus hoffmeisteri Claparede, 1862) TRONG AO NUÔI THỦY SẢN NƯỚC NGỌT MORPHOLOGICAL CHARACTERISTICS AND DISTRIBUTION OF OLIGOCHAETE (Limnodrilus hoffmeisteri Claparede, 1862) IN FRESHWATER AQUACULTURE PONDS Nguyễn Đình Mão1, Đinh Thế Nhân2, Trương Thị Bích Hồng1, Nguyễn Thị Thúy1 Ngày nhận bài: 13/01/2016; Ngày phản biện thông qua: 25/5/2016; Ngày duyệt đăng: 15/12/2016 TÓM TẮT Nghiên cứu này xác định đặc điểm hình thái và sinh khối của trùn chỉ, loài đóng vai trò là thức ăn tự nhiên trong ao nuôi thủy sản, góp phần đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn này. Nghiên cứu được thực hiện ở các ao nuôi cá của trại thực nghiệm Ninh Phụng- Ninh Hòa. Chiều dài của các cá thể thu được dao động từ 14-40mm, trung bình 21.34 ± 5,76mm, cơ thể phân đốt rõ ràng. Số lượng đốt của các cá thể dao động từ 47-85 đốt, trung bình là 60±10 đốt/cá thể. Trùn chỉ phân bố ở hầu hết các ao nuôi ngoại trừ ao cá trê phi. Mật độ loài L. hoffmeisteri trên tổng mật độ giun ít tơ thấp nhất (28,44 ± 4,25%) ở ao nuôi ghép, cao nhất ở ao ương giống cá rô phi bằng thức ăn chế biến chiếm 42,06 ± 8,36%. Từ khoá: ao nuôi thủy sản, giun ít tơ, trùn chỉ (L. hoffmeisteri) ABSTRACT This study determined morphological characteristics and biomass of L.hoffmeisteri that played the role as a natural food in aquaculture pond, contributing to propose solution to efficient use this source of food. The study was carried out in the fish ponds of empirical farm at Ninh Phung -Ninh Hoa. The length of collected individuals varied from 14 to 40 mm, being average at 21.34 ± 5.76 mm, with clearly segmented body. The segment of individuals varied from 47 to 85, being average at 60±10 segments/individual. This species was distributed in most of the ponds except catfishes ones. Density of the species devided by oligochaete density was lowest (28.44 ± 4,25%) in polyculture ponds, highest in tilapia nursing ponds by processed food, taking 42.06 ± 8,36%. Keyword: aquaculture ponds, oligochaete, L. hoffmeisteri I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trùn chỉ không chỉ là thức ăn tự nhiên và yêu thích của hầu hết các loài cá ăn đáy mà chúng còn đóng vai trò rất quan trong trong quá trình chuyển hoá hợp chất hữu cơ dư thừa, cải tạo nền đáy, tiêu diệt mầm bệnh gây hại cho đối tượng nuôi thuỷ sản sống ở nền đáy ao. Bởi vì, giun đốt nói chung, trùn chỉ nói riêng 1 2 có sức tiêu hóa lớn. Một tấn trùn có thể phân hủy được 70-80 tấn rác hữu cơ, hoặc 50 tấn gia súc trong một quý [3]. Thêm vào đó, trong quá trình ăn bùn đáy, trùn ăn và tiêu diệt luôn cả các tác nhân gây bệnh có trong bùn. Phân của chúng là môi trường tốt cho các loại vi sinh vật hữu ích phát triển [2]. Ngoài ra, trùn chỉ còn là sinh vật chỉ thị sinh học rất tốt. Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM NHA TRANG UNIVERSITY • 85 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Chúng thường phân bố ở khu vực nền đáy có hàm lượng chất hữu cơ cao. Mật độ của trùn chỉ tăng cao khi thuỷ vực trở lên ô nhiễm hữu cơ. Do đó, thu mẫu xác định sinh khối của trùn chỉ trong ao nuôi thuỷ sản có thể biết được chất lượng nước ao nuôi. Từ đó có biện pháp điều chỉnh lượng thức ăn hoặc thả nuôi ghép các đối tượng khác nhau để vừa sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn đưa vào trong ao nuôi, vừa khai thác được nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao, đồng thời quản lý được chất lượng nước của thuỷ vực. Mặc dù, trùn chỉ có vai trò rất lớn đối với ao nuôi thuỷ sản nước ngọt nhưng có rất ít nghiên cứu về khả năng phân bố của chúng trong các dạng thuỷ vực này. Duy nhất, tác giả Thái Trần Bái cho thấy, trùn chỉ phân bố tự nhiên và có thể kết với nhau tạo thành búi màu hồng trong ao nuôi trồng thủy sản nói chung [1]. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm hình thái và khả năng phân bố, mật độ của trùn chỉ ở các ao nuôi thuỷ sản nhằm xác định nguồn lợi thức ăn tự nhiên trong ao, từ đó đề xuất giải pháp tận dụng nguồn thức ăn này để giảm lượng thức ăn đưa vào ao nuôi, giảm chi phí sản xuất góp phần nâng cao lợi nhuận trong nuôi trồng thủy sản các đối tượng nước ngọt. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Limnodrilus hoffmeisteri Claparede, 1862 2. Địa điểm nghiên cứu Đặc điểm hình thái và phân tích các yếu tố môi trường sinh thái được tiến hành tại phòng thí nghiệm sinh thái thuộc khu Công nghệ cao trường Đại học Nha Trang. Trùn chỉ được thu mẫu trong các ao nuôi thủy sản ở trại thực nghiệm Nuôi trồng thủy sản – Viện nuôi trồng thủy sản tại Ninh Hòa Khánh Hòa. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Thu mẫu Mẫu nước ở tầng giữa của thủy vực được thu bằng Batomet, sau đó dùng ống nhựa 86 • NHA TRANG UNIVERSITY Số 4/2016 hút nước vào chai nút mài 125ml và chai nhựa 500ml, cố định mẫu đưa về phòng thí nghiệm để phân tích các thô ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm hình thái và phân bố của trùn chỉ (Limnodrilus hoffmeisteri Claparede, 1862) trong ao nuôi thủy sản nước ngọt Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ PHÂN BỐ CỦA TRÙN CHỈ (Limnodrilus hoffmeisteri Claparede, 1862) TRONG AO NUÔI THỦY SẢN NƯỚC NGỌT MORPHOLOGICAL CHARACTERISTICS AND DISTRIBUTION OF OLIGOCHAETE (Limnodrilus hoffmeisteri Claparede, 1862) IN FRESHWATER AQUACULTURE PONDS Nguyễn Đình Mão1, Đinh Thế Nhân2, Trương Thị Bích Hồng1, Nguyễn Thị Thúy1 Ngày nhận bài: 13/01/2016; Ngày phản biện thông qua: 25/5/2016; Ngày duyệt đăng: 15/12/2016 TÓM TẮT Nghiên cứu này xác định đặc điểm hình thái và sinh khối của trùn chỉ, loài đóng vai trò là thức ăn tự nhiên trong ao nuôi thủy sản, góp phần đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn này. Nghiên cứu được thực hiện ở các ao nuôi cá của trại thực nghiệm Ninh Phụng- Ninh Hòa. Chiều dài của các cá thể thu được dao động từ 14-40mm, trung bình 21.34 ± 5,76mm, cơ thể phân đốt rõ ràng. Số lượng đốt của các cá thể dao động từ 47-85 đốt, trung bình là 60±10 đốt/cá thể. Trùn chỉ phân bố ở hầu hết các ao nuôi ngoại trừ ao cá trê phi. Mật độ loài L. hoffmeisteri trên tổng mật độ giun ít tơ thấp nhất (28,44 ± 4,25%) ở ao nuôi ghép, cao nhất ở ao ương giống cá rô phi bằng thức ăn chế biến chiếm 42,06 ± 8,36%. Từ khoá: ao nuôi thủy sản, giun ít tơ, trùn chỉ (L. hoffmeisteri) ABSTRACT This study determined morphological characteristics and biomass of L.hoffmeisteri that played the role as a natural food in aquaculture pond, contributing to propose solution to efficient use this source of food. The study was carried out in the fish ponds of empirical farm at Ninh Phung -Ninh Hoa. The length of collected individuals varied from 14 to 40 mm, being average at 21.34 ± 5.76 mm, with clearly segmented body. The segment of individuals varied from 47 to 85, being average at 60±10 segments/individual. This species was distributed in most of the ponds except catfishes ones. Density of the species devided by oligochaete density was lowest (28.44 ± 4,25%) in polyculture ponds, highest in tilapia nursing ponds by processed food, taking 42.06 ± 8,36%. Keyword: aquaculture ponds, oligochaete, L. hoffmeisteri I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trùn chỉ không chỉ là thức ăn tự nhiên và yêu thích của hầu hết các loài cá ăn đáy mà chúng còn đóng vai trò rất quan trong trong quá trình chuyển hoá hợp chất hữu cơ dư thừa, cải tạo nền đáy, tiêu diệt mầm bệnh gây hại cho đối tượng nuôi thuỷ sản sống ở nền đáy ao. Bởi vì, giun đốt nói chung, trùn chỉ nói riêng 1 2 có sức tiêu hóa lớn. Một tấn trùn có thể phân hủy được 70-80 tấn rác hữu cơ, hoặc 50 tấn gia súc trong một quý [3]. Thêm vào đó, trong quá trình ăn bùn đáy, trùn ăn và tiêu diệt luôn cả các tác nhân gây bệnh có trong bùn. Phân của chúng là môi trường tốt cho các loại vi sinh vật hữu ích phát triển [2]. Ngoài ra, trùn chỉ còn là sinh vật chỉ thị sinh học rất tốt. Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM NHA TRANG UNIVERSITY • 85 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Chúng thường phân bố ở khu vực nền đáy có hàm lượng chất hữu cơ cao. Mật độ của trùn chỉ tăng cao khi thuỷ vực trở lên ô nhiễm hữu cơ. Do đó, thu mẫu xác định sinh khối của trùn chỉ trong ao nuôi thuỷ sản có thể biết được chất lượng nước ao nuôi. Từ đó có biện pháp điều chỉnh lượng thức ăn hoặc thả nuôi ghép các đối tượng khác nhau để vừa sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn đưa vào trong ao nuôi, vừa khai thác được nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao, đồng thời quản lý được chất lượng nước của thuỷ vực. Mặc dù, trùn chỉ có vai trò rất lớn đối với ao nuôi thuỷ sản nước ngọt nhưng có rất ít nghiên cứu về khả năng phân bố của chúng trong các dạng thuỷ vực này. Duy nhất, tác giả Thái Trần Bái cho thấy, trùn chỉ phân bố tự nhiên và có thể kết với nhau tạo thành búi màu hồng trong ao nuôi trồng thủy sản nói chung [1]. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm hình thái và khả năng phân bố, mật độ của trùn chỉ ở các ao nuôi thuỷ sản nhằm xác định nguồn lợi thức ăn tự nhiên trong ao, từ đó đề xuất giải pháp tận dụng nguồn thức ăn này để giảm lượng thức ăn đưa vào ao nuôi, giảm chi phí sản xuất góp phần nâng cao lợi nhuận trong nuôi trồng thủy sản các đối tượng nước ngọt. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Limnodrilus hoffmeisteri Claparede, 1862 2. Địa điểm nghiên cứu Đặc điểm hình thái và phân tích các yếu tố môi trường sinh thái được tiến hành tại phòng thí nghiệm sinh thái thuộc khu Công nghệ cao trường Đại học Nha Trang. Trùn chỉ được thu mẫu trong các ao nuôi thủy sản ở trại thực nghiệm Nuôi trồng thủy sản – Viện nuôi trồng thủy sản tại Ninh Hòa Khánh Hòa. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Thu mẫu Mẫu nước ở tầng giữa của thủy vực được thu bằng Batomet, sau đó dùng ống nhựa 86 • NHA TRANG UNIVERSITY Số 4/2016 hút nước vào chai nút mài 125ml và chai nhựa 500ml, cố định mẫu đưa về phòng thí nghiệm để phân tích các thô ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đặc điểm hình thái trùn chỉ Đặc điểm phân bố trùn chỉ Ao nuôi thủy sản nước ngọt Thủy sản nước ngọt Ao nuôi thủy sảnTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Nuôi trồng thủy sản - PGS.TS. Nguyễn Thanh Phương (chủ biên)
59 trang 69 0 0 -
Kỹ thuật nuôi lươn đồng - Dương Nhựt Long
114 trang 46 0 0 -
Quản lí chất lượng nước và xử lí ao nuôi thủy sản
0 trang 37 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Địa lí - Đề số 02
6 trang 25 0 0 -
Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản - NXB Giáo dục
241 trang 25 0 0 -
Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - Chương 2
11 trang 23 0 0 -
Nghệ thuật nuôi đặc sản nước ngọt
147 trang 22 0 0 -
Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - Chương 1
20 trang 21 0 0 -
Sinh thái phân bố của Moina (Moina macrocopa Straus, 1820) trong ao nuôi thủy sản nước ngọt
7 trang 20 0 0 -
Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - Chương 5
5 trang 20 0 0