Danh mục tài liệu

Đại cương Lịch sử Triết học - ThS. Hoàng Ngọc Vĩnh

Số trang: 74      Loại file: doc      Dung lượng: 591.00 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đại cương Lịch sử Triết học giới thiệu các đặc điểm cơ bản của Triết học phương Tây qua các thời kì, triết học Trung Quốc cổ đại và triết học Ấn Độ cổ trung đại, cũng như giới thiệu các đặc điểm cơ bản của Lịch sử tư tưởng Việt Nam qua các thời kì lịch sử. Tài liệu không giới thiệu tất cả các nội dung thuộc về lịch sử triết học. Mời bạn đọc tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đại cương Lịch sử Triết học - ThS. Hoàng Ngọc VĩnhĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2004 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA ---- & ---- ̀ ̣ ̃ THS HOANG NGOC VINH ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC HUẾ - 09 / 2004 ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2004 2 LỜI NGÕ Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viêntrường Đại học Y Khoa Huế về “Đại cương Lịch sử triết học”, theosự phân công của Bộ môn Triết học, Khoa Mác - Lênin, Trường Đạihọc Khoa học Huế, từ tháng 10/2001 chúng tôi biên soạn và cho ra mắtcác cuốn “Đại cương Lịch sử Triết học Phương Đông và Việt Nam”.Cuốn “Đại cương Lịch sử Triết học” ra mắt bạn đọc lần này có kếthừa, bổ sung và sửa chữa đầy đủ hơn lần trước. Do soạn giảng cho chương trình 30 tiết, nên chúng tôi chỉ giớithiệu các đặc điểm cơ bản của Triết học phương Tây qua các thời kỳ,triết học Trung Quốc cổ đại và triết học Ấn Độ cổ trung đại, cũng nhưchỉ giới thiệu các đặc điểm cơ bản của Lịch sử tư tưởng Việt Nam quacác thời kỳ lịch sử, mà không giới thiệu tất cả các nội dung thuộc vềLịch sử triết học. Mặc dù đã có nhiều cố gắng biên soạn theo quyết định số 3244/GD - ĐT ngày 12/ 09/ 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo,song cuốn sách cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rấtmong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, đọc giả xa, gầnđể cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! Huế, tháng 09 năm 2004 Tác giả ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2004 3 CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY 1.1. TRIẾT HỌC HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI Sự phát triển của triết học La-mã và Hy-lạp cổ đại được chia thành ba thờikỳ: - Thời kỳ tiền Socrate: Trước thế kỷ IV tcn với các trường phái triết học tiêubiểu là Milê, Pitago, Hêraclit, Êlê... Thời kỳ này các nhà triết học đồng thời cũng làcác nhà khoa học tự nhiên. Vấn đề được các nhà triết học quan tâm hàng đầu là vấnđề bản thể luận. - Thời kỳ Socrate: Từ thế kỷ IV tcn đến thế kỷ III tcn, đây là thời kỳ cựcthịnh của triết học Hy-La, với các triết gia nổi tiếng Socrat, Platon, Aristote,Democrite và vấn đề mà họ quan tâm trong triết học của mình là vấn đề con người. - Thời kỳ Hy Lạp hoá: Đây là thời kỳ Hy Lạp bị La Mã chinh phục về lãnhthổ, nhưng La Mã lại bị Hy Lạp khuất phục bởi những giá trị của nề văn hoá rực rỡcủa Hy Lạp cổ đại. Giai đoạn này các nhà triết học lãng tránh những vấn đề trung tâm của triếthọc, mà chìm đắm với những suy tư về định mệnh, chìm đắm trong đời sống tìnhcảm và ham muốn... nó báo hiệu cho sự suy tàn của triết học Hy-La. Triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại có các đặc điểm sau: - Là sự kết tinh những gi tinh tuý nhất của nhận thức tổng hợp nhân loại từcộng sản nguyên thuỷ đến chiếm hữu nô lệ ở phương Tây, nó dung chứa hầu hếtcác vấn đề cơ bản của thế giới quan, dù chưa thoát khỏi trạng thái phôi thai mộcmạc, nhưng vô cùng phong phú và đa dạng. - Con người là vấn đề trung tâm của triết học, nhưng chỉ là con người cáthể. Giá trị thẩm định con người mới chỉ chủ yếu là đạo đức, giáo tiếp và nhậnthức. - Tính duy vật tự phát và biện chứng sơ khai là một trong các đặc điểm nổitrội của triết học Hy-La cổ đại. 1.2. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI TRUNG CỔ THẾ KỶ V ĐẾN THẾ KỶ XV: Sự hình thành của triết học Tây Âu trung cổ không tách rời những ảnhhưởng của triết học Cơ đốc giáo từ thế kỷ II đến thế kỷ IV (với các triết gia tiêubiểu là Téc-tu-liêng, Au-guyt-xtanh). Triết học kinh viện là điểm nổi bật của triếthọc Tây Âu thời trung cổ và nó chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết học Platon,Arixtote. Sự phát triển của triết học Tây Âu thời trung cổ có thể chia thành ba thời kỳ:Thời sơ khai (IX-XII với các triết gia Giăng-Scốt, A-sen-me-de-Khan-to-be-ry, An-bê-la), Thời hưng thịnh (XII-XIII với các triết gia An-be-lơ-Grăng, Tô-mát-Đa-canh),Thời suy tàn (XIV-XV với các triết gia Rô-giê-Bê-cơn, Đôn-xcốt, Ốc-Cam). Những đặc điểm cơ bản của triết học Tây Âu thời Trung cổ là: - Là tiếng đồng vọng của tôn giáo, là sự biện minh của thần học. Đây là thờikỳ triết học phục tùng thần học và phục vụ tôn giáo, trên thực tế triết học đã là đầytớ của thần học và tôn giáo. - Trung tâm của triết học Tây Âu thời trung cổ là mối quan hệ giữa niềm tinvà tri thức: Triết lý thuần tuý, tư biện bị vấp chắn bởi các chân lý đời thường;Triết lý kinh viện bị nan giải khi lấy niềm tin làm tiền đề giải quyết các mối quan ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2004 4hệ riêng - chung; Đức tin đã không thể giải thích được tại sao con người luôn tưduy bằng khái niệm tro ...