Danh mục tài liệu

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh Ninh Bình

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 350.75 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh Ninh Bình" nhằm đề xuất cơ chế hợp tác bảo vệ nguồn nước, tăng cường thực thi pháp luật, thanh tra, kiểm tra về tài nguyên nước dưới đất, đặc biệt là cấp phép và quản lý sau cấp phép các loại giấy phép về tài nguyên nước; Đề xuất xây dựng mạng giám sát chất lượng nước dưới đất. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh Ninh Bình HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ERSD 2022) Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh Ninh Bình Nguyễn Đức Huy1,*, Thân Văn Đón2 1 Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trườngTÓM TẮTTổng hợp đánh giá hiện trạng tài nguyên nước dưới đất (NDĐ) tỉnh Ninh Bình về chất lượng và trữ lượng;Tính toán, tổng hợp hiện trạng tài nguyên nước dưới đất tỉnh Ninh Bình bằng phương pháp mô hình dòngchảy và phương pháp giải tích; đánh giá chất lượng nước dưới đất; Khoanh định các vùng nhiễm mặn, vùngô nhiễm, hiện trạng ô nhiễm của NDĐ, dự báo xâm nhập mặn của tầng chứa nước qp bằng phương phápmô hình dòng chảy; Khoanh định các vùng hạn chế khai thác cho từng tầng chứa nước nhằm khai thác bềnvững NDĐ, không làm cạn kiệt nguồn nước, không làm gia tăng sự ô nhiễm của NDĐ; Đề xuất cơ chế hợptác bảo vệ nguồn nước, tăng cường thực thi pháp luật, thanh tra, kiểm tra về tài nguyên nước dưới đất, đặcbiệt là cấp phép và quản lý sau cấp phép các loại giấy phép về tài nguyên nước; Đề xuất xây dựng mạnggiám sát chất lượng nước dưới đất.Từ khóa: Hiện trạng tài nguyên nước; chất lượng; trữ lượng.1. Đặt vấn đề Nằm ở vị trí chuyển tiếp từ Bắc Bộ sang Bắc Trung Bộ, phía bắc Ninh Bình giáp Hà Nam, Hòa Bình,phía đông giáp Nam Định, phía tây giáp Thanh Hóa, phía đông nam giáp biển Đông. Tổng diện tích tựnhiên của Ninh Bình là 1.387,10 Km2 với 8 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: Thành phố Ninh Bình,Thành phố Tam Điệp, huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh và Kim Sơn. Dân số trênđịa bàn tỉnh Ninh Bình tính đến năm 2020 theo Niên giám thống kê là 993.921 người. Trong những năm qua, cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đạt mức khá (Năm 2021, tốc độ tăngtrưởng GRDP đạt 5,73%, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp),nhu cầu sử dụng nước của Ninh Bình cho các ngành nghề sản xuất cũng không ngừng gia tăng, điều đó đãdẫn đến mâu thuẫn, cạnh tranh giữa các ngành sử dụng nước. Khai thác tài nguyên nước quá mức, nhất làNDĐ đã dẫn tới sự cạn kiệt quá mức suy giảm trữ lượng NDĐ, đồng thời do hoạt động xả thải vào nguồnnước chưa có sự kiểm soát đã dẫn tới việc làm ô nhiễm nguồn NDĐ trên địa bàn tỉnh. Để bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh nhằm khai thác bền vững nguồn tài nguyên quý giánày cần thiết phải đánh giá được hiện trạng nguồn tài nguyên nước dưới đất nhằm bảo vệ và thống nhấttrong cách quản lý và giám sát chất lượng, trữ lượng nước dưới đất. Cơ sở lý thuyết - Để tính toán trữ lượng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, đã sử dụng các phương pháp tínhtoán sau: + Phương pháp mô hình dòng chảy: Ứng dụng mô hình dòng chảy Visual Modflow để mô hình hóa, tínhtoán trữ lượng đối với các tầng chứa nước bở rời bao gồm 03 tầng chứa nước chính là tầng chứa nướcHolocen trên (qh2), tầng chứa nước Holocen dưới (qh1) và tầng chứa nước Pleistocen (qp); + Phương pháp giải tích: tính toán trữ lượng cho các tầng chứa nước khe nứt lục nguyên, khe nứt – karstgồm tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích lục nguyên Neogen (n); tầng chứa nước khe nứt- khe nứt Karsttrong trầm tích Tri-as giữa, hệ thống Đồng giao (t2); tầng chứa nước khe nứt-khe nứt karst trong trầm tíchTrias dưới hệ tầng Cò Nòi - Tân Lạc (t1). - Tiếp cận hiện trạng tài nguyên nước của tỉnh Ninh Bình thông qua việc điều tra, đánh giá khai thác, sửdụng nước, đã sử dụng kết quả nghiên cứu, hút nước thí nghiệm của 55 lỗ khoan trong TCN qh2, 11 lỗkhoan trong TCN qh1, 11 lỗ khoan trong TCN qp, 4 lỗ khoan trong TCN n, 11 lỗ khoan trong TCN qp, 75lỗ khoan trong TCN t2, 38 lỗ khoan trong TCN t1* Tác giả liên hệEmail: duchuy25282@gmail.com 227 - Tiếp cận hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là một số vùng khókhăn về nước sinh hoạt. - Tiếp cận các quy định của văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên nước để thực hiện và đềxuất các nội dung cho phù hợp và đúng quy định hiện hành; - Tiếp cận sự đồng thuận của các các cơ quan quản lý, hộ dùng nước chính thông qua hội thảo lấy ý kiếnvề các vấn đề đã được xác định và các quy hoạch tài nguyên nước thành phần. Các phương pháp sử dụng để thực hiện các nội dung công việc: - Phương pháp kế thừa. - Phương pháp nghiên cứu hiện trường, điều tra khảo sát. - Phương pháp thu thập, thống kê, phân tích tài liệu. - Phương pháp kinh nghiệm. - Phương pháp mô hình toán. - Phương pháp chuyên gia, tổ chức hội thảo. - Kỹ thuật viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS).2. Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình2.1. Đặc điểm tài nguyên nước dưới đất Các tầng chứa nước chính trên địa bàn tỉnh Ninh Bình bao gồm: a. Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích đệ tứ không phân chia (q). - Phân bố ở các huyện vùng núi Nho Quan, Tam Điệp ở các vùng thấp, thung lũng giữa núi. - Thành phần đất đá hỗn hợp: Sạn, sỏi, cát lẫn sét, các mảnh dăm phong hóa từ đá gốc, tảng lăn. - Đây là tầng chứa nước nghèo, chỉ có giá trị cung cấp cho hộ gia đình hoặc tập thể nhỏ. b. Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Holocen trên, hệ tầng Thái Bình (qh2) Đây là tầng chứa nước thứ nhất kể từ mặt đất. Chúng phân bố rộng ở các huyện Kim Sơn, Yên Khánh,Yên Mô… Diện tích tổng cộng khoảng 650,0 km2. Thành phần thạch học là cát bột sét, bộ cát lẫn sét. Khảnăng chứa nước kém nên xếp vào loại nghèo nước, không dùng để cung cấp cho nơi có nhu cầu, quy môvừa và lớn, chỉ có thể dùng cung cấp cho quy mô hộ gia đình và tập thể ít người. c. Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Holocen trên, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: