Danh mục

Dạy học theo dự án – một hướng đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 576.65 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Vì vậy, việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cần bắt đầu từ đổi mới bậc học này. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu hình thức dạy học theo dự án và qui trình tổ chức hình thức dạy học này như một định hướng đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non, đáp ứng yêu cầu của quan điểm tích hợp giáo dục theo chủ đề.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học theo dự án – một hướng đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non DẠY HỌC THEO DỰ ÁN – MỘT HƯỚNG ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON NGUYỄN TUẤN VĨNH 1 - TẠ THỊ KIM NHUNG 2 LÊ THỊ NHUNG - TRẦN VIẾT NHI 2 - HOÀNG PHƯƠNG TÚ ANH 3 1 Khoa Giáo dục Mầm non, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0989 078 179, Email: nguyentuanvinh.huce@gmail.com 2 Khoa Giáo dục Mầm non, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế 3 Khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế 2 Tóm tắt: Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Vì vậy, việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cần bắt đầu từ đổi mới bậc học này. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu hình thức dạy học theo dự án và qui trình tổ chức hình thức dạy học này như một định hướng đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non, đáp ứng yêu cầu của quan điểm tích hợp giáo dục theo chủ đề. Từ khóa: Dạy học theo dự án, hoạt động giáo dục, trường mầm non 1. MỞ ĐẦU Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam với mục tiêu là “giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” (Luật giáo dục, 2005). Vì vậy, quá trình đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ bậc học đầu tiên này và liên thông đến các bậc học tiếp theo để tạo nên sự thống nhất, bền vững và toàn diện. Đáp ứng yêu cầu đổi mới đó, ngành GDMN đã không ngừng nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ với ngày càng nhiều các hình thức tổ chức hoạt động được nghiên cứu và áp dụng. Trong đó, nổi bật nhất là hình thức giáo dục tích hợp theo chủ đề đã được áp dụng ở bậc học mầm non từ năm 1995 và tiếp tục được khẳng định và làm rõ nét trong Chương trình GDMN hiện hành được thực hiện từ năm 2009 (Chu Thị Hồng Nhung, 2014) [6]. Tư tưởng tích hợp giáo dục này đã xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX và đã được áp dụng rộng rãi trong GDMN ở Anh, Mĩ, Úc, Pháp, Singapore, Hàn quốc... (Nguyễn Thị Hoà, 2012) [4]. Hình thức này được hiểu như là việc đan cài, lồng ghép, đan xen các hoạt động giáo dục theo chủ đề một cách tự nhiên, hài hòa dựa vào nhu cầu, hứng thú và nguyện vọng của trẻ. Trong đó, một hoạt động giữ vai trò chủ đạo, còn các hoạt động khác được tích hợp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ. Với hình thức tổ chức hoạt động giáo dục này, trẻ được tạo cơ hội vận dụng những điều đã biết vào hoàn cảnh thực tiễn của cuộc sống, có thể trực tiếp lựa chọn nội dung, phương pháp thuận lợi và phù hợp để khám phá thế giới xung quanh. Từ đó, hiểu biết của trẻ được tăng cường và mở rộng, tính tích cực, chủ động, sáng tạo được phát huy. Như vậy, tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề phù hợp đặc điểm tâm sinh lý và mục tiêu phát triển toàn diện trẻ mầm non, tạo điều kiện tự chủ cho các cơ sở GDMN và giáo viên (GV), đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục. Tuy Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(41)/2017: tr. 71-80 Ngày nhận bài: 04/01/2017; Hoàn thành phản biện: 15/3/2017; Ngày nhận đăng: 30/3/2017 72 NGUYỄN TUẤN VĨNH và cs. nhiên, trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, quan điểm này không được thực hiện đầy đủ và hiệu quả, hình thức giáo dục tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định, tính tích cực khám phá và học tập ở trẻ chưa được thể hiện rõ nét. Dạy học theo dự án (DHTDA) là mô hình/phương pháp tổ chức hoạt động dạy học được nghiên cứu và áp dụng từ lâu trên thế giới từ bậc mầm non đến đại học ở những mức độ khác nhau. Bản chất của mô hình này là lấy người học làm trung tâm, người học làm chủ toàn bộ quá trình giáo dục và dạy học từ việc đề ra mục tiêu, nội dung, phương pháp, tiến hành hoạt động và trình bày, đánh giá kết quả. Ở Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây, DHTDA đã được nghiên cứu và ứng dụng. Tuy nhiên, quá trình này chỉ thực hiện nhỏ lẻ, không chính qui, không hệ thống và chủ yếu chỉ ở bậc trung học và đại học. Gần như chưa có một định hướng nào cho việc áp dụng phương pháp này ở GDMN. Việc nghiên cứu, tìm hiểu để tìm ra sự tương đồng và tính khả thi của DHTDA với quan điểm giáo dục tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non hiện nay, từ đó đề xuất qui trình tổ chức các dự án hoạt động cho trẻ là một việc làm cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn, góp phần vào quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay. 2. DẠY HỌC THEO DỰ ÁN – MỘT HƯỚNG ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON 2.1. Thực trạng và nhu cầu đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non hiện nay Để tìm hiểu thực trạng và nhu cầu đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 30 cán bộ quản lí và 150 GV mầm non ở 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Kết quả điề ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: