Danh mục

Dạy văn ở tiểu học - Phần 17

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 303.93 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

+ Phân tích một số câu thơ tự chọn của Trần Đăng Khoa. + Nêu cách hiểu của mình về một vài bài thơ của Trần Đăng Khoa đã được sử dụng trong chương trình Tiếng Việt tiểu học. Hoạt động 5: Tìm hiểu về tác giả Phạm Hổ và tập thơ Chú bò tìm bạn (2 tiết) Thông tin cho hoạt động 5: + Những điều cần biết về tác giả Phạm Hổ: Ông còn có bút danh là Hồ Huy, sinh ngày 28-11-1926 tại xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thuở nhỏ, Phạm Hổ học...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy văn ở tiểu học - Phần 17 + Phân tích một số câu thơ tự chọn của Trần Đăng Khoa. + Nêu cách hiểu của mình về một vài bài thơ của Trần Đăng Khoa đãđược sử dụng trong chương trình Tiếng Việt tiểu học.Hoạt động 5: Tìm hiểu về tác giả Phạm Hổ và tập thơ Chú bò tìm bạn (2tiết) Thông tin cho hoạt động 5: + Những điều cần biết về tác giả Phạm Hổ: Ông còn có bút danhlà Hồ Huy, sinh ngày 28-11-1926 tại xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh BìnhĐịnh. Thuở nhỏ, Phạm Hổ học ở trường làng, sau đó là ở Tam Kỳ, Huế, rồihọc trung học tại trường Quốc học Quy Nhơn. Năm 1943, ông đỗ ThànhChung, chưa kịp thi Tú Tài thì cách mạng tháng Tám thành công, ông thamgia hoạt động thông tin tuyên truyền tại Quy Nhơn, sau đó làm thư kíthường trực ở Chi hội văn hoá cứu quốc Bình Định do nhà thơ Trần MaiNinh làm Chi hội trưởng. Năm 1947, ông làm biên tập viên báo tin tức BìnhĐịnh rồi được cử đi học lớp hội hoạ kháng chiến liên khu năm do hoạ sĩNguyễn Đỗ Cung phụ trách. Sau đó, ông làm cán bộ sáng tác của Chi hộivăn nghệ liên khu năm và được bầu làm Uỷ viên Ban chấp hành Đoàn hộihọa liên khu năm. Năm 1949-1950, ông được cử đi dự Hội nghi văn nghệ ởViệt Bắc cùng với nhà văn Nguyễn Văn Bổng và được bầu làm Uỷ viên dựkhuyết Ban chấp hành Chi hội văn nghệ liên khu năm. Năm 1955, ông tập kết ra Bắc, làm công tác đối ngoại ở Hội văn nghệTrung ương. Ông là một trong các thành viên (cùng với Nguyễn Huy Tưởng,Võ Quảng, Tô Hoài…) sáng lập ra Nhà xuất bản Kim Đồng (1957), có nhiềuđóng góp cho sự phát triển của nhà xuất bản. Năm 1960, ông làm biên tậpviên tại Nhà xuất bản Văn học. Từ 1965-1983, ông làm biên tập viên tại tuần 254báo Văn học (báo Văn nghệ ngày nay). Năm 1983, ông công tác tại Hội nhàvăn, tiểu ban Văn học thiếu nhi và làm công tác đối ngoại. Trước khi nghỉhưu năm 1994, ông là Chủ tịch Hội đồng Văn học thiếu nhi và Phó trưởngban đối ngoại Hội nhà văn Việt Nam. Ông là một nhà văn vừa viết cho người lớn, vừa viết cho trẻ em vớinhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, phê bình văn học…Nhưng têntuổi ông được khẳng định bởi các tác phẩm viết cho trẻ em. Sáng tác cho trẻem của ông đã được tuyển thành các tập: Chú bò tìm bạn (thơ); Cây bánhtét của người cô (truyện ngắn); Chuyện hoa, chuyện quả (truyện cổ tíchmới); Nàng tiên nhỏ thành ốc (kịch). Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã nhận được nhiều giảithưởng: Giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi (1957-1958) với tậpthơ Chú bò tìm bạn; Giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi(1967-1968) với tập thơ Chú vịt bông; Giải chính thức về thơ viết cho thiếu nhi củaHội đồng Văn học thiếu nhi, Hội nhà văn Việt Nam (1985) với tập thơNhững người bạn im lặng; Giải thưởng cuộc thi sáng tác kịch bản cho thiếunhi do Hội nghệ sĩ sân khấu tổ chức (1986) với vở kịch Nàng tiên nhỏ thànhốc…Một số tập thơ của ông đã được dịch ra tiếng Nga, Trung Quốc, Pháp,Đức. Ông còn là dịch giả của nhiều tác phẩm thơ, truyện thiếu nhi. Năm1993, ông đã tổ chức triển lãm tranh của mình. Tuy nhiên, ông quan niệm:Theo lời khuyên của nhà thơ Trần Mai Ninh, tôi học vẽ chỉ cốt để làm thơhay hơn mà thôi. Các bài thơ của Phạm Hổ được sử dụng trong chương trình TiếngViệt tiểu học mới: Mẹ, mẹ ơi, cô bảo (lớp 1); Đàn gà mới nở (lớp 2); Đôique đan (lớp 4). (Chương trình Cải cách giáo dục trước đây có bài Chú bòtìm bạn). 255 + Về tập thơ Chú bò tìm bạn: Nội dung bao trùm nhất trong thơPhạm Hổ là tình bạn. Nó được khái quát từ các nhân vật và mối quan hệgiữa các nhân vật trong thơ ông. Viết cho trẻ em, ông đã tái hiện thế giới trẻthơ qua hình ảnh những người bạn đặc biệt đáng yêu gần gũi mà các em vẫntiếp xúc hàng ngày. Đó là Những người bạn nhỏ (tên một tập thơ nhỏ củaông): những con vật nuôi ngộ nghĩnh như chó, mèo, gà, thỏ, trâu, bò, dê,ngỗng…Là Bạn trong vườn (tên một tập thơ khác): thế giới cỏ cây hoa lá cómặt quanh ta như chuối, hồng, bưởi, cam, nhãn, vải, thị, lựu, mít, dừa…LàNhững người bạn im lặng (tên một tập thơ khác): thế giới đồ vật âm thầmlàm những việc có ích cho đời như chổi, đinh, hộp thư, que đan, bảng chỉđường…Là Những người bạn hay kêu (tên một tập thơ khác): thế giới củaâm thanh cuộc sống như tàu hoả, xe chữa cháy, rađiô, máy khâu… Ngoài việc kể tên hoặc miêu tả đặc điểm nổi bật của đối tượng, cungcấp cho trẻ em những bài học tự nhiên và xã hội sinh động, nhà thơ còn giúpcác em làm quen với những người bạn mới, cũng tốt bụng và đáng yêu nhưcác em vậy. Mỗi bài thơ là một câu chuyện nhỏ xinh, một tiếng cười hómhỉnh, tuy vậy không vì thế mà kém phần triết lí, giúp trẻ tiếp cận với nhiềuchuyện rất thật, mà lạ vô cùng. Ông tâm sự: “Tôi đặc biệt chú ý tới tình bạntrong đời sống con người. Trong hơn mười tập thơ viết cho các em, đã cósáu tập tôi viết về tình bạn”. Có thể nói, tình bạn đã tạo nên phong cách thơPhạm Hổ. Từ điểm xuất phát là tình bạn, ông đã đề cập một cách gợi cảm,sinh động tới tình yêu thiên nhiên, tình mẹ con, bà cháu, tình cảm yêutrường, yêu lớp học… những tình cảm thiêng liêng luôn cần được vun đắptrong cuộc sống trẻ thơ. ấn tượng mà nội dung thơ Phạm Hổ đem lại là những bất ngờ, thú vịtrong cuộc sống trẻ thơ đầy nhầm lẫn, tò mò và thắc mắc. Ông đặc biệt chúý miêu tả các tình huống có khả năng bộc lộ sự ngây thơ, ngộ nghĩnh để giới 256thiệu một thứ lôgic riêng chỉ tồn tại trong thế giới tuổi thơ, đó là lôgic củathơ ngây. Vì vậy, tiếp xúc với những nhân vật trong thơ ông, trẻ em nhưđược nhìn thấy chính mình. Đây là một chú Bê đòi bú, chỉ thích làm nũng mẹ: - Nhanh cho con bú tí Đói, đói rồi mẹ ơi! - Gì mà nhặng lên thế Mới nhả vú đấy thôi - Nhả vú là đói rồi Mẹ ơi con bú tí!!! Một chú bò thật thà, ngốc nghếch, dễ thương: Bò ra sông uống nước, Thấy bóng mình ngỡ ai Bò chào : Kìa anh bạn Lại gặp anh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: